Sở trường của Tô Hoài về truyện loài vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Sở trường của Tô Hoài về truyện loài vật

Ngay từ những ngày đầu đến với văn chương, Tô Hoài đã được giới phê bình chú ý. Mới 17 tuổi, nhà văn viết tác phẩm đầu tay Dế Mèn phiêu lưu ký và nổi tiếng không lâu sau đó. Thực sự, lúc mới vào nghề, Tô Hoài cũng làm thơ. Nó có ý nghĩa như một kiểu thử bút, dò tìm hướng đi riêng trong con đường nghệ thuật của nàh văn. Sau những dò tìm ấy, Tô Hoài nhận ra “mảnh đất dụng võ” của mình là văn xuôi, là những câu chuyện của mình, quanh mình như ông đã nói. Nhận thức đúng đắn thế mạnh của bản thân, từ 1945 đến nay, Tô Hoài vừa tiếp tục sáng tác vừa phát huy sở trưởng riêng của mình. Những năm kháng chiến rồi hòa bình, ngòi bút của Tô Hoài chưa bao giờ ngưng nghỉ. Sáng tác của ông ngày càng phong phú về thể loại và đề tài: từ đề tài miền ngược đến đề tài miền xuôi; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim… Ở đề tài và thể loại nào, Tô Hoài cũng viết hay và đạt được thành công, mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà. Tuy nhiên, có một thể loại mà mỗi khi nhắc đến Tô Hoài ta không thể không nhắc đến là mảng truyện viết về loài vật. Đây là thể loại được đánh giá là sở trường của Tô Hoài, được Tô Hoài dành nhiều ưu ái và tâm huyết.

Hiện nay, “truyện của ông, cả trẻ em và người lớn đều thích đọc và đều nhận được những bài học bổ ích” [38, tr.144]. Trong đó, Dế Mèn phiêu

lưu kí là tác phẩm khiến Tô Hoài được biết đến không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. “Nếu như nhà văn Nguyễn Tuân luôn luôn chú ý tới nét tài hoa của người đời, luôn mong muốn được là người sành điệu trong thưởng thức và chỉ ra cho người đời thấy nét cao quý trong một sự việc hằng ngày, nhà văn Nguyễn Công Hoan hướng vào cái nghịch lý của cuộc sống, nhà văn Nam Cao xót xa cho chất người trong mỗi con người bị áo cơm xói mòn (…) thì nhà văn Tô Hoài luôn thấy được sức sống mãnh liệt trong mỗi lá cây, ngọn cỏ nhờ óc liên tưởng rất phong phú của mình” [38, tr.145]. Chính điều đó là làm nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho truyện về loài vật của ông.

Những chuyện về loài vật của Tô Hoài cũng là những chuyện về cuộc đời. Lúc đầu, khi đọc truyện của ông, chúng ta lầm tưởng đó là truyện ngụ ngôn mà nhân vật chính là các loài vật nhưng thực chất là những chuyện tả chân về loài vật, về đặc tính sinh hoạt của mỗi loài, dưới lăng kính chủ quan của nhà văn. Sự mẫn cảm và óc quan tế tinh tế của Tô Hoài thể hiện ở năng lực miêu tả loài vật đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy. Cuộc sống của chúng hiện lên trong trang viết của Tô Hoài thật sinh động. “Ống kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động (…). Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật. Biệt tài ấy còn được Tô Hoài mài sắc mãi về sau. Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo và khả năng liên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài” [8].

Sáng tạo nên thế giới các sinh vật nhỏ bé, Tô Hoài bộc lộ tài tình khả năng hóa thân vào sự sống của loài vật và đưa lại cho thế giới loài vật sự sống của con người. Thế giới loài vật ấy rất đông đúc, hấp dẫn và sinh động. Người ta thấy phảng phất trong truyện loài vật của Tô Hoài bóng dáng của Laphôngten, Anđécxen, L.Tônxtôi, Pritvin... Tất cả thế giới loài vật dù uy quyền, dù hiền lành, hay tinh ranh, ngộ nghĩnh… đều được khai thác trong truyện của Tô Hoài. Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi và cả người lớn còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Con mèo

