Áp dụng khung lý thuyết về chiến lược tài chính cho giai đoạn tăng trưởng cùng các dự báo vào thực tiễn công ty, tác giả đề xuất chiến lược tài chính như sau: Chiến lược đầu tư: Tập tr
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
- -
ĐẶNG ĐĂNG KHOA
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2014-2018
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS HỒ THỦY TIÊN
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN - -
Để thực hiện luận văn “Xây dựng chiến lược tài chính cho Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long” tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến
thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, chuyên gia, bạn bè… Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
TP HCM, ngày 29 tháng 09 năm 2014 Người thực hiện luận văn
ĐẶNG ĐĂNG KHOA
Trang 3LỜI CẢM ƠN - -
Để hoàn thành chương trình Cao học chuyên ngảnh Tài chính – Ngân hàng và luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Tài Chính – Marketing đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại Trường, đặc biệt là PGS TS Hồ Thủy Tiên – Trưởng Khoa Thuế - Hải quan đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung nghiên cứu của đề tài
Các anh/chị, các bạn đồng nghiệp đang công tác tại Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long và gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Kinh tế Tài chính Ngân hàng khóa 1/2011 đã cùng tôi chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành luận văn, trao đổi và tiếp thu những kiến thức đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, xong không tránh khỏi có những sai xót nhỏ Rất mong nhận được
những thông tin góp ý của Quý Thầy, Cô và bạn đọc
Xin cảm ơn!
TP HCM, ngày 29 tháng 09 năm 2014 Người thực hiện luận văn
ĐẶNG ĐĂNG KHOA
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3
1.5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2 5
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH 5
2.1 Khái niệm về chiến lược, chiến thuật và hoạch định chiến lược 5
2.2 Chiến lược tài chính là gì? 7
2.3 Các quyết định tài chính - Nội dung cơ bản của chiến lược tài chính 7
2.4 Chiến lược tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp 12
2.4.1 Giai đoạn khởi sự 12
2.4.2 Giai đoạn tăng trưởng 13
2.4.3 Giai đoạn sung mãn 15
2.4.4 Giai đoạn suy thoái 15
2.5 Các bước xây dựng chiến lược tài chính của doanh nghiệp 16
2.5.1 Đánh giá thực trạng tài chính thông qua các tỷ số tài chính 17
2.5.2 Dự báo tài chính 17
2.5.3 Xây dựng nội dung chiến lược 17
2.6 Một số nghiên cứu trước đây và thực tiễn áp dụng chiến lược tài chính tại một số doanh nghiệp 18
2.7 Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược tài chính 22
Kết luận chương 2 22
CHƯƠNG 3 23
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH 23
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG 23
TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ĐẾN NĂM 2013 23
Trang 53.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 23
3.1.1 Thông tin chung 23
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 24
3.1.3 Một số thành tích đạt được 24
3.2 Tình hình tài chính của DCL 25
3.2.1 Các tỷ số tài chính 25
3.2.1.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 25
3.2.1.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính 26
3.2.1.3 Các chỉ số về hoạt động 37
3.2.1.4 Các chỉ số về doanh lợi 39
3.2.1.5 Các chỉ số về cổ phiếu 48
3.2.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn 48
3.2.3 Đánh giá rủi ro 53
3.3 Đánh giá chung 55
Kết luận chương 3 56
CHƯƠNG 4 57
DỰ BÁO VÀ TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ 57
CỦA CÁC CHUYÊN GIA 57
4.1 Dự báo môi trường kinh doanh dược phẩm 57
4.1.1 Dự báo kinh tế vĩ mô 57
4.1.1.1 Tỷ giá 58
4.1.1.2 Lạm phát 59
4.1.1.3 Chính sách quản lý của nhà nước 61
4.1.2 Dự báo về ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 61
4.1.2.1 Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc giai đoạn đến năm 2020 64
4.1.2.2 Dự báo về nhu cầu tổng thể thị trường dược phẩm trong nước 66
4.1.2.3 Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam và khả năng cung ứng thuốc giai đoạn đến năm 2020 68
4.2 Chiến lược phát triển và những dự báo của DCL đến năm 2018 69
4.3 Tổng hợp đánh giá của các chuyên gia, khách hàng 71
Kết luận chương 4 72
CHƯƠNG 5 74
Trang 6XÂY DƯỢNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
PHẨM CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 74
5.1 Xây dựng chiến lược tài chính 74
5.1.1 Chiến lược đầu tư 74
5.1.1.1 Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 75
5.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018 76
5.1.2 Chiến lược tài trợ 77
5.1.2.1 Tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu 80
5.1.2.2 Tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ 81
5.1.2.3 Phát hành trái phiếu chuyển đổi 82
5.1.3 Chiến lược chính sách cổ tức 84
5.1.3.1 Chia cổ tức bằng tiền mặt 85
5.1.3.2 Chia cổ tức bằng cổ phiếu 86
5.2 Đề xuất các giải pháp 89
5.2.1 Bổ nhiệm Giám đốc tài chính 89
5.2.2 Thuê công ty tư vấn giám sát tài chính 90
5.2.3 Cải thiện vòng quay khoản phải thu 90
5.2.4 Cải thiện vòng quay hàng tồn kho 93
5.2.5 Cải thiện tỷ trọng chi phí/doanh thu 96
5.2.6 Rà soát, cấu trúc lại cơ cấu sản xuất 97
5.3 Những hạn chế của đề tài 97
Kết luận chương 5 97
KẾT LUẬN CHUNG 98
Phụ lục 1 Sơ đồ các bước xây dựng chiến lược tài chính i
Phụ lục 2 Các tỷ số tài chính được đánh giá ii
Phụ lục 3 Ma trận SWOT của DCL x
Phụ lục 4 Bảng câu hỏi khảo sát (questionnaire) xi
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Các nguồn hoạch định chiến lược 5
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cốt lõi 6
Hình 2.3 Mối liên hệ giữa phân tích báo cáo và quyết định đầu tư 17
Hình 3.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp 27
Hình 3.2 Quy mô tổng tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013 28
Hình 3.3 Cơ cấu tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013 29
Hình 3.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của DCL 2013 30
Hình 3.5 Cơ cấu các khoản phải thu của DCL 31
Hình 3.6 Cơ cấu hàng tồn kho của DCL 2013 33
Hình 3.7 Cơ cấu thành phẩm của doanh nghiệp 33
Hình 3.8 Cơ cấu nguyên liệu của doanh nghiệp 34
Hình 3.9 Cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp 35
Hình 3.10 So sánh quy mô tài sản cố định và doanh thu các công ty dược 2013 36
Hình 3.11 Cơ cấu tài sản và doanh thu theo dòng sản phẩm 37
Hình 3.12 Cơ cấu doanh thu qua các năm theo dòng sản phẩm 40
Hình 3.13 Tỷ lệ chi phí lãi vay và chi phí bán hàng qua các năm 41
Hình 3.14 Cơ cấu giá vốn bán hàng của DCL 44
Hình 3.15 Cơ cấu nguồn vốn của DCL qua các năm 48
Hình 3.16 Cơ cấu vốn của DCL qua các năm 51
Hình 3.17 So sánh vốn vay ngắn hạn các doanh nghiệp dược 52
Hình 4.1 Tỷ giá VND/USD trung bình 2007-2013 58
Hình 4.2 Dân số Việt Nam năm 2009 so với các nước trong khu vực ASEAN 64
Hình 4.3 Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam đến năm 2022 68
Hình 5.1 Đường WACC của DCL 78
Hình 5.2 Phần trăm thay đổi giá cổ phiếu DCL và VN-INDEX trong 1 năm 87
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự 13
Bảng 2.2 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng 14
