3.2.1 Các tỷ số tài chính
3.2.1.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán
Bảng 3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán của DCL
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 375,3 575,9 591,6 436,6 395,6
Trong đó: Hàng tồn kho 112,2 193,1 235,8 163,5 178,0
Nợ ngắn hạn 241,1 451,5 581,6 398,3 328,5
Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 1,56 1,32 1,02 1,1 1,2 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 1,09 0,88 0,61 0,69 0,66
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013.
Chỉ số thanh toán ngắn hạn của DCL trong 3 năm trở lại đây đều duy trì ở mức tối thiểu trên 1. Tuy nhiên, có thể nhận thấy mức độ an toàn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống vào năm 2011, được hồi phục dần trong năm 2012, 2013. Khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì DCL hiện đang ở mức kém an toàn nhất. Trong khi các doanh nghiệp khác luôn duy trì
này cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được tài trợ gần như hoàn toàn bởi vốn vay ngắn hạn, mà một khi vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ làm cho dòng tiền của doanh nghiệp chậm luân chuyển, trong khi đó các khoản vay nợ ngắn hạn thường xuyên đến hạn sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong thanh khoản ngắn hạn.
Bảng 3.2 Hệ số thanh toán các doanh nghiệp ngành dược 2013
Tỷ số DHG TRA DMC IMP DCL
Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 2,18 2,32 1,94 4,77 1,19 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 1,44 0,95 1,12 3,09 0,66
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
3.2.1.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính
Bảng 3.3 Các chỉ số về cơ cấu tài chính của DCL
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 640,7 792,1 841,7 665,8 611,6 Tài sản ngắn hạn 375,3 528,6 591,6 436,6 395,6 Tài sản dài hạn 265,4 263,5 250,1 229,2 216,0 Vốn chủ sở hữu 300,3 279,7 229,6 249,6 279,9 Nợ phải trả 340,1 512,2 612,2 461,2 331,6
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 75,5 94,5 47,9 83,0 75,6
Chi phí lãi vay 14,9 34,9 78,8 63,3 37,2
Tỷ số nợ (lần) 0,53 0,62 0,73 0,63 0,54
Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 6,5 2,8 0,6 1,3 2,1
Tỷ số nợ/vốn chủ (lần) 1,1 1,6 2,6 1,7 1,1
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013.
+ Tài sản:
gần đây, tuy nhiên chất lượng tài sản ngắn hạn cần được đánh giá một cách cẩn trọng do trọng số chủ yếu rơi vào khoản phải thu và hàng tồn kho.
Quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp đã có sự gia tăng nhanh chóng trong 3 năm tăng từ 640,7 tỷ năm 2009 lên 792,1 tỷ năm 2010 và 841,7 tỷ năm 2011. Tuy nhiên thực chất sự gia tăng tổng tài sản này lại đến từ việc chậm lưu chuyển hàng hóa và kỳ thu tiền (cụ thể là các khoản mục hàng tồn kho và phải thu khách hàng: năm 2009 khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho lần lượt là 208 tỷ và 112 tỷ đồng đã tăng lên 323 tỷ và 236 tỷ trong năm 2011) trong khi các khoản mục tài sản dài hạn không có biến động lớn. Như vậy tỷ trọng của nhóm tài sản ngắn hạn này trên tổng tài sản đang có thay đổi theo xu hướng tăng dần là điểm đáng lưu ý đối với doanh nghiệp.