lười... Yếu tố quan trọng nhất là Tô Hoài không mượn ngôn ngữ trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều cây bút khác từng làm. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với con người. Khi cần, ông biết đem vào chất du ký khiến cho độc giả vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thú khám phá. Một điều đặc biệt, những truyện loài vật của Tô Hoài không rơi vào tình trạng dạy dỗ mà thông qua những câu chuyện về loài vật, người đọc có thể tự rút ra cho mình những bài học có giá trị. Do vậy, thế hệ độc giả hôm nay vẫn thích đọc Tô Hoài như cha anh chúng đã từng say mê trong suốt mấy chục năm qua. Đây là một vinh dự mà không phải cây bút chuyên viết truyện cho thiếu nhi nào cũng có được.

Bên cạnh đó, Tô Hoài luôn dựa vào những đặc tính có thật của loài vật để miêu tả chúng. Ông cố gắng để cho nhân vật hiện ra một cách tự nhiên và dựa vào thói quen, phong tục để nhận xét chúng. Tô Hoài muốn đem vào truyện loài vật một nội dung xã hội. Ông chỉ muốn viết về những gì xảy ra xung quanh mình, làng mình. Sau này, ngòi bút Tô Hoài càng có điều kiện hơn để gắn bó với hiện thực đời sống. Từ những gì đã trải nghiệm, những điều đã trở nên thân thuộc, ông tái hiện vào trang viết của mình. “Nhà văn Tô Hoài luôn luôn có ý thức chạy đua với thời gian, mong muốn được bày tỏ, được bộc lộ ở mức cao nhất những gì mình đã trải nghiệm qua năm tháng cuộc đời” [38, tr.131]. Viết nhiều đề tài nhưng Tô Hoài có cả “xê-ri sách viết về con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá…” [33, tr.167]. Truyện loài vật của Tô Hoài là một trong những sáng tạo độc đáo của ông có đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại nói chung và truyện đồng thoại nói riêng. Đến nay, ở nước ta chưa có ai viết về loài vật được như ông. Ông được xem là người có công lớn cho việc “khai sinh” thế giới vật trong sáng tác văn chương. Qua những truyện về loài vật, người đọc nhận thấy nhà văn thường hướng đến những điều tốt đẹp về nhân sinh, cuộc sống con người…

Có thể nói, Tô Hoài là một trong những nhà văn có khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo, có tấm lòng thực sự yêu mến, thực sự sống trong thế giới nhân vật của mình. Vì thế những con vật gần gũi thân thuộc như con mèo, con chó, con ngan, con vịt, con chuột… cũng có tâm tình, có cá tính và có cả số

phận. Tô Hoài là người biết tạo yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật. “Đường dây truyện không nhiều mầu vẻ phức tạp mà đôi lúc đơn giản: đôi ri đá làm tổ, chú gà trống ri đi tìm người bạn tình, một đời vênh vang và tàn phai của Gà chọi, cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Và chính trên mạch truyện tự nhiên ấy, ngòi bút của tác giả đã biến hoá tạo nên những lí thú cho các “nhân vật hỗn tạp và đa dạng” của mình. Ngoài bút của Tô Hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh, lố lăng, khoe mẽ, đa điệu của một số loài vật”. [33, tr.469]

