Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thánh Tông di thảo" nhìn từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ" trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 73 THáNH TÔNG DI THảO NHìN Từ TRUYềN THốNG TRUYệN DÂN GIAN VIệT NAM Và Từ ĐặC ĐIểM TRUYệN TRUYềN Kỳ Vũ Thị Phơng Thanh (a) Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu Thánh Tông di thảo theo hai hệ quy chiếu của văn chơng dân gian và của văn chơng bác học. Từ đây ta hiểu rõ thêm giá trị của các truyện đúng với đặc trng thể loại của nó và hiểu thêm mối quan hệ giữa hai nền văn chơng của văn học dân tộc đợc thể hiện trong một tác phẩm. hánh Tông di thảo [8] là tập văn xuôi chữ Hán gồm 19 truyện và phụ lục (nguyên tác đề là phụ chép) Truyện con tằm vàng. Phụ lục này là văn bản ngắn nhất trong tập (dịch ra tiếng Việt chỉ một trang) nhng ý nghĩa khá hoàn chỉnh, chúng tôi xem nh một truyện, nh vậy có thể nói Thánh Tông di thảo gồm 20 truyện. Các nhà nghiên cứu cho biết văn bản Thánh Tông di thảo rất phức tạp. Có những danh xng cho thấy nhiều truyện đợc viết từ rất sớm, bên cạnh đó lại có những địa danh, học vị đến thế kỷ XIX mới có. Liên quan đến vấn đề văn bản là vấn đề tác giả. Có những truyện khẳng định đợc do Lê Thánh Tông viết, lại có những truyện có thể do ngời khác viết hoặc sửa chữa đáng kể. Và cho đến nay ngời ta cũng cha biết tác giả của những lời bình cuối truyện - Sơn Nam Thúc - tên thật là gì. Bài viết này không bàn tiếp về những vấn đề trên. Chúng tôi sử dụng văn bản do Nguyễn Bích Ngô dịch, Nguyễn Văn Tú - Đỗ Ngọc Toại hiệu đính, Nhà xuất bản Văn hoá ấn hành năm 1963. Các nhà nghiên cứu văn học nớc ngoài đã nhận thấy đặc điểm phổ quát của các tác phẩm văn xuôi ra đời ở thời kỳ đầu, các nền văn học trên thế giới đều gắn bó chặt chẽ với văn học dân gian và sử ký [6]. ở Việt Nam, có nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tình hình tơng tự ở Thánh Tông di thảo: Xét nguồn gốc thì ngời viết hoặc dựa vào truyện dân gian hoặc dựa vào những sự kiện lịch sử có liên quan tới thời kháng chiến chống Minh và Lê Thánh Tông [3]. Giới nghiên cứu văn học ngày càng nhận rõ vai trò của thể loại trong đời sống văn học, nói nh M.M. Bakhtin, thể loại là nhân vật chính của lịch sử văn học. Bởi vậy nghiên cứu tác phẩm từ đặc trng thể loại là phơng hớng nghiên cứu hiệu quả. Về Thánh Tông di thảo, dễ dàng nhận thấy sự không thuần nhất về phơng diện thể loại: xét về tính chất của loại hình thì có truyền kỳ, ngụ ngôn, tạp ký[3]. Tóm lại, việc nghiên cứu tác phẩm này từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm của truyện truyền kỳ là có cơ sở và thích hợp với một tác phẩm ra đời sớm và có những phẩm chất nh Thánh Tông di thảo. Trớc hết, chúng ta hãy nhìn nhận các truyện trong Thánh Tông di thảo từ truyền thống của truyện dân gian Việt Nam mà trực tiếp nhất là truyền thống của truyện cổ tích thần kỳ. Cổ tích thần kỳ là tiểu loại có số lợng nhiều nhất, có giá trị nghệ thuật cao nhất trong bộ phận truyện dân gian của mọi dân tộc [1]. Chúng tôi đề xuất nghiên cứu vấn đề này không chỉ xuất phát từ định đề lý thuyết