Bảng 3.7 Các chỉ số về doanh lợi
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 575,5 702,9 630,0 611,8 674,5
Lợi nhuận sau thuế 56,4 56,1 (30,8) 19,0 30,2
Tổng tài sản 640,7 792,1 841,7 665,8 611,6
Nguồn vốn chủ sở hữu 300,3 279,7 229,4 249,6 279,9
Doanh lợi tiêu thụ (ROS %) 10% 2% -5% 3% 4%
Doanh lợi tài sản (ROA %) 9,5% 7,4% -3,4% 2,5% 4,7% Doanh lợi vốn tự có (ROE %) 19,5% 17,9% -10,2% 8% 11,4%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013.
+ Doanh thu:
Doanh nghiệp có quy mô doanh thu ở mức trung bình, tốc độ tăng trưởng chậm và thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành và chưa tương xứng với quy mô tài sản hiện hữu.
Doanh thu doanh nghiệp tăng trưởng không đều trong mấy năm trở lại đây và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mặt bằng chung của ngành. Năm 2010 hầu như doanh thu công ty không thay đổi, sang đến năm 2011, tình hình có vẻ khả quan hơn khi công ty tăng trưởng hơn 13% (tăng trưởng ngành năm 2011 là 16 – 18%). Việc tăng trưởng
kháng sinh nhóm Cephalosporin đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên việc đưa vào hoạt động 2 nhà máy trên lại chưa đem lại hiệu quả rõ nét cho doanh nghiệp. Bằng chứng là đi ngược lại với sự tăng trưởng doanh thu thì năm 2011 doanh nghiệp bị lỗ 31 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc do công suất hoạt động của 2 nhà máy hiện vẫn còn khá, trong khi đó ảnh hưởng từ việc mất cân đối nguồn vốn từ những năm trước đó khiến chi phí lãi vay tăng cao thì doanh nghiệp hiện vẫn phải gánh chịu.
Hình 3.12 Cơ cấu doanh thu qua các năm theo dòng sản phẩm
29% 35% 33% 30% 15% 18% 20% 22% 21% 20% 22% 27% 17% 15% 15% 10% 18% 12% 10% 11% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2010 2011 2012 2013
Dược phẩm Kháng sinh Capsule Vikimco Hàng ngoài
Nguồn: Phòng tài Kế hoạch tổng hợp DCL
Mặc dù có sự giảm sút về tỷ trọng đóng góp, Dược phẩm vẫn là mặt hàng mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty. Trong khi mới đưa vào khai thác trong năm 2010, dòng sản phẩm kháng sinh đang có sự bứt phá mạnh mẽ và trở thành nguồn thu lớn thứ 2 chỉ sau dược phẩm. Các mảng sản phẩm khác như Capsule, trang thiết bị y tế, hàng liên doanh liên kết có hoạt động ổn định do hầu như đã khai thác tối đa công suất.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty đến từ 4 dòng sản phẩm
Quy mô doanh thu ở mức trung bình, tỷ trọng giá vốn cao, chi phí phụ trợ có xu hướng ngày càng tăng, khiến cho quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp dần bị thu hẹp, thậm chí bị lỗ trong năm 2011.
Trong cơ cấu chi phí, giá vốn là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất (đặc biệt đối với các sản phẩm dụng cụ y tế, hàng liên doanh liên kết và Capsule). Các mặt hàng còn lại (dược phẩm và kháng sinh) mặc dù tỷ trọng giá vốn khá thấp, tuy nhiên sự gia tăng của chi phí hỗ trợ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của 2 ngành hàng này.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang được cải thiện dần. Lợi nhuận của công ty đang có chiều hướng tăng trở lại sau khi gặp nhiều khó khăn ở năm 2011. Năm 2012, 2013 tình hình doanh nghiệp được cải thiện hơn khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 19 tỷ đồng, 30 tỷ đồng do giảm thiểu được chi phí lãi vay.
Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của công ty đang có chiều hướng hồi phục, đặc biệt trong năm 2013 doanh nghiệp lãi 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn chưa tương xứng với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Hình 3.13 Tỷ lệ chi phí lãi vay và chi phí bán hàng qua các năm
9% 17% 19% 15% 5% 4% 8% 12% 10% 12% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 2009 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận gộp biên của doanh nghiệp trong những năm 2009-2011 luôn duy trì ở mức ổn định từ 24 – 26%, năm 2012 là 28%, 2013 là 32% . Do đó vấn đề thua lỗ của doanh nghiệp trong năm 2011 không xuất phát từ quá trình sản xuất mà bắt nguồn từ việc kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp và việc mất cân đối cơ cấu nguồn vốn. Trong 2 năm 2012, 2013 các chi phí hoạt động được kiểm soát tốt hơn và doanh nghiệp bắt đầu có lãi.
Có thể nhận thấy sự tăng trưởng doanh thu không theo kịp tăng trưởng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Năm 2009, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 9% doanh thu thì con số này đã tăng lên gấp đôi trong năm 2010 và 2011 (17 và 19%). Trong khi đó chi phí lãi vay cũng gia tăng một cách nhanh chóng khi tăng từ 3,5% năm 2009 lên 7,5% năm 2010 và 12% năm 2011. Chính việc bùng phát chi phí như vậy trong khi doanh thu cũng như lợi nhuận gộp biên không có thay đổi đáng kể đã dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh ngày một đi xuống của doanh nghiệp. Năm 2012, 2013 với việc siết chặt quản trị công nợ, tình hình tài chính của DCL đã có biến chuyển tích cực. Việc kết hợp đồng thời 3 yếu tố: cắt giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp từ 19% xuống còn 15%, cộng với việc giảm dư nợ vay ngắn hạn thì cuối năm 2012 DCL đã có mức lãi 19 tỷ đồng, năm 2013 là 30 tỷ đồng sau thuế.