Bảng 2.3 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn sung mãn 15
Bảng 2.4 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn suy thoái 16
Bảng 3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán của DCL 25
Bảng 3.2 Hệ số thanh toán các doanh nghiệp ngành dược 2013 26
Bảng 3.3 Các chỉ số về cơ cấu tài chính của DCL 26
Bảng 3.4 Biến động nợ phải trả qua các năm 37
Bảng 3.5 Bảng các chỉ số về hoạt động của DCL 38
Bảng 3.6 Chỉ số năng lực hoạt động của các doanh nghiệp dược 2013 39
Bảng 3.7 Các chỉ số về doanh lợi 39
Bảng 3.8 Cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành Dược 2013 42
Bảng 3.9 Giá vốn hàng bán – Doanh thu 43
Bảng 3.10 Tỷ lệ giá vốn/doanh thu một số doanh nghiệp dược 44
Bảng 3.11 Chi phí 45
Bảng 3.12 Các chỉ số về cổ phiếu 48
Bảng 3.13 Tỷ lệ chi trả cổ tức của một số công ty ngành dược 2007-2011 49
Bảng 3.14 Nợ vay ngắn hạn ở các NH tại thời điểm 31/12/2013 của DCL 52
Bảng 3.15 DOL, DFL, DTL của DCL qua các năm 53
Bảng 3.16 DOL, DFL, DTL năm 2013 của một số công ty ngành dược 54
Bảng 4.1 Dự báo lạm phát đến năm 2018 60
Bảng 4.2 Xu hướng thị trường chăm sóc sức khỏe tại VN so với các nước ASEAN 65
Bảng 4.3 Mức độ đáp ứng của hệ thống y tế Việt Nam 66
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 67
Bảng 4.5 Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành dược Việt Nam đến 2020 68
Bảng 4.6 Dự báo sản xuất kinh doanh đến năm 2018 của DCL 70
Bảng 5.1 Dự báo sản phẩm chủ lực cho giai đoạn 2014 - 2016 75
Bảng 5.2 Dự báo NPV và IRR cho đầu tư ba sản phẩm chủ lực 76
Bảng 5.3 Tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của một số công ty dược năm 2013 77
Bảng 5.4 Bảng tính WACC cho DCL 78
Bảng 5.5 Cơ cấu vốn dự tính của DCL từ năm 2014 - 2018 80
Bảng 5.6 Cơ cấu cổ đông nước ngoài tại các doanh nghiệp ngành dược cuối 2013 81
Bảng 5.7 Chiến lược chính sách cổ tức cho DCL 2014 - 2018 85
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DCL: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
CTHĐQT: Chủ tịch hội đồng quản trị
HĐQT: Hội đồng quản trị
ĐHCĐTN: Đại hội cổ đông thường niên
BKS: Ban kiểm soát công ty
MBA: Thạc sĩ quản trị kinh doanh
CFA: (the Chartered Financial Analyst) Chuyên gia phân tích đầu tư tài chính TGĐ: Tổng giám đốc
PTGĐ: Phó tổng giám đốc
BMI: Business Monitor International
f: Dự báo (Forecast)
GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc
GLP: Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc
GSP: Thực hành tốt bảo quản thuốc
GPs: Các tiêu chuẩn thực hành tốt
WHO: Tổ chức y tế Thế giới
CTCP: Công ty cổ phần
TPCĐ: Trái phiếu chuyển đổi
CAPM: Mô hình định giá tài sản vốn
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
BCTCKT: Báo cáo tài chính đã kiểm toán
Trang 10khảo thêm bên ngoài Tác giả đã hệ thống hóa lại cơ sở l ý thuyết với sự chắc lọc kỹ
lưỡng những lĩnh vực có liên quan để có thể đưa vào áp dụng thực tế tại doanh nghiệp
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính của công ty đến năm 2013 với những thành tựu và những khó khăn nhất định Ngoài ra tác giả còn thực hiện các dự báo về những yếu tố kinh tế vĩ mô, vi mô tác động đến công ty như: Tỷ giá; Lạm phát; Chính sách pháp luật của nhà nước đối với ngành dược; Khả năng phát triển trong dài hạn của ngành dược Việt Nam; Mô hình bệnh tật của Việt Nam và các nước trong khu vực; Dự báo tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2018 Để nâng cao tính khách quan của nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát thêm ý kiến đánh
giá của các chuyên gia bên ngoài về công ty
Áp dụng khung lý thuyết về chiến lược tài chính cho giai đoạn tăng trưởng cùng các dự báo vào thực tiễn công ty, tác giả đề xuất chiến lược tài chính như sau:
Chiến lược đầu tư: Tập trung phát triển ba sản phẩm chủ lực cho giai đoạn
2014-2016, giai đoạn 2017-2018 đầu tư phát triển thêm ba sản phẩm thuốc đặc trị thế
hệ mới bằng cách liên kết với cổ đông chiến lược
Chiến lược tài trợ: Thực hiện tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán cổ phần cho
cổ đông hiện hữu 100 tỉ đồng vào năm 2015, chào bán cho cổ đông chiến lược 40 tỉ đồng vào năm 2017-2018
Chiến lược chính sách cổ tức: Duy trì chia cổ tức ở mức thấp trong giai đoạn
này, ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt
Cuối cùng để kết thúc nghiên cứu tác giả không quên đề xuất 6 nhóm giải pháp
để đảm bảo thực hiện chiến lược tài chính thành công tại công ty
Trang 11CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 6 năm gia nhập WTO kinh tế Việt Nam có đạt được nhiều thành tựu to lớn, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh ra thế giới, có điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phương pháp quản lý điều hành tiên tiến Môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động hơn, chuyên nghiệp hơn để ứng biến với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường
Thị trường tài chính Việt Nam theo sự đánh giá của các chuyên gia vẫn còn khá non trẻ so với các nước trên thế giới Việc dễ bị tổn thương trước những tác động của những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới là điều khó tránh khỏi Đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất là các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
Thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện nay cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài Đồng thời sự phụ thuộc gần 90% nguyên liệu nhập khẩu đã mang đến cho các doanh nghiệp Dược những khó khăn lẫn nguy cơ không nhỏ
Để đối phó với những khó khăn như trên, ngoài chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược tài chính dài hạn cùng các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn
Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long là một trong những doanh nghiệp tiên phong của ngành Dược Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Sau khi cổ phần hóa vào năm 2005 doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay công ty chưa xây dựng được chiến lược tài chính cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn, gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, từng bước ổn định sản xuất kinh doanh
Trang 12Do đó, việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược tài chính cho Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014-2018” là rất cần thiết để
thông qua các chiến lược Đầu tư, chiến lược Tài trợ, chiến lược Chính sách cổ tức cùng các giải pháp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, từng bước khắc phục những khó khăn, chủ động đối phó với những biến động của thị trường góp phần gia tăng giá trị của công ty trên thị trường và tăng thu nhập cho cổ đông
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xây dựng chiến lược tài chính cho Công ty
cổ phần dược phẩm Cửu Long trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm Chiến lược đầu
tư, Chiến lược tài trợ và Chiến lược chính sách cổ tức
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu trên thì đề tài hướng đến 5 câu hỏi nghiên cứu như sau:
Một là: Thực trạng tài chính của DCL đến hết năm 2013 như thế nào? Công ty
đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh? Vị thế của công ty hiện nay trong ngành Dược như thế nào?