Nhà văn Tô Hoài đã đến với thế giới loài vật trong cảm quan sinh hoạt, phong tục giống như đời sống của con người. Ông đã cảm nhận thế giới loài vật nhỏ bé, đáng yêu trong sự tồn tại tự nhiên của nó. Có lẽ những nhà văn quan sát tỉ mỉ, tinh tế, nắm được từng đặc điểm phong tục, đặc tính riêng của loài vật như Tô Hoài không nhiều và cảm nhận một cách cặn kẽ như thế lại càng hiếm. Cảm quan về loài vật của Tô Hoài thật đặc biệt, chẳng giống ai, và cũng không ai theo kịp. Sự khó khăn khi viết về thế giới loài vật là làm sao tạo dựng được yếu tố truyện trong quan hệ của chúng. Đời sống chúng không đơn thuần diễn ra liên tục như những chuyện đời thường và cũng khó thể áp đặt một một chủ đề định trước vào truyện. Tô Hoài biết tạo yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật. Thế giới loài vật quả thật là một trong những nội dung độc đáo và đặc sắc trong truyện Tô Hoài. Ông đi vào khai thác, khám phá thế giới các sinh vật nhỏ bé giữa thiên nhiên cao rộng ở tuổi ngoài đôi mươi. Qua đó, Tô Hoài bộc lộ khả năng hóa thân vào sự sống của loài vật, tạo cho nó sự sống của con người một cách linh hoạt, sáng tạo. Có lẽ trước và sau ông, chưa có một nhà văn nào viết hay và hấp dẫn về loài vật đến thế. Sau Cách mạng, Tô Hoài vẫn tiếp tục viết về loài vật. Qua hàng loạt tác phẩm như Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy…, Tô Hoài tiếp tục được đánh giá cao bởi tài năng hóa thân và sáng tạo nên thế giới loài vật, với những nét mới trong việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới.

Như vậy, thế giới loài vật trong truyện Tô Hoài là sự tiếp nối của tuổi thơ, sự theo đuổi thế giới riêng của tuổi thơ cùng với những khát vọng, những mộng tưởng như Con dế mèn, O chuột... Đó cũng là những điểm riêng làm

nên bức tranh hiện thực độc đáo trong truyện loài vật, góp phần tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nhìn lại chặng đường mấy mươi năm phát triển của truyện viết về loài vật cùng với những đóng góp của đội ngũ nhà văn cho thể loại này là rất lớn. Qua sự phát triển của truyện, chúng ta cũng thấy rõ những bước tiến vược bậc cả về số lượng lẫn chất lượng trong nhiều tác phẩm viết về đề tài loài vật. Vì thế, những tên tuổi quen thuộc như: tác phẩm ấy có khả năng sống mãi với thời gian, đi vào lòng bạn đọc qua nhiều thế hệ như: Dế mèn phiêu lưu kí.: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi, đến các nhà văn kế cận như: Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Quỳnh, Viết Linh, Trần Hoài Dương đến những cây bút trẻ như một lớp măng non bổ sung vào cánh rừng đại ngàn như: Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Trang Thu, Thuý Loan, Nhã Thuyên, Ninh Ngọc, Lục Mạnh Cường, Nguyên Bình, Võ Hương Nam…Nội dung truyện cũng dần phản ánh rộng rãi và sâu sắc những những vấn đề của cuộc sống. Nhiều biện pháp nghệ thuật cũng được khai thác trong truyện loài vật; trong đó, nhân vật, cốt truyện… dần đi đến sự hoàn chỉnh và thống nhất. Đặc biệt, thế giới loài vật có khả năng chuyển tải nhiều đề tài, chủ đề từ cuộc sống mới. Các nhà văn đã khai thác một cách triệt để mọi phương

diện đề tài, hình thức truyện loài vật: từ đề tài sinh hoạt, đề tài khoa học cho đến những sáng tác bằng truyện tranh…

Sáng tạo các nhân vật trong truyện, Tô Hoài đã bộc lộ tài năng nhiều mặt và sở trường về truyện loài vật. Truyện của ông cũng được bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến. Nhiều tác phẩm về loài vật của Tô Hoài đã được dịch ra các tiếng nước ngoài như Nga, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Bungari, Cu Ba, Mông Cổ, Nhật Bản… “Đã trên nửa thế kỉ đi qua ngòi bút vẫn không ngừng có những phát hiện và sáng tạo về đề tài các loài vật. Tâm hồn của ông vẫn luôn tươi trẻ đầm ấm trước sự sống của thiên nhiên tạo vật. Mặc dù xã hội có nhiều đổi thay và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều giống loài nhưng tấm lòng của người viết vẫn trước sau như một, vẫn đến với thiên nhiên, loài vật với tấm lòng nhân hậu của con người”. [33, tr.465]

