Xây dựng nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài (Trang 95)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Xây dựng nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc

Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Lựa chọn hình tượng loài vật “được nhân cách hóa” làm nhân vật trung tâm, Tô Hoài không dựa vào yếu tố khoa học nhưng vẫn đảm bảo không thoát ly sinh hoạt có thực của loài vật, không xa rời tâm lí tiếp nhận và sự quen biết thông thường xưa nay của con người để miêu tả loài vật. Tô Hoài luôn cố gắng làm cho sáng tác của mình bắt nguồn từ quan sát và nghiên cứu thực tế rộng rãi về loài vật. Trên cơ sở công phu ấy, nhà văn tha hồ tưởng tượng, sáng tạo nên những câu chuyện loài vật hấp dẫn. Theo nhà văn, việc quan sát và nghiên cứu loài vật cũng tương tự đối với phong cảnh, việc và người nhưng cần dụng công về xem ngắm. Vì thế, trước khi xây dựng “nhân vật” loài vật, ông hay chú ý, ghi và nhớ từng đặc điểm về hình dáng, thói quen, hành động, cử chỉ của loài vật.

3.2.1.1. Xây dựng nhân vật qua những chi tiết về ngoại hình

Tô Hoài có một khả năng quan sát rất đặc biệt. Dù viết về người hay vật, nhà văn đều quan sát rất cặn kẽ và lựa chọn từng chi tiết đặc sắc, chính xác nhất để miêu tả đối tượng. Đây là thế mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoàicó một sức hấp dẫn đặc biệt. Từ những con vật nuôi trong nhà đến những loài côn trùng hoang dã đều tạo được ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng độc giả. Miêu tả loài vật, nhà văn đã tập trung bút lực khắc họa ngoại hình riêng biệt, cụ thể ở từng loài.

Những gã mèo, gã chó, chú chuột, anh gà, mụ ngan… qua cách miêu tả của Tô Hoài vừa đa dạng về hình dáng vừa mang những nét đặc trưng của loài người. Qua sự quan sát tỉ mỉ, Tô Hoài nhận thấy ở loài mèo một “cốt cách quý phái và trưởng giả”. Gã mèo mướp trong truyện O chuột có bộ lông “vừa trắng màu lụa, vừa xám màu tro, lại vừa đen xỉn” được trộn lẫn vào nhau một cách hài hòa “như màu cái chăn dạ của chú lính tập”. Tuy vẻ ngoài không được đẹp mắt, nhưng “nếu sờ tay vào nó muốt như sờ tay trên tấm nhung tơ”.

“Hai mắt mèo tròn và quắc như đôi hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Hắn không có môi, song hắn có cái mũi đo đỏ, đẹp như cặp môi son hồng của cô con gái mười tám đương thì (…). Hai bên mép hắn có hai hàng ria cứng nhắc như ria làm bằng thép nước” [45, tr.23-24]. Hình dáng bên ngoài tạo cho mèo một “vẻ đạo mạo” của một “người đứng tuổi, đương bắt đầu để râu” nhưng lại rất khó hiểu, trông “hiền hiền mà lại ang ác”. “Không thể trông mặt mà bắt hình dong”. Quả thật, trong cách nhìn nhận của nhiều người, mèo là loài được ưu ái nhất bởi tài bắt chuột và vẻ đạo mạo, hiền từ .

Trong những loài được người nuôi, bên cạnh mèo, chó là con vật gần gũi với con người nhất. Chú chó Đực trong truyện cùng tên là chàng trai với lớn với vẻ ngoài “bảnh bao, phì nộn” cùng bộ lông “màu vàng lợt lợt, không ra sẫm hẳn mà cũng không hẳn trắng bệch. Chân cao. Đuôi chỏng lên trời”

[45, tr.67]. Hắn có “đôi mắt ốc nhồi linh hoạt như có dầu trơn trong cặp con ngươi màu nâu đùng đục” [45, tr.67]. Vẻ đẹp của “một gã trai tơ” khiến cho Đực dễ dàng chiếm được cảm tình của những nàng chó láng giềng. Không chỉ thế, Đực còn chiếm được nhiều thiện cảm từ chủ bởi sự tinh anh, tài năng canh tuần nhà cửa và tính nết trung thành của chú.