Hai là: Chiến lược đầu tư giai đoạn 2014 - 2018 của công ty nên chú trọng đầu
tư sản xuất sản phẩm nào? Công nghệ như thế nào?
Ba là: Chiến lược tài trợ giai đoạn 2014 - 2018 của công ty nên sử dụng nguồn
tài trợ nào là chủ yếu? Với tỷ trọng như thế nào?
Bốn là: Chính sách cổ tức giai đoạn 2014 - 2018 như thế nào để đảm bảo quyền
lợi tối thiểu cho các cổ đông và sự phát triển của doanh nghiệp?
Năm là: Cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp nào để đảm bảo chiến
lược tài chính trên được áp dụng thành công tại doanh nghiệp?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chiến lược tài chính với nội dung gồm có 3 chiến lược: Đầu tư, tài trợ và chính sách cổ tức
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Chiến lược tài chính công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014 - 2018
Trang 131.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu số liệu trên các báo cáo tài chính để đánh giá về thực trạng tài chính của DCL đến năm 2013
Phỏng vấn chuyên gia để ghi nhận những đánh giá của các chuyên gia về DCL, những định hướng chiến lược phát triển của công ty, tình hình tài chính, kinh doanh…
Thống kê mô tả dùng để xử l ý các số liệu sơ cấp thu thập được
Ngoài ra Luận văn còn sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các dữ liệu này được thu thập từ các phòng ban chức năng của DCL như: Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng kinh doanh, Văn phòng công ty và Các tổ chức bên ngoài Bao gồm:
- Các báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2009 đến 2013
- Các dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của DCL
- Định hướng chiến lược của DCL các năm 2014 - 2018
- Báo cáo nghiên cứu của các tổ chức trực thuộc Chính phủ, Quốc Hội, Đảng
- Các báo cáo phân tích ngành, báo cáo phân tích DCL do các công ty chứng khoán phát hành
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp điều tra dưới dạng bảng câu hỏi (questionnaire) với 30 đối tượng có sự hiểu biết nhất định về công ty như: các khách hàng lớn của công ty; các ngân hàng đang tài trợ lớn nhất cho DCL; một số Quỹ đầu tư đã từng khảo sát, nghiên cứu về công ty; một số chuyên gia phân tích
Trang 141.5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn đề tài “Xây dựng chiến lược tài chính cho công ty Cổ phần dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014 - 2018” khoảng 98 trang với 5 chương, có kết cấu
như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan l ý thuyết về Chiến lược tài chính
Chương 3: Phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính tại Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long trong thời gian vừa qua đến năm 2013
Chương 4: Dự báo và Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia
Chương 5: Xây dựng chiến lược tài chính và đề xuất các giải pháp thực hiện thành công chiến lược tài chính cho Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long giai đoạn 2014 -
2018
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
2.1 Khái niệm về chiến lược, chiến thuật và hoạch định chiến lược
Xét về nguồn gốc từ ngữ, thì từ Strategy (chiến lược) xuất phát từ chữ Strategos
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vị tướng” Ban đầu được sử dụng trong quân đội chỉ với nghĩa đơn giản để chỉ vai trò chỉ huy, lãnh đạo của các tướng lĩnh, sau dần được phát triển, mở rộng, thuật ngữ chiến lược dùng để chỉ khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân đội, chỉ các hành động để chiến thắng quân thù Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và trong cuộc sống
Theo tài liệu Quản trị chiến lược, chủ biên GS TS Đoàn Thị Hồng Vân (2011),
NXB Thống Kê “Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định
phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài” Vậy chiến lược đề ra
những sách lược để đạt những mục tiêu to lớn, giải quyết những vấn đề quan trọng, phạm vi rộng, thời gian dài Ngược lại, chiến thuật đề ra những biện pháp giải quyết những công việc ở trước mắt có tầm cỡ hay quy mô tương đối nhỏ, với thời hạn tương đối không lâu dài
Hình 2.1 Các nguồn hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược do
tác động từ trên xuống
Hoạch định chiến lược mở từ dưới lên hay từ trên xuống
Trang 16Hoạch định chiến lược
do sức ép từ bên ngoài vào
Hoạch định chiến lược do ngầm định
từ trên xuống Theo Alfred Chandler (Đại học Havard) thì hoạch định chiến lược là việc xác định các mục tiêu chủ yếu và dài hạn của doanh nghiệp, từ đó chọn lựa phương pháp hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đó Việc hoạch định chiến lược có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau:
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cốt lõi
Hoạch định chiến lược dù từ nguồn nào, tất cả đều nhắm vào việc thực hiện mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu, thậm chí hàng trăm mục tiêu nhưng đều phải hướng vào mục tiêu chung, mục tiêu cốt lõi
Trang 172.2 Chiến lược tài chính là gì?