Hình 3.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Đvt: Tỷ đồng 225 298 323 250 190 112 193 236 164 178 265 263 250 229 216 - 50 100 150 200 250 300 350
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Phải thu KH Hàng tồn kho Tài sản dài hạn
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013
Qua đó có thể thấy thực trạng khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải nằm ở khâu bán hàng. Hàng hóa sản xuất ra bị ứ đọng không tiêu thụ được (trong cơ cấu hàng tồn kho, thành phẩm đang chiếm tới 53% giá trị), trong khi đó áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành đã buộc công ty phải thực hiện các chính sách cho nợ, trả chậm tiền hàng. Chính sự gia tăng khá lớn của hàng tồn kho và các khoản phải thu đã làm thâm hụt nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp đã phải sử dụng các khoản nợ ngắn hạn nhằm bù đắp cho vốn lưu động bị chiếm dụng
xảy ra là quy mô tài sản doanh nghiệp liên tục tăng lên trong khi doanh thu tạo ra lại không có sự chuyển biến tương ứng và đáng kể do hầu hết những tài sản tăng lên của doanh nghiệp đều là những tài sản “chết”.
Tuy nhiên trong năm 2012, 2013 thì những vấn đề nêu trên của doanh nghiệp đang được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp đang thực hiện giảm dần các khoản công nợ phải thu và hàng tồn kho (cuối năm 2013 số dư chỉ còn tương ứng là 190 và 178 tỷ) bổ sung nguồn vốn lưu động bị thiếu hụt, thanh toán một phần nợ vay ngắn hạn, giảm thiểu chi phí tài chính.
Khoản mục tài sản dài hạn của doanh nghiệp không có biến động nhiều trong những năm gần đây. Doanh nghiệp không đầu tư thêm dự án nào mới, nguyên nhân là do công ty hiện vẫn chưa khai thác được hết công suất của các dự án cũ, trong khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn và liên tục phải đi vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp đã giảm mạnh từ 0,9 trong năm 2009 xuống còn 0,7 và 0,75 trong năm 2010, 2011 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang giảm sút một cách nhanh chóng. Năm 2012, 2013 với sự thu hẹp quy mô các khoản phải thu và hàng tồn kho, chỉ số này cũng được cải thiện đáng kể (xấp xỉ 0,92 và 1,1). Trong những năm tiếp theo, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh, Công ty nên tập trung khai thác tối đa tư liệu sản xuất, không đầu tư mới, tập trung nâng cao hiệu quả nguồn lực, tài sản hiện hữu.
Hình 3.2 Quy mô tổng tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013
Đvt: Tỷ đồng 3,080 1,087 1,019 869 611 538 324 276
Về cơ cấu tài sản, một điểm khá đặc thù đối với các doanh nghiệp dược phẩm là tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Thông thường, đối với một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, quy mô tài sản dài hạn (trong đó phần lớn là tài sản cố định) có ý nghĩa khá quan trọng, là thước đo phản ánh rõ nét năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ngành dược, vấn đề đặt ra là việc mở rộng quy mô, năng lực sản xuất liệu có thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không?
Hình 3.3 Cơ cấu tài sản các doanh nghiệp ngành dược 2013
Đvt: Tỷ đồng 72% 71% 64% 70% 65% 56% 82% 78% 28% 29% 36% 30% 35% 44% 18% 22% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
DHG TRA IMP DMC DCL OPC DBT DHT
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong ngành sản xuất dược phẩm, việc phát triển và mở rộng sản xuất không chỉ phụ thuộc vào khả năng huy động được vốn đầu tư, mà quan trọng hơn là phải tính toán và dự báo một cách chính xác yêu cầu về vốn lưu động khi tư liệu sản xuất mới được đưa vào khai thác. Đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, khi doanh thu lớn, đồng nghĩa với yêu cầu chi phí lớn, nhưng quy mô vốn chủ nhỏ, nên nhu cầu vốn lưu động được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp có chiến lược tích lũy vốn đúng đắn (chủ yếu là tích lũy từ nguồn lợi nhuận hàng năm), gánh nặng từ khoản vay ngắn hạn sẽ được giảm bớt. Ngược lại, nếu doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, khi chi
được cân nhắc và xây dựng chủ yếu dựa vào khả năng tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp đó.
Đối với DCL, tính hợp lý của cơ cấu này sẽ được đưa ra sau khi phân tích và đánh giá chi tiết của từng khoản mục tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm chủ yếu là phải thu khách hàng và hàng tồn kho, tiền mặt ít, khiến cho công ty có thể gặp nhiều rủi ro về thanh khoản.
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản nhất định và nguồn tài trợ vốn lưu động tương ứng. Với ý nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản nói chung và bảo toàn tài sản ngắn hạn nói riêng là một nội dung rất quan trọng.
Bảo toàn tài sản ngắn hạn thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hóa tăng lên nói riêng, cũng như duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói chung.
Về cơ bản, yêu cầu tiên quyết đối với tài sản ngắn hạn là có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng (tính thanh khoản cao) nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu thông thường cũng như bất thường của doanh nghiệp. Để đánh giá được vấn đề này, cần đánh giá chi tiết khoản mục của tài sản ngắn hạn như sau:
Hình 3.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của DCL 2013
Hàng tồn kho 46% Tiền mặt 4% Phải thu khách hàng 50%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2013
Về tổng thể cơ cấu tài sản ngắn hạn, hạng mục tiền mặt chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (2-4%) được duy trì trong nhiều năm và đẩy toàn bộ áp lực tạo thanh khoản
+ Phải thu khách hàng:
Chính sách bán hàng của công ty ngày càng được nới lỏng nhằm cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành. Hệ quả, công nợ phải thu ngày càng tăng cao, vốn lưu động bị chiếm dụng, có khả năng đối mặt với rủi ro thanh khoản trong tương lai, đặc biệt là đối với bộ phận khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ.
Hình 3.5 Cơ cấu các khoản phải thu của DCL
253 khách hàng, 29% 36 khách hàng, 58% 2.545 khách hàng, 13%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2013
Tính đến thời điểm 31/12/2013, Công ty có khoản 2.834 khách hàng phải thu, trong đó có 2.545 khách hàng có số dư nhỏ hơn 100 triệu đồng, với tổng giá trị phải thu vào khoảng 25 tỷ đồng, 253 khách hàng có số dư từ 100 triệu tới 1 tỷ đồng với tổng giá trị phải thu 55 tỷ đồng và 36 khách hàng có số dư lớn hơn 1 tỷ đồng với giá trị phải thu vào khoảng 110 tỷ đồng.
Rà soát diễn biến các khoản phải thu đối với một số khách hàng lớn, có thể thấy sau khi tăng cao trong năm 2011, các khoản phải thu đang có nhiều hướng giảm nhẹ trong năm 2012, phù hợp với diễn biến giảm mạnh của hạng mục phải thu so với cùng kỳ năm 2011. Diễn biến này được đánh giá là khá tích cực, việc giảm thiểu công nợ phải thu sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được vòng quay tiền, giảm áp lực đối với nguồn vốn lưu động, dẫn đến giảm vay, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, Công ty cần có chính sách quản trị rủi ro đối với các khoản phải thu của 2.545 khách hàng nhỏ lẻ còn lại. Mặc dù hiện tại số dư này chưa nhiều so với tổng doanh thu, nhưng nếu không quản trị tốt, có thể sẽ dẫn tới phải thu khó đòi, một vấn đề thường gặp khi làm việc với các hộ kinh doanh cá thể. Nhìn một cách tổng thể cơ cấu
phải thu lớn hầu hết đều tập trung vào các tổ chức kinh doanh lớn trong đó bao gồm chủ yếu là bệnh viện và một số doanh nghiệp lớn trong ngành. Công ty đã có quan hệ giao thương với các đối tác này trong một thời gian dài, liên tục, nên khả năng thu hồi công nợ là khá cao.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên số dư hạng mục phải thu vẫn đang duy trì ở mức khá cao so với doanh nghiệp cùng ngành. Về lý thuyết, sự tăng trưởng về doanh thu, giả định không có sự thay đổi về chính sách, có thể dẫn đến sự tăng trưởng về phải thu khách hàng cũng như hàng tồn kho. Tuy nhiên, ở DCL quan hệ này không thể hiện sự tuyến tính như vậy. Trong năm 2010, mặc dù doanh thu chỉ tăng khoảng 2 tỷ đồng, nhưng phải thu khách hàng tăng gần 100 tỷ đồng, dẫn tới sự thiếu hụt về nguồn vốn lưu động, thể hiện là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm khoảng 100 tỷ đồng. Hậu quả là công ty phải huy động vốn vay ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu hụt này, dẫn tới chi phí tài chính tăng cao, cùng với một số bất lợi khác đã khiến cho lợi nhuận công ty sụt giảm tới 80%. Phân tích diễn biến điển hình của một năm cho thấy hạng mục phải thu khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty tiếp tục để khách hàng chiếm dụng vốn như hiện nay, khả năng tiếp tục thua lỗ như năm 2011 là rất lớn. Do đó công ty cần phải quyết liệt hơn trong việc quản trị và đẩy mạnh thu hồi công nợ, tăng vòng quay phải thu nhằm giải quyết tức thời áp lực chi phí tài chính, cải thiện dần hiệu quả kinh doanh công ty.
+ Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của công ty chủ yếu bao gồm thành phẩm (45% phần lớn là thuốc kháng sinh bị tồn đọng do tình hình tiêu thụ cạnh tranh) và nguyên vật liệu (38% nhằm ổn định chi phí đầu vào do phần lớn là được nhập khẩu). Lượng hàng tồn kho lớn gây khó khăn về chất lượng lưu trữ (do điều kiện lưu trữ không đồng đều) cũng như hạn chế sự luân chuyển của dòng tiền.
Hình 3.6 Cơ cấu hàng tồn kho của DCL 2013 Nguyên vật liệu, 38% Công dụng cụ, 2% Chi phí SXKD dỡ dang, 4% Thành phẩm, 45% Hàng hóa, 11%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toám của DCL 2013
+ Thành phẩm:
Hình 3.7 Cơ cấu thành phẩm của doanh nghiệp
Dược phẩm, 53% Kháng sinh, 30%
Capsule, 10%Vikimco, 7%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán DCL
Hạng mục thành phẩm chiếm tới 45% giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là hàng kháng sinh (Cephalosporin) và dược phẩm (nhóm non beta lactam). Có thể lý giải hiện tượng này bằng một số nguyên nhân như sau:
- Phương thức bán hàng: Hiện tại DCL có 3 dòng sản phẩm chính: Dược phẩm (bao gồm cả kháng sinh), viên nang và trang thiết bị y tế. Đối với mặt hàng viên nang và trang thiết bị y tế, công ty sản xuất theo đơn đặt hàng và thường thì cung không đủ cầu. Số dư cuối kỳ chủ yếu là phản ánh hàng chuẩn bị xuất cho khách hàng. Trong khi đó, mặt hàng dược phẩm (bao gồm cả kháng sinh) chủ yếu được phân phối qua hai kênh: hệ điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế công cộng … (ETC) và thông qua các chi nhánh, đại lý (OTC) và thông thường công ty rất khó chủ động về mặt sản lượng mà
+ Nguyên liệu:
Hình 3.8 Cơ cấu nguyên liệu của doanh nghiệp
Vật liệu chính tại công ty, 32% Vật liệu chính capsule, 27% Vật liệu chính Vikimco, 11% Tồn kho hóa chất tại
Tp. HCM, 30%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán DCL
Số dư nguyên vật liệu luôn được doanh nghiệp duy trì nhằm đảm bảo tính liên tục và ổn định của hoạt động sản xuất cũng như giảm thiểu rủi ro về mặt tỷ giá do phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài.
Về cơ bản nguyên liệu được lưu trữ tại tổng kho hoặc tại các nhà máy chính của công ty nên đảm bảo được chất lượng, giảm thiểu được rủi ro hư hỏng, hao hụt ngoại trừ tồn kho hóa chất tại TP.HCM.
Cũng giống như thành phẩm, số lượng nguyên vật liệu dự trữ cần được doanh nghiệp tính toán một cách chính xác nhằm đảm bảo tính thông suốt về mặt sản xuất