7. Kết cấu luận văn
3.1.1. Không gian nghệ thuật riêng biệt ở làng quê
Không gian trong tác phẩm văn học là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm, nó trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Không gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Nói như Trần Đình Sử: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó” [41, tr.88] và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [44, tr.89]. Bản thân người kể chuyện hay nhân vật trữ tình cũng nhìn sự vật trong khoảng cách, góc nhìn nhất định. Không gian trong văn học chia thành những ranh giới giá trị thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người. Đó là sự tách biệt về ranh giới của không gian, giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, giữa ranh giới bất biến và khả biến.
Viết về cảnh sinh hoạt ở làng quê là cách thức quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến ở nhiều tác giả của văn học hiện thực phê phán như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân..., bởi muốn phản ánh đầy đủ tính cách của con người trong hiện thực không có gì đầy đủ bằng đặt họ trong môi trường lao động, sinh hoạt làng quê – nơi nhân vật sống, hành động và suy nghĩ. Nhưng đến với các sáng tác về loài vật của Tô Hoài, người đọc lại có những cảm nhận riêng biệt. Cũng như hầu hết những tác phẩm văn học giai đoạn trước Cách mạng, không gian nghệ thuật được xây dựng trong các truyện về loài vật của Tô Hoài chủ yếu ở làng quê. Làng quê Nghĩa Đô được phát họa một cách chân thực, chi tiết vừa là môi trường sinh sống, vừa là nơi thể hiện hành động, suy nghĩ của con người và loài vật.
Tô Hoài không quá cầu kì trong việc lựa chọn môi trường lao động sinh hoạt, ông viết đơn giản tự nhiên những gì diễn ra xung quanh mình. Tô Hoài
đã khai thác triệt để các chi tiết sinh hoạt trong cuộc sống đời thường, từ những cảnh các con vật đi tìm thức ăn cho đến cảnh âu yếm, chăm sóc của chúng. Trong thế giới vật ấy, chỉ một số ít loài vật hoạt động trong một khoảng không gian nhỏ hẹp. Đa số loài vật không tồn tại một không gian nhất định, nhưng chúng có điểm chung là đều sinh sống trong khoảng không gian trải dài, gồm nhiều điểm kết hợp với nhau tạo nên môi trường hoạt động mang tính chất rộng lớn, các con vật có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác. Đó là môi trường lao động và sinh hoạt ở làng quê Nghĩa Đô. Trong môi trường sống ấy, mỗi loài có một không gian sinh hoạt phù hợp với đặc tính của chúng, nhưng các con vật ít nhiều có mối quan hệ với nhau.
Không gian sinh hoạt của gã mèo mướp trong truyện ngắn O chuột là
“một nếp nhà ngói cổ kính, giữa một vườn cây rộng, ở làng Nghĩa Đô, cùng một sân với bọn chó, bọn gà gi, bọn ngỗng…” [45, tr.23] và cả những chuột nhắt, chuột bạch. Gã mèo chỉ luẩn quẩn quanh nhà, trước sân hay vào bếp. Cùng với chuột nhắt, góc bếp là nơi quen thuộc của mèo. Gã thường “ngồi thì lì” bên bếp tro; hoặc có khi gã nằm ngủ suốt đêm trên đống củi trong bếp. Đó cũng là nơi trú ẩn, ra vào kiếm ăn của lũ chuột con vô danh. Gã mèo rất ghét bọn chuột nên ngày nào gã cũng rình để bắt chúng. Khác với những chú chó,
“bao giờ mèo cũng chọn chỗ cao ráo sạch sẽ nhất để nằm ngủ, chẳng lê la, dễ tính như cún con, bạ đâu nằm đấy” [50, tr.66]. Vốn tính dễ dãi, “phổi bò”, chú chó Đực lại thường nằm cuộn tròn “ở gầm phản, trên vành ổ rơm”, lối trông ra ngõ để phòng khi có khách vào nhà, chú lại “cắn oang oang” làm hiệu cho chủ biết. Khi trời hửng nắng, chú lại ra nằm sưởi nắng ở đầu tường.
Không gian sinh hoạt hàng ngày của vợ chồng chuột bạch trong truyện
Gã chuột bạch là một không gian nhỏ hẹp, tù túng ở một góc nhà, phía bên cửa sổ, dưới một giàn thiên lí, “ở trong một cái lồng nhỏ, hình vuông đan bằng tre. Giữa lồng, người ta treo hai cái vòng tròn bằng thép nhỏ, sát sát từng cánh, như hai chiếc đu tiên tí hon” [45, tr.36]. Có thể nói, không gian sinh hoạt của vợ chồng chuột là một không gian sống có tính chất cố định, tĩnh tại và nhỏ hẹp, chỉ gồm một địa điểm, không có sự mở rộng theo chiều dài. Cảnh sống tự do ở bên ngoài dường như khiến vợ chồng gã chuột bạch
ngạt thở. Họ vốn quen thuộc với cuộc sống luẩn quẩn cùng những hoạt động cứ lặp đi lặp lại: ăn, ngủ, đánh vòng. “Đó là tóm tắt tất cả những công việc của một cuộc sống của chuột ở trong lồng”.[ 45, tr.36]
Đối với họ hàng nhà gà, vịt, ngan, ngỗng, mọi cảnh sinh hoạt ồn ào, náo nhiệt của chúng đều diễn ra trong một khoảng sân vườn rộng, ở làng Nghĩa Đô. Không chỉ dừng lại miêu tả một không gian đơn nhất, tài năng của Tô Hoài thể hiện ở việc tạo dựng một không gian đa chiều, từ một điểm không gian chính, nhà văn đã mở ra trước mắt người đọc những khoảng không gian khác, mà ở đó mọi cảnh sinh hoạt của các con vật diễn ra thật tự nhiên, cụ thể như cuộc sống thật hàng ngày. Các không gian góp phần thể hiện một cách cụ thể đặc điểm, tính cách, hoạt động cũngc như số phận của các thế giới loài vật trong truyện Tô Hoài.
Những sinh hoạt hàng ngày của chú gà trống gi lại không kém phần náo nhiệt. Ở cái sân nuôi gà vịt, chú giữ địa vị “cửu ngũ”. Không gian hoạt động của chú gà trống gi không chỉ bó hẹp ở góc sân vườn nhà mà chú còn “mon men sang nhà hàng xóm”, đôi khi chú cũng học đòi đi kiếm ăn xa nhà, ở những khoảng vườn lạ. “Như thế có lẽ lòng đỡ được buồn và trong khi rẽ bước giang hồ từ vườn cây này sang mô đất nọ, được từng trải và hiểu biết nhiều cảnh khác nhau…” [45, tr.34]. Là một tay hảo hán, đầu đội trời, chân đạp đất, anh chàng gà chọi trong Một cuộc bể dâu được xưng vương và cai trị “cả một khoảng vườn rộng”, gồm có “một chuồng gà, một chuồng vừa vịt, vừa ngan, vừa ngỗng và một chuồng chim bồ câu” [45, tr.50 ]. Đây cũng là nơi lý tưởng của hai trái tim yêu: anh chàng gà chọi và chị gà mái nạ dòng. Dưới gốc cây thầu dầu tía, gần bờ ao, chị gà mái đang “làm duyên mà đưa tình” với chàng gà chọi.
Trong không gian hoạt động của chàng gà chọi – nhân vật chính của truyện, những cảnh sinh hoạt của các con vật khác cũng diễn ra trước mắt người đọc một cách sinh động. Đó là gã Đực nằm ở đầu hiên, “thò dài lưỡi ra thở hực hực”. Họ hàng nhà ngan, ngỗng thì xuống bờ ao, “bên những tàu lá khoai sơn hà xanh rời rợi”. Ở dưới “gậm cụm lá sói” lại là nơi các chị mái tơ “thi nhau dũi đất, thỉnh thoảng lại rũ cánh phành phạch”. Cũng với khoảng
sân vườn rộng ấy lại trở thành nơi sinh sống của gia đình Mụ ngan. So với các loài khác, loài ngan có cuộc sống khá phóng túng. Vì thế, địa bàn hoạt động của chúng không chỉ ở cái sân vườn ấy mà chúng còn nhởn nhơ ra chơi ở ngoài ruộng hay vào bới tung cả căn vườn cải đẹp “ở một khoảng đất tận góc vườn đằng kia, giáp bờ ao”, mà trước đó, căn vườn được chủ chúng rào kín đề phòng sự tàn phá của bọn gà vịt nghịch ngợm.