rằng, các tác phẩm Nhận bài ngày11/11/2008. Sửa chữa xong 25/11/2008. T Vũ Thị Phơng Thanh THáNH TÔNG DI THảO NHìN Từ , TR. 73-78 74 văn xuôi bác học của một dân tộc nào đó ra đời sớm thờng có quan hệ mật thiết với truyện dân gian của dân tộc ấy, mà còn xuất phát từ một thực tế: kết quả nghiên cứu ở phơng diện này, sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu thêm mối quan hệ giữa hai thành phần của văn chơng dân tộc - văn chơng dân gian và văn chơng bác học, cũng nh góp phần nhận thức sự tơng đồng và khác biệt giữa cổ tích thần kỳ và truyện truyền kỳ. Đây là hai thể loại thuộc hai hệ thống văn học - văn học dân gian và văn học viết, nhng giữa chúng có sự tơng đồng lớn, ở đó yếu tố kỳ (kỳ ảo, kỳ dị, kỳ quái, siêu thực) đều là thuộc tính thẩm mỹ của thể loại. Phân biệt những hiện tợng có đặc điểm gần gũi là công việc khó khăn, nhng vì thế lại càng có ý nghĩa. Có một thực tế là ba truyện của Thánh Tông di thảo đã đợc các chuyên gia văn học dân gian đa vào Tổng hợp văn học dân gian của ngời Việt, tập VI, Truyện cổ tích thần kỳ [4]. Chuyện chồng dê đợc coi là bản khác của Hoá thành dê do Landes kể, truyện Hoa quốc kỳ duyên (tức Duyên lạ nớc hoa) đợc coi là bản khác của Nợ duyên trong mộng, Truyện tinh chuột đợc coi là bản khác của Tinh con chuột. Cả ba truyện đều đợc ghi rõ là lấy từ Thánh Tông di thảo. Ba truyện này cũng đợc nhiều tác giả khác xếp vào truyện truyền kỳ. Thực tế này cho thấy có sự gần gũi giữa một số truyện trong Thánh Tông di thảo với truyện cổ tích thần kỳ của ngời Việt, gần đến mức nhiều nhà chuyên môn [4] không nhận ra sự khác biệt giữa những tác phẩm văn học viết này với những sáng tác dân gian. Chúng tôi thấy Chuyện chồng dê là gần với truyện cổ tích thần kỳ hơn cả, còn hai truyện kia có sự khác biệt khá lớn. Truyện Hoa quốc kỳ duyên rất dài (bản dịch tiếng Việt tới 16 trang), không phù hợp với phơng thức truyền miệng. Các phơng thức xây dựng nhân vật của văn học viết cũng bộc lộ rõ quan hệ của nhân vật không đơn tuyến mà phức tạp, thế giới nội tâm nhân vật đợc miêu tả nhiều. Truyện tinh chuột có bố cục đơn giản hơn nhng sự khác biệt lớn thể hiện ở nội dung. Truyện đề cao quân quyền lộ liễu: Cả triều đình bó tay, không nghĩ đợc phép gì để xét xử việc này. Ta bực mình tự nghĩ rằng: Mình là ngời đứng đầu thần dân, nếu không xét cho ra cái án ma này, thì bố mẹ ngời thêm một đứa con ma, vợ ngời thêm một thằng chồng ma. Đã gọi là ma, sau này không khỏi sinh ra tai vạ khác. Thế rồi ta thắp hơng cầu khấn, nhờ Đổng Thiên vơng giúp sức. Đề cao quân quyền nh vậy không phải là cảm hứng thờng thấy trong truyện dân gian mà chỉ thấy trong văn chơng bác học, tác giả là nho sĩ. Quan hệ của Thánh Tông di thảo với truyện dân gian lỏng lẻo hơn ở Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thể hiện ở việc chất liệu văn chơng truyền miệng đợc sử dụng ít hơn. Nếu quả đây cơ bản là văn chơng của Lê Thánh Tông và sự sửa chữa chỉ ở phạm vi tiểu tiết thì chúng ta lại có thêm nhận thức nữa: mối quan hệ giữa hai bộ phận văn chơng này không đơn thuần do yếu tố thời gian quyết định, mà cơ bản hơn là phụ thuộc vào quan điểm chính trị xã hội và quan niệm thẩm mỹ của các tác giả. Một đặc điểm phổ biến của nhân vật truyện cổ tích thần kỳ (không chỉ Việt Nam mà của thế giới nói chung) là trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 75 tính chất phiếm chỉ. Đặc điểm này cũng thấy ở nhân vật của một số truyện trong Thánh Tông di thảo (ví dụ Chuyện chồng dê). Đại đa số nhân vật của tác phẩm này mang tính chất của nhân vật văn học viết trung đại. Qua đây chúng ta cũng thấy rằng trong thực tế nhiều truyện dân gian đã đợc bác học hoá thông qua ghi chép và sáng tạo của nho sĩ, ngợc lại cũng có nhiều truyện của các tác giả đợc dân gian hoá. Tuy nhiên, ở nớc ta, truyện dân gian đợc ghi chép muộn nên nhiều trờng hợp khó xác định chúng đợc chuyển hoá theo hớng nào. Thi pháp thời gian và thi pháp không gian của Thánh Tông di thảo cũng có những đặc điểm gần gũi với thi pháp thời gian và thi pháp không gian truyện cổ tích thần kỳ. Thời gian là thời gian tuyến tính. Không gian gồm không gian trần thế và không gian siêu trần thế, hai phạm trù này không đối lập mà tiếp nối nhau. Đây vừa là thuộc tính của các phạm trù thời gian và không gian trong truyện cổ tích thần kỳ vừa là đặc điểm của các phạm trù tơng ứng trong văn xuôi trung đại thời kỳ đầu. Sau đây, chúng tôi sẽ nhìn nhận Thánh Tông di thảo từ những đặc điểm của truyện truyền kỳ. Cho đến nay quan niệm của các nhà nghiên cứu về thể loại này còn khác nhau. Có ngời xếp vào đó tất cả những truyện có yếu tố thần linh quái dị. Hiểu nh vậy thì truyện truyền kỳ Việt Nam đã có từ Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc không xếp tất cả các tác phẩm văn xuôi có yếu tố thần linh quái dị vào truyện truyền kỳ, mà cho là một số thuộc truyện chí quái. Hai loại tác phẩm này giống nhau ở chỗ đều có yếu tố kỳ và cũng có những sự khác biệt. Nhân vật chính của chí quái là thần linh ma quỷ, còn của truyện truyền kỳ là con ngời; truyện chí quái nặng về ghi chép, còn ở truyện truyền kỳ vai trò của tác giả lớn hơn, nói nh Lỗ Tấn là ý thức làm tiểu thuyết rõ hơn. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng không phải tất cả mà chỉ một số truyện trong Thánh Tông di thảo là truyện truyền kỳ, tuy nhiên con số đó là bao nhiêu thì ý kiến còn khác nhau. Lê Sĩ Thắng - Hà Thúc Minh cho là có 10 truyện: Yêu nữ châu Mai, Truyện hai gái thần, Duyên lạ nớc hoa, Truyện lạ nhà thuyền chài, Ngọc nữ về tay chân chủ, Truyện hai thần hiếu đễ, Truyện chồng dê, Truyện tinh chuột, Một dòng chữ lấy đợc gái thần, Ngời trần ở thuỷ phủ. Phạm Văn Thắm cho là có 13 truyện. Ngoài những truyện vừa kể trên còn có thêm: Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc, Bài ký một giấc mộng và Phụ chép (tức Phụ lục) [7]. Một đặc điểm phổ biến của truyện truyền kỳ là sự dung hợp thể loại. Ngoài tản văn (văn xuôi) là chính, nhiều truyện còn sử dụng vận văn (văn vần) và biền văn (văn biền ngẫu). Trong số 13 văn bản thuộc loại truyện truyền kỳ có tới 11 văn bản có sử dụng các bài đoản thi. Đặc biệt, truyện Ngời trần ở thủy phủ có tới 15 bài đoản thi và hai bài phú, chiếm khoảng một nửa số dòng của truyện. Chức năng của phần văn vần hoặc văn biền ngẫu ở các truyện này cũng giống ở các truyện truyền kỳ khác. Chúng là phơng tiện để biểu hiện tính cách các nhân vật đợc tinh vi tế nhị hơn, miêu tả phong cảnh một cách ý vị hơn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng hơn của ngời đọc. Một biểu hiện của ý thức làm tiểu thuyết của tác giả truyện truyền kỳ thể hiện ở việc xây dựng cốt truyện. Với Vũ Thị Phơng Thanh THáNH TÔNG DI THảO NHìN Từ , TR. 73-78 76 tác phẩm tự sự xa nay, cốt truyện đóng vai trò quan trọng. Nó vừa là thời gian, vừa là không gian cho các tác giả trình bày bức tranh của mình về thế giới và con ngời. Cốt truyện của truyện truyền kỳ vừa tuân theo những nhu cầu phổ biến của cốt truyện tự sự, vừa đáp ứng những yêu cầu riêng. Chúng tôi thấy ở 13 truyện truyền kỳ trong Thánh Tông di thảo có hai loại cốt truyện. ở những truyện có tính chất luận đề (Hai Phật cãi nhau, Truyện con tằm vàng, Bài ký một giấc mộng), cốt truyện đơn giản, ít sự kiện và các tình tiết đợc sắp xếp theo trình tự thời gian. Cốt truyện của 10 truyện còn lại đúng là những cốt truyện điển hình của truyện truyền kỳ, có nhiều chi tiết và chứa đựng những sự biến ảo khó lờng. Tất nhiên, truyện truyền kỳ cũng nằm trong phạm trù truyện trung đại nên không thể đòi hỏi cốt truyện của chúng đợc tổ chức theo nhiều nguyên tắc đan xen nh ở truyện hiện đại. Nhng các cốt truyện ở đây có thể nói phức tạp nhất trong cốt truyện của truyện ngắn trung đại và đã thực sự trở thành một đối tợng thẩm mỹ, không đơn giản chỉ chuyên chở sự kiện, nhân vật và t tởng nh ở truyện dân gian. Mô hình phổ biến của các cốt truyện truyền kỳ theo chuẩn mực trần thế là theo các chuẩn mực phi trần thế (ví dụ không thể trả lời đợc các câu hỏi đại loại: ở hoàn cảnh đó ngời ta ăn gì để sống, hô hấp ra sao ). Về đại thể, các truyện đều có ba phần, tạm hình dung bằng sơ đồ: trần thế phi trần thế trần thế (với những thay đổi). Ví dụ ở Truyện hai thần hiếu đễ: Đoạn 1: ở Sơn Bắc có Nguyễn Tử Khanh, cha mẹ mất sớm, chỉ có một ngời anh Khi ấy Tử Khanh đã 47 tuổi. Một hôm ra đi có việc buổi chiều mới về. Giữa đờng gặp ma to gió lớn, bất đắc dĩ phải vào trú ở một ngôi miếu giữa đồng Đoạn 2: Đến giữa đêm, ma tạnh gió yên, bóng trăng lờ mờ, Tử Khanh bỗng thấy trong miếu đèn lửa sáng trng . Chính trong khung cảnh đó, nhân vật này gặp những ngời đã quá cố, kể cả ngời anh ruột. Đoạn 3: Khi trời sắp sáng mình đã đứng trớc cửa nhà cũ rồi Đến kỳ thi, nhất nhất làm theo lời anh đã dặn. Quả nhiên khoa ấy con cháu đều đỗ tú tài . Có thể nói nh nhà Việt Nam học ngời Nga N. I. Niculin, đầu mối của mọi chuyện trong Thánh Tông di thảo là ngời bình thờng rơi vào cảnh dị thờng. Kiểu xây dựng cốt truyện nh vậy phù hợp với lôgic nhận thức những chuyện kỳ lạ. Nếu truyện đã có nhiều sự lạ, lại kết thúc bằng những sự khác thờng thì chỉ làm cho nó thêm xa cách độc giả. Mà, nh chúng ta đều biết, sử dụng những yếu tố kỳ lạ là đặc điểm cốt tử của truyện truyền kỳ, phi kỳ bất truyền (không kỳ lạ không lu truyền), nghĩa là không phải truyện truyền kỳ đích thực. Cũng nh các tác giả truyện truyền kỳ khác, tác giả Thánh