Vấn đề cốt truyện của Tô Hoài trong mảng truyện dân gian viết lạ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn 14-

3.1. Vấn đề cốt truyện của Tô Hoài trong mảng truyện dân gian viết lạ

3.1.1. Việc xử lí chất liệu dân gian trong xây dựng cốt truyện

Hình thức mượn xưa để nói nay đã có tính truyền thống từ trước, nay được phát triển cao hơn nữa, để nhằm chuyên chở những thông điệp đánh giá không tiện nói ra trực tiếp nên mượn vỏ bọc của chuyện xưa, người cũ, như vậy vừa hiệu quả, vừa ít bị bắt bẻ.

Trong các truyện dài và tiểu thuyết của Tô Hoài còn phải kể đến bộ ba truyện viết về thời kỳ dựng nước từ xa xưa của dân tộc: Đảo hoang, Chuyện

nỏ thần, Nhà Chử. Những tác phẩm này khai thác các truyền thuyết, truyện cổ

tích rất tiêu biểu và quen thuộc, nhưng đã được tác giả bổ sung, phát triển bằng những hiểu biết hết sức phong phú về phong tục, văn hóa cổ xưa và bằng trí tưởng tượng sáng tạo dồi dào. Chúng ta có thể thấy, với ưu thế về dung lượng, với những đặc điểm vốn có của thể loại, trong bộ ba tác phẩm

Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, những cốt truyện vốn ngắn gọn, súc

tích lưu truyền trong dân gian đã được tác giả thêm thắt nhiều tình tiết, tình huống, nhiều sự kiện, nhiều cốt truyện để hệ thống cốt truyện trở nên phong phú, có thể thấy sự đan bện các truyện, truyện lồng truyện. Cũng trên cơ sở những sáng tạo đó, người đọc không chỉ thấy tài năng của nhà văn, mà còn có thể thấy sự thể hiện quan niệm của ông về lịch sử, về văn hóa truyền thống và thái độ ứng xử với những phạm trù ấy.

Phần lớn các truyện dân gian khơi nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của Tô Hoài đã được sưu tầm, tập hợp trong một số tác phẩm trước đó. Riêng ba tác phẩm Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần được tập hợp trong Lĩnh

Việt Nam và được chính tác giả kể lại trong 101 truyện ngày xưa. Viết ba tác

phẩm này, tác giả đã chắt lọc lấy một số điểm cơ bản như chủ đề, cốt truyện, nhân vật trung tâm cùng với một số chi tiết quan trọng… làm cơ sở cho tác phẩm của mình rồi sáng tạo thêm. Cuộc gặp gỡ giữa Chử với nàng Dong trên bến Tự Nhiên, việc gia đình An Tiêm bị đày ra đảo, chuyện An Dương Vương xây thành đắp lũy, chế nỏ thần đánh thắng Triệu Đà rồi thất bại chính trong tay Triệu Đà đều được tác giả vận dụng rồi thêm nhiều tình tiết, chi tiết mới. Hành trình khám phá con sông Cái từ đầu nguồn ra đến cửa sông và cuộc chinh phục khó khăn trở ngại, chiến đấu với Thuồng Luồng, cá sấu của các thế hệ trong gia đình Chử; những sự kiện đầy đặn khác trong cả ba tác phẩm; câu chuyện đưa dân khai hoang lập ấp của Mai An Tiêm, chuyện cùng nhân dân và vua chủ lo vận nước của Ông Trọng đã khiến tác phẩm trở nên sinh động, đầy đặn.

Để xây dựng cốt truyện, Tô Hoài còn sử dụng kết cấu xâu chuỗi các sự kiện, các truyền thuyết trong một chỉnh thể thống nhất. Điều này thể hiện rất rõ ở Chuyện nỏ thần mà tác giả Phạm Thị Trâm gọi là sát nhập mô típ của nhiều truyện cổ. Đúng như vậy, chúng ta có thể thấy trong tác phẩm này sự liên kết nhiều truyền thuyết từ Lí Ông Trọng, Loa thành, Mị Châu - Trọng

Thủy và kết thúc là những truyền thuyết về thời đại hai Bà Trưng. Để đảm bảo

cho cốt truyện không nhạt, và để đưa ra quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc sống, Tô Hoài còn đưa vào các truyện của mình hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng.