Theo tài chính doanh nghiệp hiện đại, chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005),
trường Đại học kinh tế TP.HCM “Chiến lược tài chính của doanh nghiệp là sự kết
hợp cùng lúc cả 3 quyết định: đầu tư, tài trợ, chính sách cổ tức và đặt chúng một cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp”
Theo tài liệu Good practice 2002 “Guidance for governors, heads of institution
amd senior managers” của HEFCE (Higher Education funding Council For England):
Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng của tổ chức và thường được xây dựng cho 3 - 5 năm nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính được cung cấp để đạt được mục tiêu; chiến lược tài chính liên quan về mặt tài chính trong kế hoạch của
sự, tăng trưởng, sung mãn (bão hòa) và suy thoái nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Từ đó, để nghiên cứu chiến lược tài chính cần làm rõ các quyết định về tài chính
và các nội dung chiến lược tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
2.3 Các quyết định tài chính - Nội dung cơ bản của chiến lược tài chính
Mục tiêu cụ thể của các quyết định tài chính tùy thuộc vào thực trạng của doanh nghiệp, ngành nghề trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Song những mục tiêu cơ bản của các quyết định tài chính thường là: mục tiêu ngắn hạn như là ổn
Trang 18nhuận, xác lập thương hiệu, tạo lợi thế kinh doanh để nhằm mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chính sách cổ tức
Quyết định đầu tư:
Theo tài chính doanh nghiệp hiện đại, chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005),
trường Đại học kinh tế TP.HCM “Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm
hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn giá trị trong tương lai”
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến mua sắm tài sản cố định, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn … Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của chiến lược tài chính bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, dẫn tới thiệt hại tài sản cho cổ đông
* Cơ sở đưa ra quyết định đầu tư:
- Đây thường là quyết định có tính chất dài hạn, liên quan đến các tài sản cố định hay cấu trúc vốn Thông thường, giá trị của một dự án được đánh giá thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền Dự án nào có kết quả tốt nhất – thường được thể hiện qua NPV – thì dự án đó sẽ được lựa chọn Nhưng để làm được điều này công ty cần xác định được quy mô và thời điểm thu được tiền lãi từ dự án Dòng tiền tương lai sau đó sẽ được chiết khấu để quy về giá trị hiện tại của nó, so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện, nếu tiền thu về lớn hơn thì dự án là khả thi, và công ty có thể tiến hành hoạt động đầu tư Ngoài ra người ta có thể đánh giá tính khả thi của dự án thông qua nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: tỷ suất thu nhập nội bộ IRR, chỉ số sinh lợi PI, thời gian thu hồi vốn PP, thời gian thu hồi vốn có chiết khấu DPP …
- Nhà quản trị tài chính phải cân nhắc giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro mà dự án mang lại
Muốn ra quyết định đầu tư yêu cầu cần phải đánh giá kĩ lưỡng và đúng đắn các
cơ hội đầu tư, các dự án, hay nói cách khác là phải đi giải một bài toán có hàm số phức
Trang 19hợp của ba biến là khả năng, quy mô và thời gian thu được dòng tiền tương lai Sau khi
đã đánh giá cơ hội đầu tư, doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư Lúc này các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải tính toán để phân bổ các nguồn lực hữu hạn sao cho có hiệu quả cao nhất
Quyết định tài trợ:
Là những quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư Quyết định tài trợ tối ưu là quyết định giúp cho cấu trúc vốn tối ưu – quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), nghĩa là chi phí sử dụng vốn tối thiểu
Đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp Để có thể có các quyết định nguồn vốn đúng đắn, rõ ràng các nhà quản trị tài chính phải có sự am tường, hiểu biết về việc sử dụng các công cụ phân tích trước khi
ra quyết định phù hợp với từng thời điểm cụ thể
* Các yếu tố cần xem xét khi đưa ra quyết định tài trợ:
- Các tiêu chuẩn ngành: nhiều nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn giữa các ngành
công nghiệp khác nhau rất nhiều và thông thường các doanh nghiệp có khuynh hướng tập trung sát tỷ lệ nợ của ngành Một doanh nghiệp chấp nhận cấu trúc vốn khác biệt lớn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết phục các thị trường tài chính là rủi ro kinh doanh của mình cũng sẽ khác biệt đáng kể với rủi ro kinh doanh trung bình trong ngành để đảm bảo cho cấu trúc vốn khác biệt này
- Tác động tín hiệu: khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi cấu trúc
vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tương lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của nhà quản trị tài chính mà giao dịch được đề xuất sẽ chuyển đến thị trường
- Tác động của ưu tiên quản trị: lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng nếu cần tài
trợ từ bên ngoài thì các chứng khoán an toàn sẽ được ưu tiên phát hành trước, cụ thể là
nợ là chứng khoán đầu tiên được phát hành và vốn cổ phần bán ra là giải pháp cuối cùng
Trang 20+ Thứ nhất: thay đổi cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi giá trị thị trường của doanh nghiệp + Thứ hai, lợi ích từ tấm chắn thuế sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp
+ Thứ ba, cấu trúc vốn tối ưu chịu ảnh hưởng nặng đến nợ của rủi ro kinh doanh + Thứ tư, thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến nhà đầu tư
- Mức độ ưa thích rủi ro của nhà quản trị tài chính
- Các đòi hỏi của người cho vay
* Một số phương pháp đánh giá để đưa ra quyết định tài trợ:
+ Phân tích EBIT/EPS thông qua các bước:
B1: Tính toán EBIT dự kiến sau khi mở rộng hoạt động
B2: Ước lượng tính khả biến của mức lợi nhuận kinh doanh này
B3: Tính toán điểm hoà vốn EBIT giữa các phương án tài trợ
B4: Phân tích rủi ro này trong bối cảnh mà công ty sẵn sàng chấp nhận
B5: Xem xét các chứng cứ thị trường để xác định cấu trúc vốn đề xuất có quá rủi
* Nguyên tắc cơ bản đưa ra quyết định tài trợ:
- Nguyên tắc tự phòng ngừa: Loại vốn có được phải nhất quán với loại tài sản
hoạt động mà doanh nghiệp đang sử dụng Các doanh nghiệp có số lượng lớn các tài sản cố định thường trong cậy vào số lượng lớn các nguồn vốn thường xuyên dưới hình thức nợ dài hạn hay vốn cổ phần thường Khi tỷ lệ tài sản lưu động càng cao thì nhu cầu nợ ngắn hạn càng lớn
Trang 21- Giá trị doanh nghiệp: Xác lập cấu trúc tài chính phải kết hợp hai yếu tố rủi ro
và tỷ suất sinh lợi xem chúng tác động như thế nào đến giá cổ phần
- Quyền kiểm soát: Quyết định cấu trúc vốn phải xem xét đến ý muốn về kiểm
soát công ty của cổ đông hiện hữu
- Khả năng điều động: Là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm đáp ứng
với các thay đổi quan trọng trong nhu cầu vốn
- Định thời điểm: Chúng ta có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí sử dụng vốn
nếu lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi cấu trúc vốn
Quyết định chính sách cổ tức:
Gắn liền với việc quyết định về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách
cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trường hay không
* Yếu tố quyết định chính sách cổ tức:
- Hạn chế pháp lý: hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức Về cơ
bản các luật quy định: không dùng vốn doanh nghiệp để chi trả cổ tức, cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua
- Điều khoản hợp đồng trái phiếu và tài trợ khác: các hạn chế giới hạn mức cổ
tức nằm trong điều khoản giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thoả thuận vay,…
- Ảnh hưởng của Thuế: thu nhập cổ tức thường bị đánh thuế ngay, vì vậy không
có lợi điểm thuế so với thu nhập lãi vốn
- Nhu cầu thanh khoản: doanh nghiệp có khả năng thanh khoản càng lớn thì càng
có nhiều khả năng chi trả cổ tức
- Khả năng tiếp cận thị trường vốn
- Tính ổn định của lợi nhuận
Trang 22- Lạm phát
* Các quyết định chi trả cổ tức trong thực tế:
- Giữ lại lợi nhuận thụ động: Tức là chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm
khác và tuỳ thuộc vào các cơ hội đầu tư sẵn có Chính sách này cũng đề xuất các công
ty tăng trưởng thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn sung mãn
- Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: được lập luận do nội dung hàm chứa thông
tin của cổ tức, đồng thời vài nhà quản trị tài chính tin rằng nhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho cổ phần doanh nghiệp chi trả ổn định Cũng có thể là do yếu tố pháp lý quy định về cổ tức
- Chính sách tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi so với lợi nhuận sau thuế
- Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm
2.4 Chiến lược tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường phải trải qua những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh Nhìn chung,
có 4 giai đoạn: Khởi sự, Tăng trưởng, Sung mãn và Suy thoái Ứng với mỗi giai đoạn
có những chiến lược tài chính như sau:
2.4.1 Giai đoạn khởi sự
a Đặc điểm:
- Rủi ro kinh doanh: mức độ cao nhất của doanh nghiệp chưa khẳng định được khả năng sản xuất sản phẩm, mức độ chấp nhận của khách hàng tương lai, mức tiêu thụ có đạt điểm hòa vốn không …
- Dòng tiền: dòng tiền thu vào thấp và chậm trong khi dòng tiền chi ra cao dẫn đến dòng tiền chi ra âm
b Chiến lược tài chính:
- Đầu tư: Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu thị trường
và nghiên cứu phát triển (RD)
Trang 23- Nguồn tài trợ: Vì rủi ro kinh doanh cao hơn rủi ro tài chính nên được duy trì ở mức càng thấp càng tốt, tài trợ bằng vốn cổ phần là thích hợp nhất; bên cạnh đó vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital) có một vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp, đây là nguồn vốn tốt nhất mà doanh nghiệp nên tranh thủ trong giai đoạn này, tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải có phương án tài chính thích hợp khi các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capital investors) rút vốn đột ngột khi IPO vì thời gian đầu tư của họ tương đối ngắn (thường từ 3 - 5 năm)
- Chính sách cổ tức: Nếu tài trợ bằng nợ vay không thích hợp thì phải tài trợ bằng vốn cổ phần trong giai đoạn này đồng nghĩa với phải chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư, nghĩa là họ phải đầu tư thêm tiền vào doanh nghiệp để chi trả cho cổ tức này Trong thực tế, chi phí giao dịch đi với việc huy động vốn cổ phần mới rất tốn kém cho các doanh nghiệp rủi ro cao mới khởi sự gồm các phí pháp lý và phí chuyên môn phải trả Dòng tiền của doanh nghiệp trong giai đoạn này thường âm ở mức cao và cần các nguồn tiền mới cho các cơ hội đầu tư Vì vậy, việc trả cổ tức và huy động vốn cổ phần mới thế cho nguồn tiền chi trả cổ tức này là không hợp lý Trong giai đoạn này, chính sách chi trả cổ tức bằng 0
Bảng 2.1 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự
Khởi đầu doanh nghiệp
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Rất cao
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Danh nghĩa hoặc âm
2.4.2 Giai đoạn tăng trưởng
a Đặc điểm:
Trang 24- Rủi ro kinh doanh: Do doanh số tăng nhanh, rủi ro giảm so với giai đoạn khởi đầu, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao
- Dòng tiền: Do doanh thu tăng nhanh, làm phát sinh các dòng tiền mạnh hơn nhiều so với giai đoạn mới khởi sự
b Chiến lược tài chính:
- Đầu tư: Trong giai đoạn này, công ty đầu tư nhiều cho các hoạt động phát triển thị trường và mở rộng thị phần cũng như các đầu tư cần thiết khác để theo kịp mức độ hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng
- Nguồn tài trợ: Trong giai đoạn này, rủi ro kinh doanh vẫn còn cao, nguồn tài trợ thích hợp để giữ mức độ rủi ro tài chính thấp thích hợp vẫn là nguồn vốn cổ phần Tuy nhiên, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm ở giai đoạn ban đầu thường quan tâm đến lãi trên vốn để có thể tái đầu tư vào nhiều doanh nghiệp mới khởi sự khác Điều này có nghĩa
là doanh nghiệp cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới để thay thế các nhà đầu tư vốn mạo hiểm ban đầu và cung cấp vốn cho thời kỳ tăng trưởng cao này Nguồn vốn hấp dẫn trong giai đoạn này thường là từ việc phát hành rộng rãi chứng khoán của công ty
- Chính sách cổ tức: Dòng tiền trong giai đoạn này mặc dù mạnh hơn nhiều so với giai đoạn khởi sự, tuy nhiên lợi tức kinh doanh sẽ cần cho tái đầu tư trong kinh doanh, do vậy tỷ lệ chi trả cổ tức trong giai đoạn này vẫn sẽ rất thấp
Bảng 2.2 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thấp
Trang 252.4.3 Giai đoạn sung mãn
b Chiến lược tài chính:
- Nguồn tài trợ: trong giai đoạn này, có thể áp dụng chiến lược giảm thiểu rủi ro kinh doanh bù trừ bằng gia tăng rủi ro tài chính qua việc huy động tài trợ nợ Do dòng tiền thuần sẽ chuyển sang dương nên tài trợ nợ bây giờ khá thực tế
- Chính sách cổ tức: dòng tiền dương và việc sử dụng tài trợ bằng vốn vay sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Như vậy, trong giai đoạn này công ty có thể trả cổ tức cao hơn so với các giai đoạn trước nhằm bù đắp lợi tức cho nhà đầu tư
Bảng 2.3 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn sung mãn
Giai đoạn sung mãn
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Từ trung bình đến thấp
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Cao
2.4.4 Giai đoạn suy thoái
a Đặc điểm:
- Nhu cầu sản phẩm giảm dần
Trang 26- Các dòng tiền thu vào cũng giảm, song dòng tiền trong giai đoạn này tương đối nhàn rỗi do sự sụt giảm trong quy mô đầu tư
- Rủi ro kinh doanh vẫn giảm từ mức độ của giai đoạn sung mãn trước
- Lợi nhuận thường thấp hơn tỷ suất lợi nhuận các cổ đông mong đợi
b Chiến lược tài chính:
- Trong giai đoạn này, rủi ro kinh doanh thấp sẽ được bổ sung bởi một nguồn vốn
có rủi ro tài chính tương đối cao Có thể đạt được điều này bằng việc kết hợp chính sách chi trả cổ tức cao với việc sử dụng tài trợ nợ
- Chính sách cổ tức trong giai đoạn này có thể cao hơn lợi nhuận sau thuế do khả năng sử dụng thêm nguồn vốn khấu hao bởi lẽ nhu cầu đầu tư cao hơn không còn cần thiết lắm trong giai đoạn suy thoái Kết quả là cổ tức có thể bằng tổng số lợi nhuận và khấu hao, trong trường hợp này, phần chi trả cổ tức thực sự tiêu biểu cho một sự hoàn trả vốn đầu tư cho các cổ đông
Bảng 2.4 Đặc điểm các thông số chiến lược tài chính giai đoạn suy thoái
Giai đoạn suy thoái
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thấp và giảm dần
2.5 Các bước xây dựng chiến lược tài chính của doanh nghiệp
Có năm bước phải thực hiện khi xây dựng chiến lược tài chính: đánh giá thực trạng; dự báo; xây dựng nội dung chiến lược; thực thi chiến lược; đánh giá sơ kết và điều chỉnh
Trang 27Sơ đồ chi tiết các bước xây dựng chiến lược tài chính (xem phụ lục 1)
2.5.1 Đánh giá thực trạng tài chính thông qua các tỷ số tài chính
Mục đích: nhằm đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể
nhận biết những mặt tồn tại về tài chính của doanh nghiệp, đồng thời dự báo khả năng sinh lợi trong tương lai; đánh giá các yếu tố rủi ro tác động đến lợi nhuận dự kiến Các tỷ số tài chính được đánh giá (xem phụ lục 2)
Hình 2.3 Mối liên hệ giữa phân tích báo cáo và quyết định đầu tư
Chiều thời gian
Khả năng sinh lời
Rủi ro (khả năng thanh
toán ngắn và dài hạn)
Quyết định đầu tư
Lợi nhuận dự kiến Rủi ro
2.5.2 Dự báo tài chính
Từ các dự báo về sản xuất kinh doanh, các yếu tố vi mô, vĩ mô, cùng các yếu tố
khác tác động đến doanh nghiệp ta lập dự tính nhu cầu tài chính trong tương lai của tổ chức và trên cơ sở dự báo đó lên kế hoạch tài chính
2.5.3 Xây dựng nội dung chiến lược
Kế hoạch tài chính gồm:
+ Phân tích đầu tư: thông qua đánh giá các tiêu chuẩn (hiện giá thuần – NPV, tỷ suất thu nhập nội bộ – IRR, chỉ số sinh lời – PI, thời gian thu hồi vốn – PP) và chọn phương án tài trợ cho doanh nghiệp (huy động nợ hay huy động vốn)
+ Dự toán cho tương lai trên cơ sở của các quyết định hiện tại
+ Quyết định các phương án tài chính
+ Đánh giá hiệu quả của các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch
Trang 282.6 Một số nghiên cứu trước đây và thực tiễn áp dụng chiến lược tài chính tại một
số doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam thường hay chú trọng vào chiến lược kinh doanh,
để xây dựng được một chiến lược kinh doanh khoa học theo từng thời điểm của kinh tế thị trường và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ có mấy công ty làm được Vì thế, chiến lược tài chính là một lĩnh vực tương đối mới mẽ “cao cấp” và “bảo mật” đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Trước đây các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế tập trung, bao cấp nên lĩnh vực chiến lược tài chính cũng chỉ được đề cập ở một số ít các công ty hoặc tổng công ty nhà nước, một số doanh nghiệp liên doanh Các chiến lược này có một số hạn chế nhất định của nó do điều kiện kinh tế thị trường ở thời điểm đó chưa cho phép
Đề tài nghiên cứu của ThS Vũ Đăng Linh (2003) về “Chiến lược tài chính
của Tổng công ty thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA”
Về mặt lý luận đề tài cũng nêu rõ cở sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và chiến lược tài chính ứng với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Điểm hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là chưa xác định được rõ ràng công ty đang phát triển ở giai đoạn nào Thiếu ý kiến đánh giá khách quan về công ty của các chuyên gia, các tổ chức chuyên nghiệp bên ngoài Các giải pháp được đề xuất ở tầm vĩ mô tương đối đầy
đủ Vì doanh nghiệp tác giả nghiên cứu là tổng công ty nhà nước nên ngoài nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn nội bộ ra thì gần như tác giả chưa có một đề xuất nào để tận dụng các công cụ huy động vốn trên thị trường tài chính
Đề tài nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), “Chiến lược tài
chính của G7MART – Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam giai đoạn khởi sự 2007-2009”
Về mặt lý luận đề tài cũng làm rõ các cơ sở lý thuyết liên quan đến tài chính doanh nghiệp và các chiến lược tài chính ứng với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Thiếu ý kiến đánh giá khách quan về công ty của các chuyên gia, các tổ chức chuyên nghiệp bên ngoài Nguồn tài trợ thích hợp cho chiến lược tài chính giai đoạn
Trang 29khởi sự là vốn cổ phần nhưng tác giả lại đề xuất sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ngắn hạn trên thị trường Tuy nhiên để một doanh nghiệp thành công thì không chỉ có chiến lược tài chính tốt mà cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả Sự không thành công của G7 Mart như chúng ta thấy hiện nay là sự sai lầm về chiến lược tổ chức kênh phân phối, tham vọng phát triển quá lớn nên các dự báo về kinh doanh chưa khách quan, khâu logistics tổ chức chưa tốt dẫn đến giá thành phân phối cao, trong khi hệ thống bán lẻ trên thị trường Việt Nam ở thời điểm đó cạnh tranh rất khốc liệt
Xét trong thực tế về những chiến lược tài chính thành công của một số công ty niêm yết trên thị trường
Công ty cổ phần chứng khoán Gia quyền (mã chứng khoán EPS) giai đoạn
khởi sự:
Năm 2007 VN Index tăng lên đến 1.000 điểm, tuy mới hoạt động từ tháng 7/2007 nhưng EPS đã có lợi nhuận sau thuế là 110 triệu đồng Sang năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam rớt giá mạnh xuống dưới 500 điểm, tình hình đã làm cho hoạt động giao dịch mua bán, phát hành suy giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu của công
ty giảm theo, cộng thêm sự thua lỗ của tự doanh đã làm cho lợi nhuận của công ty lỗ đến 35.489 triệu đồng Trong tình hình này công ty đưa ra các quyết định về chiến lược tài chính như sau:
- Quyết định đầu tư: Trong giai đoạn này công ty không có quyết định đầu tư nào đáng kể ngoài tự doanh
- Quyết định chính sách cổ tức: Do lợi nhuận năm 2007 chỉ là 110 triệu đồng, trong khi năm 2008 lỗ 35.489 triệu đồng, nên công ty quyết định không chia cổ tức
- Quyết định tài trợ: Cuối năm 2007 do tình hình thị trường khó khăn với những nhu cầu mua bán, công ty vay ngắn hạn 10 tỉ đồng, trong năm 2008 công ty còn vay ngắn hạn thêm 30,9 tỉ đồng và đã trả 38,5 tỉ đồng chỉ còn lại 2,4 tỉ đồng
Theo l ý thuyết chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự công ty đã làm đúng 2
quyết định đầu tư và chính sách cổ tức Nhưng ở quyết định tài trợ trong giai đoạn này đúng ra công ty phải sử dụng 100% vốn chủ sở hữu, hoặc sử dụng nguồn vốn tài trợ từ
Trang 30ngắn hạn và những khoản chiếm dụng chờ chi trả đã làm cho cơ cấu nguồn vốn thay đổi từ đó làm cho công ty có những rủi ro về tài chính nhất định khi sử dụng đến vốn vay Công ty chấp nhận tình hình này là do:
- Với sự thua lỗ năm 2008 vốn chủ sở hữu công ty từ 135,11 tỉ đồng giảm xuống còn 99,62 tỉ đồng Để bù đắp lại, công ty cần có nguồn tài trợ thật nhanh
- Do đặc thù của ngành chứng khoán là cần lượng tiền mặt lớn làm đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh
- Các công ty nước ngoài lúc đó chưa được phép mở công ty chứng khoán 100% vốn tại Việt Nam
- Trong giai đoạn này với tình hình lúc đó của Thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm chưa quan tâm đến những công ty trong lĩnh vực chứng khoán
- Năm 2008 công ty đã hạn chế tự doanh vì tình hình thị trường và tăng cường các dịch vụ như môi giới, tư vấn… để tăng doanh thu
Với chiến lược tài chính tương ứng với giai đoạn khởi sự của mình, mặc dù chưa
hoàn toàn đúng theo l ý thuyết ở 3 quyết định nhưng EPS đã vượt qua được khó khăn
trong giai đoạn hiện tại, hình ảnh và giá trị doanh nghiệp được cải thiện dần trên thị trường
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quí Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) giai
đoạn tăng trưởng:
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quí Phú Nhuận hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trang sức với các nhãn hiệu nổi tiếng như PNJ Silver, PNJ Gold, PNJ CAO FINE Jewelry Công ty có hệ thống phân phối lớn tại Việt Nam, đến cuối năm 2007 PNJ có
13 chi nhánh, 86 cửa hàng và hơn 3.000 nhà phân phối trên cả nước Với chiến lược kinh doanh kể từ năm 2008 như sau:
- Tiếp tục đầu tư tối đa cho các chi nhánh và các cửa hàng lớn tại vị trí trung tâm
- Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất
Trang 31- Nghiên cứu cho ra đời các dòng sản phẩm mới Triển khai chương trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và xu hướng nữ trang trong và ngoài nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
- Đào tạo lực lượng nhân viên bán hàng trở thành đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
- DOL năm 2007 là 8,37 điều này cho thấy rủi ro kinh doanh của công ty rất cao
- DFL năm 2007 là 0,12 điều này cho thấy rủi ro tài chính của công ty ở mức thấp
- Trong tình hình này công ty đã thực hiện chiến lược tài chính như sau:
+ Quyết định đầu tư: Để đáp ứng nhu cầu của kế hoạch kinh doanh nhằm mở rộng thị trường, việc này đòi hỏi PNJ phải tăng vốn để tài trợ
+ Quyết định tài trợ: Tháng 3/2007 PNJ đã tiến hành chia thưởng với tỷ lệ 1:1
để tăng vốn thêm 240 tỷ bằng vốn thặng dư Tháng 06/2007 công ty đã tiến hành đấu giá 60 tỷ mệnh giá cổ phiếu OTC để tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ Đồng thời PNJ cũng thu hút các quỹ đầu tư góp vốn vào công ty như Vinacapital, Vietnam Alezea Fund, Chứng khoán NH Đông Á…Tháng 11/2008, công ty đã điều chỉnh mệnh giá từ 100.000 đồng thành 10.000 đồng, đây là một bước tạo điều kiện để cổ phiếu của công
ty dễ tiếp cận hơn và niêm yết trên thị trường chứng khoán
+ Quyết định chính sách cổ tức: Năm 2007 PNJ chia thưởng tỷ lệ 1:1, năm 2008 chia cổ tức 2 đợt là 8% và 18%
Theo lý thuyết chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng thì PNJ đã thực hiện đúng 2 quyết định đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, riêng quyết định chính
sách cổ tức lợi nhuận có hơi cao so với l ý thuyết Với chiến lược tài chính như trên đã
tạo nền tảng cho PNJ đứng vững trong giai đoạn kinh tế khó khăn năm 2008-2009 Công ty luôn tăng trưởng và phát triển cho đến ngày nay, thương hiệu Vàng bạc, Đá quí của PNJ ngày càng được mở rộng
Trang 322.7 Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược tài chính
Từ những nghiên cứu trước đây và sự thành công trong việc áp dụng chiến lược tài chính trong thực tế ở một số công ty, để xây dựng và thực hiện thành công chiến lược tài chính thì cần phải:
- Phân tích, đánh giá chính xác thực trạng tài chính của công ty, công ty đang ở gia đoạn nào của chu kỳ kinh doanh
- Trong quá trình xây dựng chiến lược phải lấy thực trạng của doanh nghiệp làm
cơ sở Bên cạnh đó kết hợp và phát huy những mặt mạnh, lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường, những dự báo về môi trường kinh doanh…
- Do môi trường kinh doanh đa dạng, đặc điểm của từng doanh nghiệp không
giống nhau nên khi áp dụng khung l ý thuyết chiến lược tài chính vào doanh nghiệp sẽ
có sự không trọn vẹn, tức là có thể một trong ba chiến lược đó không được thực hiện đầy đủ Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn thành công, vượt qua được những khó khăn
trong giai đoạn đó
- Trong quá trình thực hiện chiến lược phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời, linh hoạt những vấn đề phát sinh xảy ra không phù hợp hoặc ngoài dự tính của kế hoạch
Kết luận chương 2
Với mục đích hệ thống hóa lại những cơ sở lý luận cơ bản, chương 2 đã khái quát
và phân tích các chiến lược tài chính tương ứng với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Nội dung của chiến lược tài chính Các bước xây dựng chiến lược tài chính
Ngoài ra, tác giả còn đánh giá một số đề tài nghiên cứu trước đây về chiến lược tài chính Tham khảo chiến lược tài chính thành công trong thực tế ở một số công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoản để làm cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm
Từ việc phân tích khung l ý thuyết trong chương 2, tác giả nhận thấy tương đối
đầy đủ để làm cơ sở đi vào phân tích thực trạng tại doanh nghiệp
Trang 33CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ĐẾN NĂM 2013
3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
3.1.1 Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG
- Tên giao dịch: Pharimexco
- Trụ sở chính: Số 150, đường 14/9, phường 5, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
và các loại bao bì dùng trong ngành dược
- Sở niêm yết: Sở giao dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE)
- Mã chứng khoán: DCL
Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Cửu Long được thành lập từ năm 1976 Doanh nghiệp chuyển đổi theo mô hình cổ phần hóa từ năm 2005 và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh vào năm 2008 Đến thời điểm 31/12/2013, quy mô tài sản của công ty đạt 640 tỷ đồng với vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng
Hiện tại, số lượng cán bộ công nhân viên hơn 930 người Cơ sở vật chất của Công ty bao gồm 5 nhà máy, trong đó có 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO là nhà máy sản xuất dược phẩm nhóm non bêta - lactam, nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh
Trang 34nhóm Cephalosporin, nhà máy sản xuất thuốc kem-siro, nhà máy sản xuất capsule I, II
và nhà máy sản xuất dụng cụ y tế
Công ty có hệ thống kinh doanh bao gồm 45 chi nhánh và phòng giao dịch với hơn 3.800 điểm bán lẻ tại 15 tỉnh thành trên cả nước Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được quản lý bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, ISO/IEC 17025:2005, GMP-WHO, GLP, GSP, quản lý chất lượng toàn diện TQM và 5S, các chi nhánh lớn trên cả nước đều đạt tiêu chuẩn GDP
Doanh nghiệp hiện có 2 công ty thành viên bao gồm: Công ty TNHH MTV Dược phẩm VPC-Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Mekong Pharma
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long tiền thân là Xí Nghiệp Dược Phẩm Cửu Long được thành lập vào năm 1976 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Cửu Long nay là UBND tỉnh Vĩnh Long
- Từ năm 1976 đến khi cổ phần hóa tháng 8/2004, UBND tỉnh Cửu Long nay là UBND tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư để phát triển công ty nhằm mục đích sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh
và cung cấp cho cả nước
- Tháng 8/2004 thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ, Công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phầm với tên gọi mới là Công
Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long theo quyết định số 2314/QĐUB ngày 09/08/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long
- Ngày 17/09/2008, Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với mã giao dịch DCL
3.1.3 Một số thành tích đạt được
- Năm 2005 Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3
- Năm 2005 đạt Giải thưởng “Sản phẩm Việt uy tín – chất lượng”, Giải vàng Chất Lượng Việt Nam và “Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu xuất sắc năm 2006”
- Năm 2007, Thương hiệu VPC đạt Topten Thương hiệu Uy tín, chất lượng
Trang 35- Năm 2008, được chứng nhận: Thương hiệu uy tín – Trusted Brand 2008”
- Tổng giám đốc đạt được danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007
- Tổng giám đốc đạt được danh hiệu Chiến sĩ thi đua Toàn quốc năm 2008
- Năm 2010 được chứng nhận danh hiệu “Top 500 thương hiệu Việt”
- Năm 2010 Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì
- Năm 2011 đạt giải thưởng “Cúp vàng Topten thương hiệu Việt”
- Năm 2011 đạt giải thưởng “Top 500 sản phẩm, Dịch vụ hàng đầu tại Việt nam”
- Năm 2013 Sản phẩm Capsule của DCL đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng, dịch
vụ vàng” do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn
3.2 Tình hình tài chính của DCL