Với vợ chồng gi đá, hạnh phúc của họ chính là tổ ấm trên cây hồng bì
“thấp nhưng dày lá (…) ở ngay trước sân, bên cạnh một bể nước” [45, tr.42]. Họ cần mẫn, chịu khó bay đi tìm vật dụng về xây nhà trên cây hồng bì. Cây hồng bì không chỉ là nơi định cư của vợ chồng chim gi, mà đó còn là nơi họ chờ đợi ngày chào đời của những chú chim gi nhỏ. Một tổ ấm ngập tràn hạnh phúc mà vợ chồng chim gi đã phải trải qua những khó khăn mới có được. Cây hồng bì trước sân còn là nơi sinh hoạt, lao động của người dân làng Nghĩa Đô. Dưới gốc cây hồng bì lộn xộn bao nhiêu là người, cả đàn ông lẫn đàn bà. Khắp sân, “đầy đống những lượm lúa vàng rượi”, người ta cười nói vui vẻ, cùng thi nhau đập lúa trong sân. Họ đang trông chờ mùa bội thu sẽ mang đến niềm vui, sự ấm no và sự thay đổi cho cuộc đời nghèo khổ của họ hiện tại.
Có thể nói, tài năng xây dựng không gian nghệ thuật của Tô Hoài còn thể hiện khá nhiều trong các truyện về loài vật khác, đặc biệt ở tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí. Một không gian đa chiều dường như được thu nhỏ trong tầm quan sát của nhà văn, cũng là nơi sinh sống của thế giới côn trùng bé nhỏ. Các loài vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí luôn luôn di chuyển trong không gian, thay đổi phạm vi hoạt động của mình, dẫu tất cả sinh hoạt của các con vật chỉ diễn ra trong một khu vườn nhà hay một cánh đồng làng Nghĩa Đô. Truyện chủ yếu xoay quanh hoạt động và cuộc đời của chú Dế Mèn – nhân vật chính của truyện. Xây dựng hình ảnh một chú dế “hành động”, thích cuộc sống phóng khoáng tự do, thích những cuộc phiêu lưu kì lạ, ngòi bút của Tô Hoài đã khéo léo đặt nhân vật vào một không gian đặc biệt – không gian “con đường”. “Con đường” vừa mang ý nghĩa khởi đầu một cuộc sống độc lập của chú dế mới được mẹ dắt ra ở riêng, vừa là điểm kết thúc và mở ra một chân trời mới cho một chú dế đã thực sự trưởng thành trong mọi suy nghĩ và
hành động. Trong hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn, “con đường” có tính thời gian. Đó là những chặng “đường đời” mà Dế Mèn đã trải qua với những bài học đường đời không thể nào quên. Mỗi chặng luôn gắn với một địa điểm và mỗi địa điểm đó cũng biểu hiện những nét khác nhau trong cuộc đời, số phận của nhân vật Dế Mèn, là cơ hội cho nhân vật bộc lộ tài năng và sự thay đổi trong nhận thức qua các hành động có ý nghĩa.
Mở đầu truyện, nhà văn đã giới thiệu một cách sinh động và chân thực “ngôi nhà mới” của nhân vật Dế Mèn. Theo tập quán sinh sống, họ nhà dế thường làm tổ ở những “hang đất” được bao phủ bởi những vùng cây cỏ. Anh em Dế Mèn cũng không ngoại lệ. Trước khi ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống độc lập theo tập tục của họ nhà dế, anh em Dế Mèn cũng được mẹ chuẩn bị chu đáo cho một “cái hang đất ở bờ ruộng, chỗ trông ra đầm nước”. Ngôi nhà mới của Dế Mèn là một nơi thoáng đãng, mát mẻ, với cỏ non xanh rờn, khiến cho Mèn rất thích thú. Cuộc sống với Dế Mèn trôi qua thật an nhàn. Nhưng cũng chính nơi đây, Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu đầu tiên – chuyến phiêu lưu vào thế giới loài người. Đó là chuyến đi không có sự chuẩn bị trước, bởi Mèn bị bắt làm trò giải trí. Vốn hãnh diện về sức khỏe và tài năng của bản thân, Dế Mèn tỏ ra rất ngông nghênh, tự cao tự đại. Sau bài học đường đời đầu tiên về việc gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt, trong hoàn cảnh mới, thói ngông ấy lại được dịp phát triển, nhất là khi chú được bọn trẻ con phong chức “nhà vô địch”. Chú càng trở nên hung hăng, bất chấp phải trái. Vì thế, Dế Mèn đã nhận được bài học đích đáng cho hành động ngang ngược của mình từ bác Xiến Tóc. Dế Mèn tìm cách thoát khỏi cuộc sống vinh quang ảo và trở về quê hương. Sau chuyến đi đầu tiên, chú nhận thấy mình đã bắt đầu trưởng thành, biết suy nghĩ và hành động có ích.