Với những truyện được viết lại trong ít trang ngắn gọn, Tô Hoài về cơ bản giữ nguyên cốt truyện xưa, nhưng người ta vẫn thấy dấu ấn cá nhân tác giả bằng cách kể chuyện uyển chuyển, nhiều khi nỗ lực vượt qua tính chất trung tính của giọng điệu, thêm vào đó những trang tả cảnh, tả lễ hội phong tục vốn là thế mạnh của tác giả…

Những câu chuyện lạ lùng được nghe từ người bà trong những đêm thanh vắng hay đương mùa đông, mùa hạ, có khi là mọi lúc. Những chuyện con ma lưng lụa bạch đứng gốc gạo bên bãi Cơm…

Nếu các truyện ngắn là những mảnh nhỏ của cảnh đời, những kí họa chân dung con người, thì truyện dài và tiểu thuyết là cả một dòng sông cuộc đời trôi chảy của bao nhiêu sự việc, câu chuyện, đời người. Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng đời tự nhiên, chảy trôi miên viễn. Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế: có mọi thứ của sinh hoạt đời thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm thường, có đời sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt phong tục. Cảm quan hiện thực đời thường và ngòi bút nghiêng về phong tục là đặc điểm riêng biệt của Tô Hoài, không chỉ trong tiểu thuyết. Tô Hoài vẫn được coi là nhà văn của những “chuyện thường, người thường, đời thường”. Nhưng cũng không vì thế mà lại không thấy ở tác phẩm của ông, nhất là tiểu thuyết, sự phản ánh những vấn đề xã hội và lịch sử, theo một cách riêng, xã hội và lịch sử được nhìn nhận, được tái hiện trong những sự việc, chi tiết của đời sống sinh hoạt, thế sự, gắn kết tự nhiên với đời sống thường nhật, với công việc làm ăn, những buồn vui, đổi thay của số phận con người.

Trong các tác phẩm dân gian, tính chất chú trọng các sự kiện lịch sử, các tình tiết li kì đã làm cho hình ảnh cuộc sống phần nào bị phai nhạt. Bằng sáng tạo của Tô Hoài, mỗi câu chuyện dân gian được viết lại đều thẫm đẫm không khí, tinh thần của cuộc sống thường nhật. Ở đó con người bươn chải làm ăn, giao thương qua lại, chia sẻ, tâm tình, đối thoại. Chúng ta biết rằng, truyện cổ thường kể rất vắn tắt về sự tích bánh chưng, bánh dày. Chẳng hạn câu chuyện liên quan đến vua Hùng chọn thái tử, truyện cổ chỉ kể sự kiện, đại loại: vua Hùng ban lệnh xuống, các hoàng tử sai người lên rừng xuống biển tìm kiếm của ngon vật lạ. Lang Liêu do nghèo, nên không có gì. Đêm chàng nằm mơ thấy thần linh mách bảo quy cách làm bánh, sau đó chàng làm bánh.

Vua ăn ngon, hỏi về ý nghĩa của bánh, vua bằng lòng truyền ngôi cho Lang Liêu. Tuy nhiên, đọc Bánh chưng bánh dày của Tô Hoài, ta thấy tác giả đã cố gắng trong những dòng viết ngắn ngủi tái hiện phần nào phong tục tập quán, đưa ra những hình ảnh tưởng tượng về sự giàu có của thiên nhiên… cùng là năng lực của con người trong buổi đầu dựng nước. Hay trong Ả Chức, chàng Ngưu, nhà văn đã biến nhân vật Ngọc Hoàng thành một ông già kì quặc, thất

thường và giàu yêu thương: “Tính Ngọc Hoàng cũng chất chưởng, có lúc nóng, có lúc nguội. Bây giờ nghe thế nghĩ lại, thương hại. Bèn sai quăng một sợi dây xuống móc vào miệng túi, lại kéo bố con nhà Ngưu lên trời” [29;83].

Cái nhìn đậm chất đời sống, cái nhìn có thể đưa không gian truyện xưa về với đời sống còn đặc biệt thể hiện rõ trong những đoạn đối thoại thường xuyên xuất hiện trong các truyện được Tô Hoài kể lại. Chúng ta đều biết rằng các truyện dân gian chủ yếu trọng thuật sự. Mục đích của truyện dân gian là hướng đến giải quyết các nhiệm vụ của nhân vật, của toàn truyện, ít đối thoại, thậm chí không có. Nhưng trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của Tô Hoài, đối thoại rất phổ biến. Nhất là các cuộc đối thoại giữa nhân vật thần linh, ma quỷ với con người. Truyện Cây tre trăm đốt kể về việc Bụt giúp anh Khoai rất ngắn gọn, chỉ là thuật sự trong vài dòng. Còn trong truyện kể của Tô Hoài, có hẳn một đoạn đối thoại:

“Mặt trời đã lên cao. Anh chàng cuống quá, cũng chẳng biết làm cách nào. Anh quẳng cái rìu xuống đất, đứng khóc rống lên.

Ông Bụt hiện ra.

