Nhân vật khác 82-

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài (Trang 82)

7. Cấu trúc của luận văn 14-

3.2.2. Nhân vật khác 82-

Với một hệ thống các tác phẩm phong phú, nhiều thể loại, nhiều nguồn, thể hiện quan niệm sống của nhiều khu vực, nhiều địa bàn đất nước, truyện dân gian viết lại giành cho thiếu nhi của Tô Hoài bao gồm một thế giới nhân vật hết

sức đông đảo. Ở đó có thế giới con người là trí thức, nho sĩ, quan lại, những người lao động bình thường, có kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác, người thiện, đủ mọi lứa tuổi, giới tính. Về cơ bản, những nhân vật này của Tô Hoài mang trong mình nó đầy đủ các phẩm chất nhân vật (cả hai tuyến) mà ta thường thấy trong các truyện cổ.

Bên cạnh các nhân vật là con người, thế giới nhân vật của Tô Hoài cũng bao gồm hệ thống các sự vật, loài vật. Và những nhân vật đó cũng mang đầy đủ những “đức tính” của nhân vật trong những truyện xưa.

Tuy nhiên, như ta biết, là nhân vật chức năng, các nhân vật trong truyện cổ phần lớn được xây dựng hết sức sơ sài. Đấy phần lớn là những nhân vật phiếm chỉ, không có tên tuổi, nguồn gốc xuất thân. Đơn giản, đấy là một mụ dì ghẻ, là một chàng ngốc, một anh học trò, một cô bé mồ côi… Họ là những nhân vật thuộc loại hình nhân vật truyện dân gian, mang màu sắc chung chung. Sự tiêu biểu của họ là sự tiêu biểu mang tính chất loại hình, mỗi nhân vật là tiêu biểu của một kiểu, dạng, một loại hình nhân vật trong hệ thống. Các nhân vật cũng xuất hiện không có lí lịch. Họ chủ yếu xuất thân ở một làng nọ, hay trong một gia đình nọ. Ngoại hình, tính cách nhân vật cũng không mấy khi được chú ý miêu tả. Nếu có thì cũng chỉ là “một anh trai cày khỏe mạnh”, “một cô gái đẹp người, đẹp nết”… Nhân vật trong truyện cổ không mang vẻ đẹp cụ thể, vẻ đẹp của họ chỉ nhằm để cho người ta biết đấy là đẹp mà thôi.

Những nhân vật ấy khi bước vào các tác phẩm của Tô Hoài, mặc dù vẫn giữ nguyên những nét của dân gian về cơ bản, nhất là trên bình diện vai trò của nó với sự vận hành cốt truyện, các phạm trù tính cách mà nó đại diện, nhưng Tô Hoài cũng đã thêm vào đó những đặc điểm để nhân vật mang dáng nét của riêng mình. Thế giới nhân vật của Tô Hoài vì thế có sự đa dạng nhưng thống nhất, phong phú.

Có thể chỉ ra trong các truyện dân gian viết lại của Tô Hoài các loại nhân vật như nhân vật phiếm chỉ, nhân vật có tên tuổi cụ thể, nhân vật loài vật. Nhân

vật phiếm chỉ là những nhân vật không có tên tuổi rõ ràng, cụ thể kiểu “một người đàn bà nọ”, “một chàng trai trẻ”, “một cậu bé mồ côi”… Loại nhân vật này tồn tại trong các tác phẩm như Gái ngoan dạy chồng, Lấy vợ cóc, Trả ân

báo, Cây nêu ngày tết, Cây tre trăm đốt… Nếu các nhân vật này trong các tích

truyện dân gian được miêu tả khá chung chung và mờ nhạt, thì họ xuất hiện trong các tác phẩm của Tô Hoài với một dáng vẻ khác. Một số trong đó vẫn được tác giả cấp cho những dáng vẻ nhất định của diện mạo, của nhân cách, ứng xử. Nhân vật vợ thầy đồ trong Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng chẳng hạn: “Thầy thấy con mẹ hĩm nhà mình xấu xí quá. Nái xề cạo đầu trọc già mõ, lại mặt rỗ huê, quanh năm hết chạy chợ lại về nhà, váy đụp, cởi trần phơi nắng bắt cua ngoài bờ rộc” [29;335]. Ở đây, bằng sức mạnh của tưởng tượng - cái tưởng tượng chỉ có được từ một người am hiểu về đời sống của người thấp cổ bé họng vùng nông thôn - Tô Hoài đã dựng nên chân dung một con người nhếch nhác, tất tưởi, dị mọ… Hoặc trong Lấy vợ cóc, chân dung người vợ hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, cái dịu dàng rất hiền hậu, bình dân: “da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt sáng ngời. Váy áo mớ ba mớ bảy rực rỡ, rõ ràng là một cô gái đi chơi xuân đẹp nhất hội” [29;177].

Nhân vật là loài vật xuất hiện trong sáng tác của Tô Hoài cũng như nhân vật loài vật xuất hiện trong các sáng tác dân gian, chủ yếu thực hiện chức năng hỗ trợ cho các nhân vật khác thực hiện được nhiệm vụ của mình, hoặc là những ví dụ cho việc giải thích nguồn gốc hay đặc điểm các loài, như tại sao thỏ hở môi, hổ bị vằn trên lưng… Đặc biệt, trong Đảo hoang, nhân vật là loài vật xuất hiện trở thành nhân vật quan trọng tham gia vào đời sống của con người. Ngoài trăng gió, cua… xuất hiện như là nguồn sống, hoặc nỗi đe dọa, những gian lao mà gia đình An Tiêm phải chịu, ta thấy xuất hiện nhân vật gấu anh và gấu em. Đây là hai nhân vật được tác giả đầu tư miêu tả rất kĩ, và trở thành hai hình tượng rất khó quên bởi chúng rất đỗi đáng yêu. Đó là những nhân vật có đời

sống tình cảm, có tính cách, thậm chí là cá tính. Chúng hiền lành, trung hậu, quả cảm và giàu yêu thương.

Có thể thấy rằng, viết lại những chuyện xưa, Tô Hoài đã cấp cho thế giới nhân vật một đời sống mới. Đấy là kết quả của quá trình tiếp thu những ảnh hưởng của văn học thế giới và những sáng tạo không mệt mỏi, những sáng tạo đầy nhân văn (có thể thấy hình ảnh nhân vật gấu anh, gấu em mặc dù có truyền thống từ cổ tích, từ các truyện truyền kì, nhưng đã mang trong mình dáng dấp của những con vật đồng hành trong tiểu thuyết phương Tây hiện đại, như con chó bấc, những con vật trong Chúa tể rừng xanh…)

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w