giai đoạn đến năm 2020
Bảng 4.5 Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành dược Việt Nam đến 2020
Chỉ tiêu 2012 2013f 2014f 2015f 2016f 2017f 2018f
Doanh thu (tỉ USD) 2,84 3,31 3,90 4,54 5,20 5,89 6,6 Tốc độ tăng tưởng hàng năm
(% y-o-y)
18,2 16,8 16 15 13,4 12,6 12
Nguồn: BMI
Dựa trên các nhân tố tích cực như: Các chỉ số kinh tế, xu hướng chẩn đoán và điều trị sớm, đầu tư mạnh về hạ tầng y tế công lập và tư nhân, mức độ tăng trưởng đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực dược. Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013 theo dự đoán của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (BMI) của Anh Quốc.
Hình 4.3 Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam đến năm 2022
Theo báo cáo của BMI, năm 2012, Việt Nam đã chi khoảng 2,84 tỷ USD cho dược phẩm. Trong năm 2013, con số này sẽ tăng lên khoảng 3,31 tỷ USD do chi phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng lên. Năm 2014, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 3,9 tỷ USD. Giá trị thị trường thuốc ước đạt 5,89 tỷ USD vào năm 2017, và mỗi tăng 12% cho đến 2020, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các công ty trong và ngoài nước do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn.
Hiện nay, năng lực của ngành dược trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% về doanh thu, phần còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD. Hiện nay, doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đang xuất khẩu thuốc sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore,...
Theo cam kết của WTO, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, mặc dù chưa được quyền phân phối. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO.