Lạm phát

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 69)

Theo Ủy ban kinh tế Quốc hội, một nền kinh tế sẽ vận hành tốt hơn khi xét về tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, về việc làm và về cải thiện đời sống nhân dân, nếu tỷ lệ lạm phát thấp và được duy trì ở mức ổn định. Bởi vì kỳ vọng lạm phát sẽ khiến hành vi của các thực thể kinh tế trở nên không ổn định. Có thể nói, mọi động thái bất thường và bất hợp lý của chỉ số lạm phát đều để lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền giảm giá trị là tin xấu đối với hầu hết người dân. Lạm phát bóp méo giá cả, làm giảm giá trị các khoản tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư, kích hoạt chuyển dịch vốn vào các tài sản bằng ngoại tệ, đầu tư kim loại quý và bất động sản, hạn chế tăng trưởng kinh tế và tới cực điểm nó có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội và chính trị.

kinh tế, làm cho tổng cầu giảm, chi tiêu giảm (C), đầu tư (I) giảm. Giảm phát làm tăng giá trị các khoản nợ danh nghĩa và nếu quá mức có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ hay phá sản các con nợ, cuối cùng là gây tác hại đến nền kinh tế. Điều đáng ngại là giảm phát làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ do khả năng truyền tải tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất thực giảm sút. Vì vậy, làm thế nào để duy trì và kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý trở thành vấn đề trung tâm, mục tiêu tối cao của chính sách tiền tệ để phát huy tác dụng giảm sự cản trở của lạm phát.

Để thực hiện mục tiêu ổn định và kiềm chế lạm phát Ngân hàng Trung ương đã áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Theo IMF “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chình sách tiền tệ”.

Sau một thời gian dài chuẩn bị các điều kiện, chính sách được áp dụng ngầm định từ năm 2013 với lạm phát mục tiêu là 6%/năm với độ lệch là ±2% cho 5 năm đầu và 4 với độ lệch là ±1 cho những năm tiếp theo. Ta có thể dự báo lạm phát cho các năm sắp tới như sau:

Bảng 4.1 Dự báo lạm phát đến năm 2018

Lạm phát 2013 2014f 2015f 2016f 2017f 2018f

Cao nhất 8% 8% 8% 8% 8% 5%

Trung bình 6% 6% 6% 6% 6% 4%

Thấp nhất 4% 4% 4% 4% 4% 3%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Uỷ ban kinh tế Quốc hội

Với tỷ lệ lạm phát năm 2013 là 6,3% chứng tỏ việc áp dụng chính sách tiền tệ tỷ giá mục tiêu bước đầu có hiệu quả. Với kinh nghiệm phòng chống lạm phát trong những năm gần đây cùng với sự cam kết theo lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương ta có thể tin tưởng vào sự ổn định của lạm phát trong những năm tới.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 69)