Dự báo môi trường kinh doanh dược phẩm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 67)

4.1.1 Dự báo kinh tế vĩ mô

Trong xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại thì cũng có những nguy cơ tác động không nhỏ lên nền kinh tế và ngành công nghiệp dược Việt Nam. Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực, năng động, sáng tạo, hiệu quả vào nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương cấp khu vực và quốc tế. Chính những thành công đó đã góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên khu vực và thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển quan hệ làm ăn kinh tế ở cấp vi mô cho các doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây bất chấp những biến động về kinh tế, tài chính thế giới, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khá cao nhiều năm liên tục, đã hoàn thành trước hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã từng bước chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2009 Chính phủ Nhật Bản từng công nhận Việt Nam là nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất.

Sự thay đổi mô hình tăng trưởng được đề cập trong “Dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011-2020” trình Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Những dự báo triển vọng lạc quan của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới đây đang có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong điều hành vĩ mô đã góp phần làm nên những nhân tố nền tảng hỗ trợ cho xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Hiệu quả hoạt động của ngành dược chịu tác động lớn của những nhân tố sau:

Biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên phụ liệu dược trên thế giới.

Các chính sách quản lý của nhà nước, các tác động mạnh mẽ đến ngành dược như: Chính sách quản lý về sản xuất kinh doanh và phân phối thuốc, quản lý về chất lượng, quản lý về giá thuốc,...

4.1.1.1 Tỷ giá

Quản lý tỷ giá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và cán cân thương mại luôn là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá. USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỷ giá. Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá VND/USD căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các Ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND.

Đối với ngành dược hơn 80% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, sự tác động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm. Bên cạnh đó dược phẩm là một trong những nhóm hàng được Nhà nước “ưu tiên” đưa vào danh sách kiểm soát giá. Giá cả nguyên liệu đầu vào luôn biến động theo tỷ giá và các nguyên nhân khách quan khác, trong khi đó giá đầu ra thì không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến doanh nghiệp dược chịu rủi ro về giá khá lớn. Tuy nhiên, vì dược phẩm là nhóm hàng ít nhạy cảm với giá nên doanh nghiệp dược cũng được người tiêu dùng chia sẻ một phần rủi ro.

Hình 4.1 Tỷ giá VND/USD trung bình 2007-2013

20,490 20,828 21,135 18,613 17,065 16,302 16,105 0 10,000 20,000 30,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây cũng mang lại nhiều hiệu quả. Tỷ giá trung bình năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 1,65%, năm 2013 so với năm 2012 chỉ tăng 1,47%. Trong những năm vừa qua Việt Nam áp dụng cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh với biên độ nhỏ từ ±3% đến ±5% và ±1% từ ngày 11/02/2011 cho đến nay (Ủy Ban kinh tế Quốc Hội, “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu”, NXB Trí thức 2013).

Bình ổn tỷ giá VND/USD là một trong những mục tiêu vĩ mô khó khăn nhất trong chính sách điều hành kinh tế của nhà nước do qui mô nền kinh tế Việt Nam tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực và thế giới, dự trữ ngoại hối của ta còn yếu, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu…Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới sang năm 2014 sẽ hồi phục dần, kinh tế Việt Nam sẽ có khởi sắc tốt, các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước sẽ phát huy hiệu quả, trong đó có bình ổn tỷ giá. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng tìm kiếm và học hỏi để vươn lên của mình. Doanh nghiệp có thể tự phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn cho mình thông qua các công cụ quản trị rủi ro trên thị trường tài chính.

4.1.1.2 Lạm phát

Theo Ủy ban kinh tế Quốc hội, một nền kinh tế sẽ vận hành tốt hơn khi xét về tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, về việc làm và về cải thiện đời sống nhân dân, nếu tỷ lệ lạm phát thấp và được duy trì ở mức ổn định. Bởi vì kỳ vọng lạm phát sẽ khiến hành vi của các thực thể kinh tế trở nên không ổn định. Có thể nói, mọi động thái bất thường và bất hợp lý của chỉ số lạm phát đều để lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền giảm giá trị là tin xấu đối với hầu hết người dân. Lạm phát bóp méo giá cả, làm giảm giá trị các khoản tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư, kích hoạt chuyển dịch vốn vào các tài sản bằng ngoại tệ, đầu tư kim loại quý và bất động sản, hạn chế tăng trưởng kinh tế và tới cực điểm nó có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội và chính trị.

kinh tế, làm cho tổng cầu giảm, chi tiêu giảm (C), đầu tư (I) giảm. Giảm phát làm tăng giá trị các khoản nợ danh nghĩa và nếu quá mức có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ hay phá sản các con nợ, cuối cùng là gây tác hại đến nền kinh tế. Điều đáng ngại là giảm phát làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ do khả năng truyền tải tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất thực giảm sút. Vì vậy, làm thế nào để duy trì và kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý trở thành vấn đề trung tâm, mục tiêu tối cao của chính sách tiền tệ để phát huy tác dụng giảm sự cản trở của lạm phát.

Để thực hiện mục tiêu ổn định và kiềm chế lạm phát Ngân hàng Trung ương đã áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Theo IMF “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chình sách tiền tệ”.

