Một số nghiên cứu trước đây và thực tiễn áp dụng chiến lược tài chính tạ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 28)

số doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam thường hay chú trọng vào chiến lược kinh doanh, để xây dựng được một chiến lược kinh doanh khoa học theo từng thời điểm của kinh tế thị trường và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ có mấy công ty làm được. Vì thế, chiến lược tài chính là một lĩnh vực tương đối mới mẽ “cao cấp” và “bảo mật” đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Trước đây các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế tập trung, bao cấp nên lĩnh vực chiến lược tài chính cũng chỉ được đề cập ở một số ít các công ty hoặc tổng công ty nhà nước, một số doanh nghiệp liên doanh. Các chiến lược này có một số hạn chế nhất định của nó do điều kiện kinh tế thị trường ở thời điểm đó chưa cho phép.

Đề tài nghiên cứu của ThS. Vũ Đăng Linh (2003) về “Chiến lược tài chính của Tổng công ty thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA”.

Về mặt lý luận đề tài cũng nêu rõ cở sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và chiến lược tài chính ứng với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Điểm hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là chưa xác định được rõ ràng công ty đang phát triển ở giai đoạn nào. Thiếu ý kiến đánh giá khách quan về công ty của các chuyên gia, các tổ chức chuyên nghiệp bên ngoài. Các giải pháp được đề xuất ở tầm vĩ mô tương đối đầy đủ. Vì doanh nghiệp tác giả nghiên cứu là tổng công ty nhà nước nên ngoài nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn nội bộ ra thì gần như tác giả chưa có một đề xuất nào để tận dụng các công cụ huy động vốn trên thị trường tài chính.

Đề tài nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), “Chiến lược tài chính của G7MART – Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam giai đoạn khởi sự 2007-2009”.

Về mặt lý luận đề tài cũng làm rõ các cơ sở lý thuyết liên quan đến tài chính doanh nghiệp và các chiến lược tài chính ứng với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Thiếu ý kiến đánh giá khách quan về công ty của các chuyên gia, các tổ chức chuyên nghiệp bên ngoài. Nguồn tài trợ thích hợp cho chiến lược tài chính giai đoạn

khởi sự là vốn cổ phần nhưng tác giả lại đề xuất sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ngắn hạn trên thị trường. Tuy nhiên để một doanh nghiệp thành công thì không chỉ có chiến lược tài chính tốt mà cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Sự không thành công của G7 Mart như chúng ta thấy hiện nay là sự sai lầm về chiến lược tổ chức kênh phân phối, tham vọng phát triển quá lớn nên các dự báo về kinh doanh chưa khách quan, khâu logistics tổ chức chưa tốt dẫn đến giá thành phân phối cao, trong khi hệ thống bán lẻ trên thị trường Việt Nam ở thời điểm đó cạnh tranh rất khốc liệt.

Xét trong thực tế về những chiến lược tài chính thành công của một số công ty niêm yết trên thị trường.

Công ty cổ phần chứng khoán Gia quyền (mã chứng khoán EPS) giai đoạn khởi sự:

Năm 2007 VN Index tăng lên đến 1.000 điểm, tuy mới hoạt động từ tháng 7/2007 nhưng EPS đã có lợi nhuận sau thuế là 110 triệu đồng. Sang năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam rớt giá mạnh xuống dưới 500 điểm, tình hình đã làm cho hoạt động giao dịch mua bán, phát hành suy giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty giảm theo, cộng thêm sự thua lỗ của tự doanh đã làm cho lợi nhuận của công ty lỗ đến 35.489 triệu đồng. Trong tình hình này công ty đưa ra các quyết định về chiến lược tài chính như sau:

-Quyết định đầu tư: Trong giai đoạn này công ty không có quyết định đầu tư nào đáng kể ngoài tự doanh.

-Quyết định chính sách cổ tức: Do lợi nhuận năm 2007 chỉ là 110 triệu đồng, trong khi năm 2008 lỗ 35.489 triệu đồng, nên công ty quyết định không chia cổ tức.

-Quyết định tài trợ: Cuối năm 2007 do tình hình thị trường khó khăn với những nhu cầu mua bán, công ty vay ngắn hạn 10 tỉ đồng, trong năm 2008 công ty còn vay ngắn hạn thêm 30,9 tỉ đồng và đã trả 38,5 tỉ đồng chỉ còn lại 2,4 tỉ đồng.