- Con đừng khóc nữa. Con chưa biết làm đấy thôi. Con hãy ngả đi vài cây tre, đẽo lấy đủ một trăm đốt tre mang về đây.

Có thế mà không nghĩ ra, anh chàng lại hớn hở, vào rừng cạnh đấy, ngả luôn mấy cây tre, chặt được đúng một trăm đốt, quảy ra.

- Ông Bụt vẫn đứng đấy, thấy anh chàng quảy nặng trĩu, nhưng lại vừa đi vừa khóc thút thít. Bụt hỏi:

Sao con khóc?

- Con mới nhớ ra, ông ấy bảo con chặt cây tre trăm đốt chứ không phải chặt một trăm đốt tre.

Bụt nói:

- Không khó đâu. Con đặt những đốt tre xuống đây. Con chắp hai tay vái rồi hô to bốn lần: Khắc nhập! Khắc nhập! Con sẽ thấy ngay các đốt tre nhập lại thành cây tre trăm đốt.” [29;116].

Màn đối thoại còn tiếp tục với việc Bụt bày cho anh trai cày cách thức để làm cho các đốt tre rời ra trở lại để đưa tre về, anh lạy tạ Bụt như thế nào… nhưng do trích dẫn đã dài, chúng tôi đành phải dừng lại. Chính những đối thoại ấy đã khiến những câu chuyện dân gian trở nên gần gũi và sống động hơi thở cuộc sống thường nhật.

Như vậy, việc co ngắn khoảng cách sử thi, kéo giãn khoảng cách của thế giới “cổ tích” đã khiến nhà văn tạo ra nhiều cơ hội để tiến gần hơn đến đời sống, để bàn luận sâu sắc hơn về các vấn đề của con người. Với cách làm đó, các tác phẩm của Tô Hoài trở nên gần gũi, mang tinh thần đời sống và khẳng định được vai trò của con người, của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng văn minh, văn hóa.

3.1.3. Xây dựng cốt truyện mang tính phiêu lưu

Trong các truyện cổ, do đặc thù của thể loại, cốt truyện thường được xây dựng khá đơn giản, ít sự kiện nếu thông điệp được gửi gắm không yêu cầu. Những truyện có cốt truyện phức tạp như Tấm Cám, Ý Noọng Ý Ưởi… là không nhiều. Truyền thuyết cũng vậy. Những câu chuyện được truyền kể trong dân gian hoặc những truyện trong Lĩnh Nam chích quái… đều có kết cấu gọn, nhẹ chủ yếu thông báo những sự kiện cốt yếu. Khi đi vào tác phẩm của Tô Hoài, cốt truyện đã được tác giả bổ sung bằng những sáng tạo của riêng mình. Trong nỗ lực sáng tạo cốt truyện của nhà văn, ta có thể thấy kiểu cốt truyện có tính chất phiêu lưu nổi lên khá rõ.

Trong các truyện dân gian được Tô Hoài viết lại, những tình huống phiêu lưu là không nhiều. Tình huống phiêu lưu thường chỉ xuất hiện dưới tính chất một sự kiện, dân gian kể xong rồi thôi, ví dụ như chuyện cha con Mai An Tiêm bị đày ra đảo, nhân dân chỉ nêu sự kiện, trong những dòng hết sức ngắn ngủi. Câu chuyện sự tích bãi Tự Nhiên cũng thế, có một chút tình tiết phiêu lưu trong sự kiện Tiên Dung chu du thiên hạ, thêm một chút nữa ở câu chuyện vợ chồng Tiên Dung - Đồng Tử bay lên trời để lại bãi đất trống không còn dấu vết cung điện, thành quách.

Những tình tiết ít ỏi đó, khi vào cốt truyện của Tô Hoài, đã trở nên những cốt truyện phiêu lưu tựa như những tiểu thuyết phiêu lưu phương Tây. Đọc Đảo hoang, ta có cảm nhận khá rõ về tính chất lưu lạc của nhân vật đã từng gặp trong hình ảnh Robison trên hoang đảo hoặc nhân vật của Herto malot trong Không gia đình. Những nhân vật của Tô Hoài lần lượt bị đẩy vào hết vào cảnh ngộ này đến cảnh ngộ khác, và các nhân vật muốn tồn tại phải vượt qua tất cả các thử thách. Điều đó đã gây một sức hút mạnh mẽ cho các tác phẩm của Tô Hoài, nhất là đối với các bạn đọc ở lứa tuổi thiếu nhi. Ngay cả trong Chuyện nỏ thần, một câu chuyện trong truyền thuyết vốn dĩ không hề có tình tiết phiêu lưu, nhưng dưới ngòi bút của Tô Hoài, các nhân vật cũng lần lượt được đặt vào những tình thế chông chênh phải vùng lên để tồn tại. Điều này thể hiện rõ nhất trong đoạn nói về cuộc đời Tàm, từ khi bố mẹ mất, an hem lưu lạc vào rừng sống chung với vượn, sau nhiều năm trở về thành nàng hầu công chúa với một hành trình làm người đầy chất phiêu lưu. Ở đây, nhà văn tha hồ để cho trí tưởng tượng của mình dẫn dắt nhân vật, và sau đó là người đọc, lạc vào mê cung của những sự kiện kì khôi, những không gian xa lạ. Có thể khi viết những trang này, tác giả đã chịu ảnh hưởng của những câu chuyện phương Tây, cũng có thể trí tưởng tượng của nhà văn được tiếp sức bởi những câu chuyện về sói nuôi người có thật còn được kể lại trong một số nghiên cứu triết học, sinh vật học.