Ngoài ra, họ hàng gà, vịt, ngan, ngỗng cũng là loài gần gũi với người. Trong sân gà, vịt, ngan, ngỗng, anh gà chọi (Một cuộc bể dâu) được xem là “một tay hảo hán trong làng gà chọi”, khiến cho anh gà gi, mấy thím vịt, mụ ngan và những chú chó con phải khiếp sợ với tướng mạo oai phong lẫm liệt:

“Đầu chàng to và hung dữ như dáng một chiếc nắm đấm. Cái cổ bạnh và hai bắp đùi thì để lộ ra. Da chàng đỏ găng, đỏ hắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như có quết một nước sơn thắm. Mặt chàng lùi sùi những mào, những tai, những mấy

cái ria mép – tím lịm như mặt anh say rượu” [45, tr.50]. Khi chàng gà chọi đứng thẳng người, trông hai cẳng chân “cứng và lẳn” như hai thanh sắt được bao phủ bởi những lớp vảy lớn “sắc vàng bóng”. Điệu bộ lúc đi của chàng giống y anh chàng cuồng võ. Chị gà mái vốn là một “ả Kiều già” lắm phong trần với “bộ lông vàng bẩn thỉu, phờ phạc, lốm đốm trắng như một mớ rơm rửa bát (…), cái mào xám xịt, ngã về một bên má” [45, tr.52]. Tuy không còn vẻ đẹp của những chị mái tơ dang tuổi xuân thì nhưng chị mái già vẫn khiến anh gà chọi không khỏi ngơ ngẩn bồi hồi và “đi về phía cô ả”. Gà mái lại trông như “một bà lý nhà quê” vất vả vì đàn con thơ. Chị luôn bảo vệ và chăm đàn con rất chu đáo. Chị không bao giờ để con rời vào tình huống nguy hiểm.

Trong truyện Tuổi trẻ, anh gà trống gi tuy bé nhỏ nhưng cũng ra dáng chàng thanh niên mới lớn. Chú bắt đầu trổ mã, “đẹp trai” hẳn lên. “Màu sắc trên bộ mã nó sẫm lại, đen thì đen biếc, trắng thành trắng bạch và đỏ trở nên đỏ khé. Mào nó mọc dài, thắm hoe như dải lá cờ nheo. Đuôi nó uốn vồng lên những chiếc lông dài đỏ bóng. Mõ nó thẫm ngà vàng và rắn chắc” [45, tr.32]. Với “bộ áo sặc sỡ tuy chưa đủ dài mà đã biết làm điệu bộ, cố tình gây sự chú ý của lũ “bạn gái”. [50, tr. 49]

Họ hàng chuột trong ngòi bút miêu tả của Tô Hoài cũng mang những nét đặc trưng. Chú Chuột Cộc (Chuột thành phố) rất tự hào với chiếc “đầu nhỏ và nhọn hoắt” chỉ có ở người thông minh như chú. Mình chú

“phủ một lớp lông mượt bóng như nhung nõn. Hai hàng ria mép dài vênh lênh. Bốn chân nhỏ nhắn. Đôi mắt long lanh” [13]. Còn diện mạo chú Chuột Nhắt (Đám cưới chuột), qua ngòi bút miêu tả của nhà văn “chẳng có vẻ mĩ miều gì mấy”. Thậm chí, chú còn bị họ hàng xem thường và chế giễu vì cả thân mình chú “không dài được bằng một ngón tay”. Bốn chân “như bốn cái tăm lũn cũn”, chiếc mõm “nhọn hoắt”, hai hàng râu cứng nhưng gãy nửa tủa sang hai bên. Đôi mắt chú “nhỏ nhưng lồi ra”, luôn cử động. Đuôi chú chỉ “cụt một mẩu” và cổ có “ba cái sẹo to”. So với chuột họ hàng chuột, vợ chồng chuột trong truyện Gã chuột bạch lại rất bé nhỏ “mũm mĩm”, chỉ bằng quả nhót. Miêu tả vợ chồng chuột, nhà văn chỉ dừng lại ở một vài chi tiết về ngoại hình. Đó là “hàng râu tơ” rung lên khi gã chuột nhấm gạo. “Đôi mắt gã đỏ

thậm, như hai hạt gạo đỏ dính lên trên một nền bông nõn trắng. Bốn cẳng chân loắt choắt, ngắn củn, và trơ da đỏ hỏn” [45, tr.36]. Bắp chân gã chai vì đánh vòng nhiều quá. Mỗi khi ăn xong, gã thường nhìn quanh quẩn, “ngước cái mũi bé xíu đỏ hoe hoe lên ngửi” rồi lại tiếp tục công việc đánh vòng.