Tô Hoài đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến người đọc vô cùng cảm phục. Ở mảng đề tài nào, thể loại nào, nhà văn cũng có con đường đi riêng, tạo nên được phong cách độc đáo. Trong đó, đặc biệt là truyện loài vật, Tô Hoài đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. So với các truyện về loài vật trước Cách mạng, truyện sau Cách mạng của Tô Hoài có mở rộng hơn về phạm vi đề tài và nhận thức của một người cầm bút cách mạng, góp phần đánh dấu những thành công trong cuộc đời sáng tác của nhà văn Tô Hoài, giúp ông khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam, là một trong số những cây bút hàng đầu bên cạnh các tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam…

Hà Minh Đức nhận xét trong những sáng tác của nhà văn Tô Hoài, những tác phẩm viết về loài vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thế giới loài vật được ông miêu tả thật sinh động lạ lùng. Ngòi bút tài tình của ông lột tả những nét đặc sắc của đối tượng qua những chi tiết chân thực, nét vẽ cụ thể, điệu bộ tự nhiên và cả thế giới nội tâm của loài vật thật ngộ nghĩnh, gần gũi. Chính những nét dí dỏm, ngộ nghĩnh ấy đã làm cho thế giới vật được nói tới một cách sinh động, gợi sự yêu mến ở người đọc. Nếu không dành nhiều tình cảm quý mến các loài vật thì Tô Hoài không thể có những trang viết về loài

vật độc đáo và sáng tạo đến thế. Trong văn nghiệp của Tô Hoài, những tác phẩm viết về loài vật chỉ chiếm một số lượng tương đối so với các đề tài khác. Tuy nhiên, mảng truyện này đã góp phần chứng minh phong cách văn chương đa dạng, ngòi bút tài hoa và năng lực sáng tạo của Tô Hoài.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN

VIẾT VỀ LOÀI VẬT TRƯỚC 1945 CỦA TÔ HOÀI 2.1. Sự phong phú của thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài

“Loài vật từ xa xưa đã là đối tượng miêu tả của nhiều ngành nghệ thuật nhất là của hội họa, điêu khắc…” [33, tr.464]. Tuy đến với văn học muộn hơn, nhưng hình ảnh loài vật được miêu tả bằng ngôn ngữ khiến những loài vật ấy trở thành biểu tượng nghệ thuật sống mãi trong lòng những thế hệ độc giả. “Thơ ngụ ngôn của La Phôngten, truyện cổ Anđecsen, truyện về loài vật của L. Tônxtôi và của Prisvin đã mở ra thế giới sinh động của các loài vật. Có những con vật đầy quyền uy như hổ, sư tử - loài chúa sơn lâm – có loài độc ác như chó sói, tinh ranh như cáo, hiền lành như thỏ, ngộ nghĩnh như khỉ… Rồi loài vật có cánh với thế giới của chim họa mi, sơn ca, cò, vạc… những loài ác điểu như diều hâu, kền kền…Chúng ta không quên cuộc sống dưới nước với hàng trăm loài cá lạ” [33, tr.464]. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài được đánh giá là nhà văn viết thành công và hấp dẫn nhất về loài vật. Đọc truyện loài vật của Tô Hoài, ta thấy phảng phất bóng dáng của La Phôngten, Anđecsen, L.Tônxtôi, Prisvin... Tất cả thế giới loài vật dù

uy quyền, dù hiền lành, hay tinh ranh, ngộ nghĩnh… đều được khai thác trong truyện của Tô Hoài.

Có thể nói, thế giới loài vật trong những sáng tác trước Cách mạng của Tô Hoài rất đặc trưng, phong phú, có những nét gần gũi thân thương với con người hay trong những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn của dân gian. Đọc truyện loài vật của Tô Hoài, chúng ta toàn gặp những loài có sự gắn bó mật thiết với đời sống hằng ngày của nhân dân: từ những con vật sống gần con người cho đến những con vật to lớn như gấu, sơn dương hay chỉ là những côn trùng mà bình thường ít ai để ý đến. Đó là gà, ngan, mèo, lợn, dế mèn, dế trũi, ri đá, bọ ngựa, xiến tóc, châu chấu, cào cào… Con vật nào cũng được mô tả chân thật và sinh động. Bãi Cơm Thi ven sông Tô Lịch, mảnh đất Nghĩa Đô

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w