Sau một thời gian dài chuẩn bị các điều kiện, chính sách được áp dụng ngầm định từ năm 2013 với lạm phát mục tiêu là 6%/năm với độ lệch là ±2% cho 5 năm đầu và 4 với độ lệch là ±1 cho những năm tiếp theo. Ta có thể dự báo lạm phát cho các năm sắp tới như sau:

Bảng 4.1 Dự báo lạm phát đến năm 2018

Lạm phát 2013 2014f 2015f 2016f 2017f 2018f

Cao nhất 8% 8% 8% 8% 8% 5%

Trung bình 6% 6% 6% 6% 6% 4%

Thấp nhất 4% 4% 4% 4% 4% 3%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Uỷ ban kinh tế Quốc hội

Với tỷ lệ lạm phát năm 2013 là 6,3% chứng tỏ việc áp dụng chính sách tiền tệ tỷ giá mục tiêu bước đầu có hiệu quả. Với kinh nghiệm phòng chống lạm phát trong những năm gần đây cùng với sự cam kết theo lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương ta có thể tin tưởng vào sự ổn định của lạm phát trong những năm tới.

4.1.1.3 Chính sách quản lý của nhà nước

Môi trường kinh doanh dược năm 2014 trở đi tiếp tục bị chi phối bởi thông tư số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ y tế - Bộ tài chính. Thông tư này đã tạo ra những thuận lợi và những áp lực lên doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược.

+ Những thuận lợi: Tại điều 16 điểm 4 qui định “Ưu tiên xét chọn trúng thầu mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu”, điều 7 qui định về phân chia gói thầu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dược trong nước khi tham gia đấu thầu, khả năng trúng thầu cao hơn so với thuốc nhập khẩu.

+ Những áp lực: Tại điều 7 qui định về phân chia gói thấu ngoài việc tăng khả năng trúng thầu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược trong nước, nó cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải nỗ lực rất lớn trong việc giảm giá thành sản xuất, gia tăng chất lượng sản phẩm. Tại điểm d điều 23 đã làm hạn chế khả năng cung cấp vượt giá trị gói thầu của các doanh nghiệp khi cơ sở điều trị có nhu cầu thuốc vượt kế hoạch, nguyên nhân là do Bộ Y Tế đã ấn định hạn mức ngân sách cho các cơ sở y tế.

+ Ngoài ra qui định số 11/2012/TT-BYT ngày 28/06/2012 của Bộ Y Tế đã tạo áp lực rất lớn cho các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm là phải tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm để không bị trừ điểm khi tham gia đấu thầu thuốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mặc dù có những khó khăn và thuận lợi về mặt pháp lý như trên nhưng nhìn chung do chính sách quy hoạch và ưu tiên hỗ trợ phát triển ngành dược trong nước đến năm 2020, 2030 ngành dược Việt Nam vẫn hưởng được nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước nhất là Cục quản lý dược, Bộ Y Tế.

4.1.2 Dự báo về ngành Dược Việt Nam đến năm 2020

Trong lĩnh vực Dược, sau khi gia nhập WTO thị trường dược đang mở rộng cửa cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu và hậu cần (logistics). Trước đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam chủ yếu đầu tư nhà máy sản xuất thuốc thì nay có khoảng 70 - 80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân phối

Hiện nay, rất nhiều công ty dược phẩm nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam thông qua việc hợp tác với công ty trong nước tham gia vào khâu nhập khẩu và dịch vụ hậu cần trong ngành dược. Tính đến hết năm 2012, có 451 công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam với hình thức phổ biến nhất là văn phòng đại diện và chủ yếu tham gia vào khâu nhập khẩu thuốc, chiếm tỷ lệ đến 70%. Trong khi đó, chỉ có 1/5 tổng số thuốc đang lưu hành tại Việt Nam được sản xuất bởi các công ty này (Bộ Y Tế, “Qui hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”).

So với một số nước phát triển trên thế giới, ngành dược Việt Nam được đánh giá khá non trẻ về “tuổi đời” lẫn kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành dược đang dần “lột xác”, có những bước tiến nhất định. Hiện tại, ngành công nghiệp dược nước ta đã và đang phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng.

Ngành dược được coi là một ngành non trẻ nhưng hiện nay đã có những bước tiến nhất định. Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội.

Năm năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón nhận một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,… ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: Năng lực cạnh tranh còn yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi Chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài.

Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy

luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường.

Theo đánh giá của WHO, công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình-thấp.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức về trình độ công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, môi trường cạnh tranh… công nghiệp dược Việt Nam vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Thị trường nội địa còn chưa được khai thác hết, trong khi nhu cầu chi tiêu cho dược phẩm ngày càng tăng. Các doanh nghiệp dược trong nước đang tích cực đẩy mạnh đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm thay vì chỉ phân phối sản phẩm dược nhập từ nước ngoài như trước đây.

Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.

Các tổ chức quốc tế có những phân loại và xếp hạng khác nhau cho công nghiệp dược: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:

- Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.

- Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc tên gốc (generic); đa số thuốc phải nhập khẩu.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 67)