Riêng loài chim gi, so với những loài khác, người họ “nhỏ loắt choắt, chưa bằng gi cam”, chỉ bằng nửa chim sẻ. Họ như “chiếc hạt mít mẫm mạp, có đính chút đuôi. Đôi mắt nâu lờ đờ. Cặp mỏ ngắn, cục mịch thây lẩy trước đôi mắt như một viên cuội xam xám. Lông màu nâu, mượt trơn và mịn. Đôi chân cũng sạm như mỏ” [45, tr.42]. Qua cách nhìn của nhà văn, đôi chim gi như “cặp vợ chồng quê”, “lờ khờ, ngẩn ngơ, xấu xí”. Tuy nhiên, nhà văn lại dành cho họ một tình cảm đặc biệt; bởi loài chim gi mang những đặc điểm giống như con người “cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn” [45, tr.42]. Đó là hình ảnh của những con người “cần lao”, cả cuộc đời chỉ biết đến đồng ruộng.

Bên cạnh những con vật sinh sống trong sân, vườn, nhà, Tô Hoài còn có một đối tượng miêu tả đặc biệt, đó là: thế giới côn trùng hoang dã. Trong truyện Dế mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài đã dựng lên cả một bức tranh sinh động về thế giới loài vật. Mỗi loài mỗi vẻ, không lẫn vào nhau được. Trước hết, sáng tạo nhân vật Dế Mèn chứa đựng những ước mơ, hoài bão trong mối quan hệ với các sinh vật bé nhỏ, Tô Hoài đã tập trung quan sát và miêu tả thật cụ thể, sinh động. Hình ảnh chú Dế Mèn trong tư thế một chàng dế cường tráng, khỏe mạnh được nhà văn dành cả đoạn văn miêu tả. Dế Mèn biết cân bằng giữa việc ăn uống và lao động nên chú rất chóng lớn. Tự nhận xét về cách sống của mình, Dế Mèn tự tin khẳng định: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ (...). Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lửng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen

nhánh lúc nào cũng nhai nhoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng (...). Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” [45, tr.168-169]. Khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn, tác giả đã lựa chọn chi tiết miêu tả rất đắc. Mỗi bộ phận được miêu tả với một nét đặc sắc riêng qua một loạt các tính từ giàu tính tạo hình cùng những tính từ chỉ hành động: đôi càng “mẫm bóng”, những cái vuốt “cứng dần và nhọn hoắt”, đôi cánh “dài” - đạp phành phạch, cái đầu to và nổi từng mảng, hai cái răng “đen nhánh” - nhai ngoàm ngoạn, sợi râu “dài” và uốn “cong”. Mỗi bộ phận trên người Dế Mèn vừa có một vẻ đẹp riêng, vừa toát lên sức mạnh của cơ bắp.

Vốn cùng họ hàng nhà dế, nhưng hình dáng của Dế Choắt và Dế Trũi lại hoàn tương phản với vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn. Nếu Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, thì người Dế Choắt lại“gầy gò dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh ngắn cũn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ” [45, tr.169] đến tội nghiệp. Dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt hiện lên thật thảm hại từ hình dáng đến vẻ mặt. Còn dáng vẻ của anh chàng Dế Trũi lại “quê kệch, mình dài thuồn thuỗn, bốn mùa mặc gilê trần” [45, tr.195]. Tuy không được chú ý về ngoại hình, nhưng Dế Trũi lại có một tâm hồn và tính cách đẹp, khiến Dế Mèn phải thầm khen và cảm phục.

Bên cạnh nhân vật trung tâm, các nhân vật khác trong quan hệ tương quan với Dế Mèn và Dế Trũi cũng hiện lên với những nét riêng. Chị Nhà Trò “mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng”, hai cánh “mỏng như cánh bướm non”, lại “ngắn chùn chùn”, người “bự những phấn như mới lột”. Bác Xiến Tóc tài giỏi “lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn, dữ dội lắm” [45, tr.180]. Những anh Gọng Vó “đen sạm, gầy và cao”. Họ hàng Cóc, Nhái, Ễnh Ương – những loài sống ở bùn lầy nước đọng nên “da dẻ chân tay tối om”.

Những chi họ Chuồn Chuồn cũng có những nét đẹp riêng. Chuồn Chuồn Chúa “lúc nào cũng dữ dội, hùng hổ”, nhưng đôi mắt “rất hiền”;