Tông di thảo sử dụng nhiều yếu tố kỳ (ngời xa còn gọi là h) nhng luôn có ý thức làm cho ngời đọc tin là chuyện có thực. Có nhiều cách nhằm tạo nên hiệu ứng tâm lý này. Phổ biến nhất là gắn các câu chuyện với thời gian và không gian xác định, ví dụ: Cuối niên hiệu Nguyên Phong đời nhà Trần ở châu Mai có một nữ yêu tinh (Truyện yêu nữ ở châu Mai); Hồi ấy là năm thứ t niên hiệu Thuận thiên (Truyện hai gái thần). trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 77 Hoặc gắn chuyện với những di tích: Đến nay ở núi Vũ-Ninh có hai đền thờ Nguyễn Sinh, vẫn còn linh ứng (Truyện hai thần hiếu đễ); thậm chí gắn với một sự kiện quan trọng nào đó trong cuộc đời tác giả: khi ta còn ở Tiềm Để (Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc). Trong 13 truyện thì 11 truyện đợc mở đầu bằng những chi tiết thuộc các loại nh vậy. Điều này cho thấy đây thực sự là một tín hiệu thuộc thi pháp thể loại truyện truyền kỳ. Có thể nhận thức thêm sự tơng đồng và khác biệt của hai loại truyện này qua phạm trù nhân vật. Trong một tác phẩm văn xuôi, nhân vật là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thực tại, đồng thời thể hiện lý tởng thẩm mỹ, quan niệm về đời sống và con ngời trong toàn bộ tính đa dạng và phức tạp của nó [2]. Cách thức xây dựng nhân vật ở 13 truyện truyền kỳ trong Thánh Tông di thảo đều thuộc hai phơng thức xây dựng nhân vật phổ biến của truyện truyền kỳ, hoặc là nhân hoá, hoặc thần kỳ hoá. Sự nhân hoá thể hiện bằng việc cho các loại con vật và sự vật nói năng, hành xử nh ngời, giao thiệp đợc với con ngời (Hai Phật cãi nhau, Duyên lạ nớc hoa, Truyện chồng dê, Truyện tinh chuột ). Sự thần kỳ hoá thể hiện ở việc các nhân vật có thể tiên đoán, có thể biến hoá và giao tiếp với những loài phi nhân (Truyện yêu nữ châu Mai, Truyện hai gái thần, Duyên lạ nớc hoa, Hai thần hiếu đễ, Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc, Một dòng chữ lấy đợc gái thần ). Thủ pháp thần kỳ phổ biến hơn thủ pháp nhân hoá, làm cho các truyện có thuộc tính của truyện truyền kỳ đích thực, kỳ văn, dị sự (văn lạ, việc lạ). Truyện cổ tích thần kỳ nói riêng và truyện dân gian nói chung cũng sử dụng phơng thức nhân hoá và thần kỳ hoá để xây dựng nhân vật. Tuy nhiên ngay ở chỗ tơng đồng này chúng ta cũng thấy sự khác biệt. Truyện dân gian diễn tả sự biến hoá một cách ngắn gọn, ví dụ: Chẳng bao lâu, ở chỗ chôn lông chim mọc lên một cây xoan đào thật đẹp, hoặc Bà cụ vừa đi khỏi nhà, thì một cô gái bé tí từ trong quả thị chui ra, và chỉ phút chốc, cô bé đã trở thành cô Tấm xinh đẹp [9]. Truyện dân gian kể hành động một cách vắn tắt và nêu ngay kết quả. Còn đây là một sự biến hoá mà Thánh Tông di thảo diễn tả: Ngọa Vân thấy tình thế nguy bách quá, vội giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng: Biến!. Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thớc, mình lớn ớc tới ba mơi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nớc tràn vào (Truyện lạ nhà thuyền chài). Chúng ta thấy cả hành động, cả kết quả đều đợc tác giả miêu tả cụ thể hơn, sinh động hơn. Điều này thích ứng với phơng thức lu truyền bằng văn tự và đáp ứng thị hiếu của ngời thởng thức có học vấn cao hơn. Dù thuộc về hai thể loại của hai hệ thống văn học nhng nhân vật trong Thánh Tông di thảo lại gần gũi với nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ là vì chúng đều thực hiện chức năng giáo huấn một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật của Thánh Tông di thảo đã có những biến đổi về chất do thuộc về văn học viết, với ý thức văn học cao hơn, với phơng thức lu truyền khác, kiểu tác giả và ngời đọc đều khác. N. I. Niculin cho rằng một thành tựu của tập sách này là đã cắt đứt Vũ Thị Phơng Thanh THáNH TÔNG DI THảO NHìN Từ , TR. 73-78 78 những mối liên hệ truyền thống với sử ký và đã xây dựng lên những nhân vật h cấu [5]. Đúng nh nhà nghiên cứu đã chỉ ra, một khi tác phẩm có thuộc tính h cấu là nó đã đi đúng quỹ đạo của văn chơng. Đặc điểm của h cấu ở Thánh Tông di thảo, nh đã thấy, là chịu ảnh hởng của hai truyền thống thể loại, trong đó nghiêng về phía truyện truyền kỳ. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Xuân Đức, Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, NXB KHXH, 2003. [2] Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr. 344. [3] Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng VănTửu, Trần Hữu Tá, Từ điển học (bộ mới), NXB Thế giới, 2004, tr. 1636. [4] PGS.TS. Nguyễn Thị Huế chủ biên, Tổng hợp văn học dân gian của ngời Việt, tập VI: Truyện cổ tích thần kỳ, NXB KHXH, Hà Nội, 2004 . [5] N. I. Niculin, Dòng chảy văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 2006, tr. 186. [6] B.L. Riptin, Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phơng Đông theo phơng pháp loại hình, Tạp chí Văn học, Số 2/1974, tr. 108. [7] Phạm Văn Thắm, Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại, Luận án PTS, Hà Nội, 1996, tr. 38. [8] Thánh Tông di thảo, NXB Văn hoá, 1996. [9] Nhiều tác giả, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1, Văn học dân gian, NXB Văn học, 1977. Summary THaNH ToNG DI THaO - SEEN FROM TRADITIONNAL FOLK-TALES AND FEATURES OF UNUSUAL STORIES In the article, the author has studied Thanh Tong di thao following two systems of reference: one appertaining to folklore; another - to scholarly literature. By his doing so, we can understand more about the value of the stories, basing on the special features of their genre, and the relationship between the two literary bases of the national literature which is expressed in the work. ( a ) Cao học 15, chuyên ngành lý luận văn học, trờng đại học vinh. . Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thánh Tông di thảo" nhìn từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ" trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa. 73 THáNH TÔNG DI THảO NHìN Từ TRUYềN THốNG TRUYệN DÂN GIAN VIệT NAM Và Từ ĐặC ĐIểM TRUYệN TRUYềN Kỳ Vũ Thị Phơng Thanh (a) Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu Thánh Tông di thảo theo hai. hình thì có truyền kỳ, ngụ ngôn, tạp ký[3]. Tóm lại, việc nghiên cứu tác phẩm này từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm của truyện truyền kỳ là có cơ sở và thích hợp với