Theo lý thuyết chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự công ty đã làm đúng 2 quyết định đầu tư và chính sách cổ tức. Nhưng ở quyết định tài trợ trong giai đoạn này đúng ra công ty phải sử dụng 100% vốn chủ sở hữu, hoặc sử dụng nguồn vốn tài trợ từ

ngắn hạn và những khoản chiếm dụng chờ chi trả đã làm cho cơ cấu nguồn vốn thay đổi từ đó làm cho công ty có những rủi ro về tài chính nhất định khi sử dụng đến vốn vay. Công ty chấp nhận tình hình này là do:

-Với sự thua lỗ năm 2008 vốn chủ sở hữu công ty từ 135,11 tỉ đồng giảm xuống còn 99,62 tỉ đồng. Để bù đắp lại, công ty cần có nguồn tài trợ thật nhanh.

-Do đặc thù của ngành chứng khoán là cần lượng tiền mặt lớn làm đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh.

-Các công ty nước ngoài lúc đó chưa được phép mở công ty chứng khoán 100% vốn tại Việt Nam.

-Trong giai đoạn này với tình hình lúc đó của Thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư vốn mạo hiểm chưa quan tâm đến những công ty trong lĩnh vực chứng khoán.

-Năm 2008 công ty đã hạn chế tự doanh vì tình hình thị trường và tăng cường các dịch vụ như môi giới, tư vấn… để tăng doanh thu.

Với chiến lược tài chính tương ứng với giai đoạn khởi sự của mình, mặc dù chưa hoàn toàn đúng theo lý thuyết ở 3 quyết định nhưng EPS đã vượt qua được khó khăn trong giai đoạn hiện tại, hình ảnh và giá trị doanh nghiệp được cải thiện dần trên thị trường.

Công ty cổ phần Vàng bạc đá quí Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) giai đoạn tăng trưởng:

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quí Phú Nhuận hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trang sức với các nhãn hiệu nổi tiếng như PNJ Silver, PNJ Gold, PNJ CAO FINE Jewelry. Công ty có hệ thống phân phối lớn tại Việt Nam, đến cuối năm 2007 PNJ có 13 chi nhánh, 86 cửa hàng và hơn 3.000 nhà phân phối trên cả nước. Với chiến lược kinh doanh kể từ năm 2008 như sau:

-Tiếp tục đầu tư tối đa cho các chi nhánh và các cửa hàng lớn tại vị trí trung tâm. -Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất.

-Nghiên cứu cho ra đời các dòng sản phẩm mới. Triển khai chương trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và xu hướng nữ trang trong và ngoài nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

-Đào tạo lực lượng nhân viên bán hàng trở thành đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

-DOL năm 2007 là 8,37 điều này cho thấy rủi ro kinh doanh của công ty rất cao. -DFL năm 2007 là 0,12 điều này cho thấy rủi ro tài chính của công ty ở mức thấp. -Trong tình hình này công ty đã thực hiện chiến lược tài chính như sau:

+ Quyết định đầu tư: Để đáp ứng nhu cầu của kế hoạch kinh doanh nhằm mở rộng thị trường, việc này đòi hỏi PNJ phải tăng vốn để tài trợ.

+ Quyết định tài trợ: Tháng 3/2007 PNJ đã tiến hành chia thưởng với tỷ lệ 1:1 để tăng vốn thêm 240 tỷ bằng vốn thặng dư. Tháng 06/2007 công ty đã tiến hành đấu giá 60 tỷ mệnh giá cổ phiếu OTC để tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ. Đồng thời PNJ cũng thu hút các quỹ đầu tư góp vốn vào công ty như Vinacapital, Vietnam Alezea Fund, Chứng khoán NH Đông Á…Tháng 11/2008, công ty đã điều chỉnh mệnh giá từ 100.000 đồng thành 10.000 đồng, đây là một bước tạo điều kiện để cổ phiếu của công ty dễ tiếp cận hơn và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

+ Quyết định chính sách cổ tức: Năm 2007 PNJ chia thưởng tỷ lệ 1:1, năm 2008 chia cổ tức 2 đợt là 8% và 18%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo lý thuyết chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng thì PNJ đã thực hiện đúng 2 quyết định đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, riêng quyết định chính sách cổ tức lợi nhuận có hơi cao so với lý thuyết. Với chiến lược tài chính như trên đã tạo nền tảng cho PNJ đứng vững trong giai đoạn kinh tế khó khăn năm 2008-2009. Công ty luôn tăng trưởng và phát triển cho đến ngày nay, thương hiệu Vàng bạc, Đá quí của PNJ ngày càng được mở rộng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 28)