Chuồn Chuồn Ngô “thoăn thoắt”; Chuồn Chuồn Ớt “rực rỡ trong bộ áo quần đỏ chót”; Chuồn Chuồn Tương “có đôi cánh kép vàng điểm đen”; anh Kỉm Kìm Kim “chỉ có bốn mẩu cánh tí tẹo, cái đuôi bằng chiếc tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu”, trông như “mẹ đẻ thiếu tháng”. Những chị Cào Cào “với khuôn mặt trái xoan”, mĩ kiều áo đỏ, áo xanh. Những anh Châu Chấu Ma “mặt mũi rất xí”. Anh Bọ Ngựa “quan dạng” với “cái mặt ngắn củn” và “cái cằm vuông”, “hai sợi râu óng ả” cùng “hai lưỡi gươm bên mạng sườn, có răng cưa”. Châu Chấu Voi vừa khỏe, vừa “hùng dũng, hiên ngang” trong hình dáng “xanh biếc, lưng cao nhọn và ngang ngạnh lên”. Hai chiếc râu “như hai cái đinh”. Đôi càng to, “chi chít những mũi mác nhọn như chông” quanh bắp vế. Người gã Bọ Muỗm to khỏe, “xanh rực và vạm vỡ, bắp chân bắp càng bóng nhẫy, mập mạp”. Những nàng Bướm mùa xuân rực rỡ trong sắc vàng, trắng, hồng, nhung như những cánh hoa bên cạnh những anh chàng Ve Sầu “mặt mũi vằn vèo và sần sùi”.

Không chỉ tập trung quan sát, miêu tả thế giới côn trùng, những sinh vật khác cũng được nhà văn chú ý miêu tả thật chi tiết: đó là thế giới của những cá, cua, chim… Những đàn cá Săn Sắt với “những cái đuôi cờ ngũ sắc bay hoa cả mặt nước”; vài mụ Diếc “trắng trẻo, béo tròn con quay”; bác cá Ngão “mắt lồi đỏ, dài nghêu, mõm nhọn ngoác ra”; mấy bác cá Chuối “răng trắng như lưỡi cưa”. Bác cua Núi “đen sì như xe bọc sắt to kềnh” với những chiếc càng rất to. Gã chim Trả “loắt choắt” trông đã nhiều tuổi nhưng lại có “bộ cánh màu sặc sỡ” không phù hợp với “bộ mặt âm thầm” của lão. Lão có vẻ “đẹp trai” trong chiếc “bụng trắng, lưng xanh thắt đáy” với “đôi cánh nuột nà biếc tím” và chân đi “đôi hia đỏ hắt”. Tuy nhiên, lão phải mang một chiếc mỏ vừa đen, vừa dài, vừa xấu ở giữa mặt “như chiếc cọc tre”.

Họ hàng Kiến đông đúc, phong phú về chủng loại, hình dáng cũng được nhà văn chú ý miêu tả thật chi tiết. Những anh chàng Kiến Gió cần cù với “màu áo nâu lẫn vào đất”; Kiến Lửa “quần áo vàng khè”; Kiến Cánh “to thô lố, áo đỏ và có cánh”; Kiến Bọ Dọt “to khỏe’, oai phong “như bò tót”; Kiến Chúa với “cái đầu đỏ bóng như gỗ gụ, lấp ló trong chiếc khăn vuông lụa nâu nhỏ. Chân dài và cao (…). Dưới đuôi đeo thanh kiếm nhọn sáng như

cây kim. Đôi mắt lúc nào cũng long lanh rực rỡ nhô ra như hai mắt cua”. [45, tr.247]. Từ dáng vẻ bên ngoài của Kiến toát lên được vẻ đẹp tính cách.

Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài hiện lên thật sinh động và đa dạng nhờ vào những chi tiết miêu tả về ngoại hình. Đăc biệt, khi miêu tả loài vật, nhà văn đã dụng công quan sát kĩ và nắm bắt chính xác đến từng chi tiết về hình dáng, màu sắc khác nhau của từng loài. Điều thú vị mà thế giới vật của Tô Hoài mang đến cho độc giả là những con vật được miêu tả qua ngòi bút sáng tạo của nhà văn đều có thực và không xa rời đặc điểm của con vật ngoài đời. Nhờ vào tài năng xây dựng ngoại hình nhân vật, thế giới loài vật của Tô Hoài không xa lạ và cách biệt với thế giới vật ngoài đời mà rất gần gũi, thân thuộc với mỗi con người chúng ta.

3.2.1.2. Xây dựng nhân vật qua những chi tiết về hành động

Không chỉ miêu tả thành công ngoại hình của từng loài vật, Tô Hoài còn hiểu rõ đến từng động tác trong sinh hoạt của chúng: từ động tác vờn bắt chuột của mèo Mướp; cách âu yếm của anh chàng gà chọi và chị mái già; cách chăm chút xây tổ ấm của vợ chồng gi đá; những động tác chăm con của gà mái và mụ ngan cho đến những cử chỉ, điệu bộ của thế giới côn trùng đông đúc trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí… Mọi hoạt động của thế giới loài vật đều được nhà văn miêu tả chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất nhờ vào

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết về loài vật trước 1945 của Tô Hoài (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w