Trong Nhà Chử, những cuộc phiêu lưu mở ra trong từng chuyến ngược xuôi trên dòng sông Cái hiền lành mà hung dữ, thơ mộng, hỗn mang… đưa dẫn theo nó khát vọng khám phá của những con người lấy sông nước làm nhà, lấy sông nước làm con đường và cũng là phần nào đó đối tượng, mục đích khám phá. Từng con người trong nhiều thế hệ đã lần lượt chinh phục bao ghềnh thác sau khi đã khuất phục được thủy quái, thuồng luồng. Trên những bến bãi, những xóm làng trù phú họ đã đi qua hay gây dựng đều lưu lại khát vọng về sự mở mang bờ cõi, chinh phục cuộc sống và khám phá chính mình. Tính chất phiêu lưu trong Nhà Chử cũng thể hiện trên hình ảnh nàng Dong, con gái vua chủ với đoàn thuyền phiêu lưu khắp tám cõi, lênh đênh sông nước để thưởng ngoạn cảnh đẹp núi sông và còn thi để giật giải trong hội cơm thi, sau khi đã tận hưởng, đã nếm trải vẻ đẹp của những lễ nghi phong tục giàu có của người nước Việt. Cốt truyện trong Nhà Chử dường như vẫy gọi tuệ giác của người đọc đến với không gian xa xôi trong hành trình trở về của Uylixơ trong Odise. Đấy đều là những cuộc phiêu lưu đến vùng đất lạ chứa bao bí ẩn, chứa bao thử thách hiểm nguy, và trong hiểm nguy ấy, con người chứng minh được sức mạnh, lòng quả cảm, trí thông minh của mình bằng việc chinh phục các thử thách.

Các nhân vật trong Đảo hoang trải qua hành trình phiêu lưu với nhiều diễn biến thú vị, nhiều khi cam go. An Tiêm không chỉ phiêu lưu khi ra đảo. An Tiêm đã bước vào cuộc phiêu lưu của đời mình từ những hội thi đầu năm ở kinh đô do triều đình tổ chức, đến việc An Tiêm dẫn đầu đoàn người ra Bãi Lở để đương chọi với thiên nhiên trong nhiều năm để tìm kiếm một cuộc sống yên bình, sung túc. Tình huống mang tính phiêu lưu khởi đầu ấy đã giới thiệu khá toàn diện con người An Tiêm, đồng thời ngấm ngầm mở ra khả năng dấn thân vào những cuộc phiêu lưu mới như một định mệnh của nhân vật.

Khác với việc kể lại bằng những chi tiết đơn giản trong truyền thuyết, cuộc sống trong buổi đầu của gia đình An Tiêm trên hoang đảo được Tô Hoài

kể lại với những sự kiện, tình huống bề bộn nhằm chỉ ra những thử thách ngay trong những ngày đầu tiên gia đình nhỏ bé ấy lên đảo: bão cạn, thiếu nước, thiếu chỗ ở, vòi rồng lấy nước, rồi Mon bị lạc sau trận sóng thần và Mon tự mình trải qua những cuộc phiêu lưu không kém phần khốc liệt, gặp trăn gió quần gấu mẹ, rồi cứu Gấu anh, Gấu em, dựng lán, làm nhà… Trong quá trình đó, phía An Tiêm, chàng cùng vợ vừa kiếm sống vừa tìm con cũng với bao khó khăn vất vả. Đấy là hành trình cực kì gian truân nhưng cũng biết bao kì thú với sự khám phá, phát hiện ra những tiềm năng của tự nhiên cũng như tiềm năng của chính mình. Tô Hoài đã thể hiện những điều đó bằng trí tưởng tượng phong phú và lối kê chuyện vô cùng cuốn hút.

Các sự kiện, các chi tiết trong truyện cứ như thế được mở rộng, cùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w