Trong chuyến phiêu lưu thứ hai vào thế giới loài vật – chuyến đi được Dế Mèn đã nghĩ đến từ lâu và có sự chuẩn bị rất kĩ. Chú đã tìm được người bạn tri kỉ cùng chí hướng. Cả hai cùng nhau lên đường tìm đến “mặt nước bao la” không chỉ bó hẹp ở cái bờ ruộng, cái đầm nước của quê hương mình. Sau những ngày phiêu bạt lênh đênh trên dòng nước, nơi dừng chân đầu tiên của hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi là “khoảng bãi rộng, bùm tum, bùn lầy nước
đọng”, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Nơi đây, dân cư thưa thớt, đói kém, chỉ có vài nhà Cóc, Ễnh Ương, Chẫu Chàng, Nhái Bén, Ếch Cốm và Rắn Mòng. Tuy nhiên, do khác biệt về suy nghĩ, ý chí, anh em Dế Mèn nhanh chóng rời khỏi xóm đầm lầy.
Nơi dừng chân thứ hai trong cuộc hành trình đi tìm lí tưởng mà anh em Dế Mèn được biết là cánh rừng cỏ may “phất lên một màu trắng bàng bạc”, với những bông hoa may xam xám – vùng đất nổi tiếng với “tinh thần thượng võ”. Đây là nơi cư ngụ của xóm Chuồn Chuồn, vốn là láng giềng lâu năm của họ nhà dế. Ngoài ra, các loài côn trùng khác như Châu Chấu, Bọ Muỗm, Bọ Ngựa… cũng sinh sống ở vùng cỏ may. Hai anh em đến đây đúng vào dịp cả vùng đang nô nức đi xem hội thi võ kén người tài giỏi nhất đứng ra “coi sóc việc chung trong vùng”. Dế Mèn và Dế Trũi đã có dịp thể hiện tài năng khi tham gia trận đấu. Được sự tín nhiệm của cư dân, cả hai trở thành chánh và phó thủ lĩnh của vùng cỏ may. Tuy nhiên, bước đường phiêu lưu của anh em Dế Mèn đến đây vẫn chưa kết thúc. Khắp vùng, trên trời, dưới đất đều u ám một màu xám ngắt. Mùa đông đã tràn về khiến các loài sinh sống trong vùng cỏ may phải rời bỏ cánh đồng tìm nơi tránh rét. Họ tìm đến những bụi dứa dại ở một bờ đê và đánh nhau với Châu Chấu Voi để giành lấy chỗ tránh rét. Dế Mèn cũng không ngờ rằng, trong cuộc chiến ấy, chú phải một thân một mình trên bước đường sắp tới để tìm tung tích của Dế Trũi. Sau một thời gian dừng chân ở lều cỏ của bác Xiến Tóc, Dế Mèn lại tiếp tục lên đường tìm kiếm người anh em Dế Trũi.
Ở chặng đường tiếp theo, cuộc đời chú Dế Mèn lại sang một trang mới. Chú bị lão chim Trả cầm tù, và trở thành quản gia cho căn biệt thự là “một hang sâu hỏm vào giữa mô đất cát trên bờ sông” mà lão chim cướp được của chú Chuột. Những tưởng cuộc sống tự do, tự tại với những hoài bão lớn lao trong Dế Mèn đã chấm dứt ở hang sâu tăm tối; trái lại, chú vẫn không nguôi hi vọng thoát khỏi hầm kín của lão chim Trả. Ngày qua ngày, Dế Mèn âm thầm nghĩ kế thoát thân. Cuối cùng, chú được Dế Trũi và Châu Chấu Voi đến cứu. Một cuộc đoàn tụ bất ngờ giữa anh em Dế Mèn, Dế Trũi. Một chuyến đi mới với những ước vọng lớn lao “cùng nhau đi khắp thế giới kết làm anh em”
lại thúc giục Dế Mèn và các bạn lên đường tìm đến vùng đất Kiến. Đây cũng là nơi kết thúc chuyến phiêu lưu của anh em Dế Mèn.
Trên lưng một quả đồi với “một màu đất đỏ trùng trùng”, những thành trì nhấp nhô nối nhau liên tiếp là nơi sinh sống và lao động của họ hàng Kiến. Sau những trận giáp chiến ác liệt, mọi hiểu lầm giữa các bạn Dế Mèn và nhà Kiến được sáng tỏ. Một quang cảnh chan hòa, thân ái diễn ra khắp vùng đồi. Rồi đây, họ hàng Kiến sẽ mang những điều tốt đẹp truyền bá đi khắp nơi.
Trải qua bao khó khăn trên những chặng đường đời, anh em Dế Mèn quyết định trở về quê hương. Đây cũng là sự trở về “nơi bắt đầu” của một chú