3.2.1 Các tỷ số tài chính
3.2.1.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán
Bảng 3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán của DCL
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013
Chỉ số thanh toán ngắn hạn của DCL trong 3 năm trở lại đây đều duy trì ở mức tối thiểu trên 1 Tuy nhiên, có thể nhận thấy mức độ an toàn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống vào năm 2011, được hồi phục dần trong năm 2012, 2013 Khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì DCL hiện đang ở mức kém an toàn nhất Trong khi các doanh nghiệp khác luôn duy trì
Trang 36này cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được tài trợ gần như hoàn toàn bởi vốn vay ngắn hạn, mà một khi vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ làm cho dòng tiền của doanh nghiệp chậm luân chuyển, trong khi đó các khoản vay nợ ngắn hạn thường xuyên đến hạn sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong thanh khoản ngắn hạn
Bảng 3.2 Hệ số thanh toán các doanh nghiệp ngành dược 2013
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.1.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính
Bảng 3.3 Các chỉ số về cơ cấu tài chính của DCL
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 75,5 94,5 47,9 83,0 75,6
Trang 37gần đây, tuy nhiên chất lượng tài sản ngắn hạn cần được đánh giá một cách cẩn trọng
do trọng số chủ yếu rơi vào khoản phải thu và hàng tồn kho
Quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp đã có sự gia tăng nhanh chóng trong 3 năm tăng từ 640,7 tỷ năm 2009 lên 792,1 tỷ năm 2010 và 841,7 tỷ năm 2011 Tuy nhiên thực chất sự gia tăng tổng tài sản này lại đến từ việc chậm lưu chuyển hàng hóa
và kỳ thu tiền (cụ thể là các khoản mục hàng tồn kho và phải thu khách hàng: năm
2009 khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho lần lượt là 208 tỷ và 112 tỷ đồng đã tăng lên 323 tỷ và 236 tỷ trong năm 2011) trong khi các khoản mục tài sản dài hạn không có biến động lớn Như vậy tỷ trọng của nhóm tài sản ngắn hạn này trên tổng tài sản đang có thay đổi theo xu hướng tăng dần là điểm đáng lưu ý đối với doanh nghiệp
Hình 3.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Phải thu KH Hàng tồn kho Tài sản dài hạn
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013
Qua đó có thể thấy thực trạng khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải nằm ở khâu bán hàng Hàng hóa sản xuất ra bị ứ đọng không tiêu thụ được (trong cơ cấu hàng tồn kho, thành phẩm đang chiếm tới 53% giá trị), trong khi đó áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành đã buộc công ty phải thực hiện các chính sách cho
nợ, trả chậm tiền hàng Chính sự gia tăng khá lớn của hàng tồn kho và các khoản phải thu đã làm thâm hụt nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp đã phải sử dụng các khoản nợ ngắn hạn nhằm bù đắp cho vốn lưu động bị chiếm dụng
Trang 38xảy ra là quy mô tài sản doanh nghiệp liên tục tăng lên trong khi doanh thu tạo ra lại không có sự chuyển biến tương ứng và đáng kể do hầu hết những tài sản tăng lên của doanh nghiệp đều là những tài sản “chết”
Tuy nhiên trong năm 2012, 2013 thì những vấn đề nêu trên của doanh nghiệp đang được cải thiện đáng kể Doanh nghiệp đang thực hiện giảm dần các khoản công
nợ phải thu và hàng tồn kho (cuối năm 2013 số dư chỉ còn tương ứng là 190 và 178 tỷ)
bổ sung nguồn vốn lưu động bị thiếu hụt, thanh toán một phần nợ vay ngắn hạn, giảm thiểu chi phí tài chính
Khoản mục tài sản dài hạn của doanh nghiệp không có biến động nhiều trong những năm gần đây Doanh nghiệp không đầu tư thêm dự án nào mới, nguyên nhân là
do công ty hiện vẫn chưa khai thác được hết công suất của các dự án cũ, trong khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn và liên tục phải đi vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp đã giảm mạnh từ 0,9 trong năm 2009 xuống còn 0,7 và 0,75 trong năm 2010, 2011 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang giảm sút một cách nhanh chóng Năm 2012, 2013 với sự thu hẹp quy mô các khoản phải thu và hàng tồn kho, chỉ số này cũng được cải thiện đáng kể (xấp xỉ 0,92 và 1,1) Trong những năm tiếp theo, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh, Công ty nên tập trung khai thác tối đa tư liệu sản xuất, không đầu tư mới, tập trung nâng cao hiệu quả nguồn lực, tài sản hiện hữu
Hình 3.2 Quy mô tổng tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013
Trang 39Về cơ cấu tài sản, một điểm khá đặc thù đối với các doanh nghiệp dược phẩm là tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn
Thông thường, đối với một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, quy mô tài sản dài hạn (trong đó phần lớn là tài sản cố định) có ý nghĩa khá quan trọng, là thước đo phản ánh rõ nét năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ngành dược, vấn đề đặt ra là việc mở rộng quy mô, năng lực sản xuất liệu có thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không?
Hình 3.3 Cơ cấu tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong ngành sản xuất dược phẩm, việc phát triển và mở rộng sản xuất không chỉ phụ thuộc vào khả năng huy động được vốn đầu tư, mà quan trọng hơn là phải tính toán và dự báo một cách chính xác yêu cầu về vốn lưu động khi tư liệu sản xuất mới được đưa vào khai thác Đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, khi doanh thu lớn, đồng nghĩa với yêu cầu chi phí lớn, nhưng quy mô vốn chủ nhỏ, nên nhu cầu vốn lưu động được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng Đối với những doanh nghiệp có chiến lược tích lũy vốn đúng đắn (chủ yếu là tích lũy từ nguồn lợi nhuận hàng năm), gánh nặng từ khoản vay ngắn hạn sẽ được giảm bớt Ngược lại, nếu doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, khi chi phí sử dụng vốn vay lớn có thể sẽ triệt tiêu hết lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
Trang 40được cân nhắc và xây dựng chủ yếu dựa vào khả năng tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp đó
Đối với DCL, tính hợp lý của cơ cấu này sẽ được đưa ra sau khi phân tích và đánh giá chi tiết của từng khoản mục tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm chủ yếu là phải thu khách hàng và hàng tồn kho, tiền mặt ít, khiến cho công
ty có thể gặp nhiều rủi ro về thanh khoản
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản nhất định và nguồn tài trợ vốn lưu động tương ứng Với ý nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản nói chung và bảo toàn tài sản ngắn hạn nói riêng là một nội dung rất quan trọng
Bảo toàn tài sản ngắn hạn thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hóa tăng lên nói riêng, cũng như duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói chung
Về cơ bản, yêu cầu tiên quyết đối với tài sản ngắn hạn là có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng (tính thanh khoản cao) nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu thông thường cũng như bất thường của doanh nghiệp Để đánh giá được vấn đề này, cần đánh giá chi tiết khoản mục của tài sản ngắn hạn như sau:
Hình 3.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của DCL 2013
Hàng tồn kho
46%
Tiền mặt4%
Phải thu khách hàng50%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2013
Về tổng thể cơ cấu tài sản ngắn hạn, hạng mục tiền mặt chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (2-4%) được duy trì trong nhiều năm và đẩy toàn bộ áp lực tạo thanh khoản