Có thể thấy hệ số tổng tài sản/Vốn CSH của DCL đang tăng dần trong những năm gần đây, điều đó đã chỉ ra rằng doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc sử dụng đòn bẩy tài chính: tỷ lệ nợ/VCSH năm 2013 của doanh nghiệp hiện là 1,65 lần, cao hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành (trung bình ngành chỉ từ 0,4 – 0,5 lần). Trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả những khoản vay nợ này sẽ tạo ra áp lực ngược trở lại với doanh nghiệp.
Bảng 3.8 Cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành Dược 2013
Tỷ số DHG TRA DMC IMP DCL
- Hệ số nợ/Tổng tài sản 0,35 0,31 0,38 0,16 0,54
- Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 0,55 0,49 0,62 0,19 1,18
Điều đáng lo ngại là hiện DCL đang sử dụng nguồn vốn vay một cách không hiệu quả. Doanh thu của DCL vẫn tăng trưởng qua từng năm, tuy nhiên sự tăng trưởng của doanh thu lại không theo kịp với sự gia tăng quy mô tổng tài sản trong những năm gần đây, và hệ quả là hệ số doanh thu/tổng tài sản của DCL đã đi xuống.
Một vấn đề quan trọng khác cũng cần được chỉ ra là khả năng quản trị chi phí của doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thế/Doanh thu đang giảm mạnh theo từng năm và năm 2011 doanh nghiệp bắt đầu thua lỗ. Chính việc chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh một cách đột biến trong 2 năm 2010, 2011, cộng với việc chi phí lãi vay tăng cao do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính đã dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận một cách nhanh chóng của DCL.
Bảng 3.9 Giá vốn hàng bán – Doanh thu
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 575,5 702,9 630,0 611,8 674,5
Tỷ lệ tăng so với năm trước 22,2% (10,3%) (2,9%) 10,3%
Giá vốn hàng bán 436,1 556,8 466,3 440,9 461,0
Tỷ lệ tăng so với năm trước 27,7% 20% -5% 4,5%
Lợi nhuận gộp 139,4 146,0 163,6 170,9 213,4
Tăng về số tuyệt đối 6,6 17,6 7,3 42,5
Tỷ lệ tăng/giảm so với năm trước 4,8% 12,0% 4,4% 25%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013.
Tuy nhiên, trong 2 năm 2012, 2013 DCL đã tích cực giảm nợ ngắn hạn và dài hạn đồng thời lãi suất trên thị trường cũng giảm nên lợi nhuận công ty bắt đầu hồi phục và có chiều hướng tăng lên đáng kể.
+ Giá vốn:
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu khá ổn định trong 3 năm 2009-2011 và 2 năm gần đây được cải thiện nhiều (từ 74% xuống còn 68%) tuy nhiên tỷ lệ này đang ở mức cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.10 Tỷ lệ giá vốn/doanh thu một số doanh nghiệp dược Công ty 2009 2010 2011 2012 2013 DCL 76% 74% 74% 67% 68% DHG 47% 50% 53% 51% 54% TRA 71% 69% 62% 59% 57% DMC 70% 70% 67% 69% 71% IMP 56% 54% 50% 54% 54% Nguồn: Tác giả tổng hợp
Giá vốn hàng bán bao gồm chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng chi phí do sự gia tăng mạnh mẽ của các khoản mục chi phí khác.
Trong giá vốn hàng bán, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (70%), do đó là yếu tố chủ yếu quyết định đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu sản xuất đầu vào của công ty được nhập khẩu chủ yếu từ các công ty hóa dược tại khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Á. Cụ thể, nguyên liệu gelatin để sản xuất mặt hàng capsule được nhập từ Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, hạt nhựa và kim cho nhà máy Vikimco được nhập từ Hàn Quốc, Singapore, các nguyên liệu sản xuất dược phẩm được nhập từ Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc, nguyên liệu sản xuất kháng sinh được nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc, Bulgary.
Hình 3.14 Cơ cấu giá vốn bán hàng của DCL
Nguyên liệu, 70% Bao bì, 13%
Chi phí phân bổ chung, 9%
Nhân công + Bảo hiểm, 8%
Với số lượng đặt hàng ngày càng lớn, việc thanh toán được ngân hàng trong nước và quốc tế đảm bảo tạo dựng được niềm tin với các nhà cung ứng, nên công ty đã nhận được sự cam kết cung cấp lâu dài. Hơn nữa, sau hội nhập WTO, khả năng tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung ứng thay thế trở nên dễ dàng hơn, đồng thời công ty cũng đã chủ động đặt hàng, ký hợp đồng dài hạn để giữ cho giá nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo tính liên tục và ngày càng ổn định.
Tuy nhiên đối với một doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% các hoạt chất dược phẩm để sử dụng trong sản xuất thì rủi ro tỷ giá là một vấn đề khá lớn. Bằng chứng là tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí đang có xu hướng tăng dần trong 3 năm gần đây. Vấn đề về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động nhập khẩu sẽ được phân tích và đưa ra biện pháp cụ thể trong phần đề xuất giải pháp.
Bảng 3.11 Chi phí
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 575,5 702,9 630,0 611,8 674,5
Tỷ lệ tăng so với năm trước 22,2% (10,3%) (2,9%) 10,3%
Chi phí bán hàng 33,4 30,9 78,8 66,8 82,6
Tăng về số tuyệt đối (2,5) 47,9 (12) 15,8 Tỷ lệ tăng so với năm trước -7% 155% -15,% 23%
Chi phí tài chính 14,9 34,9 78,8 63,3 37,2
Tăng về số tuyệt đối 20 43,9 (15,5) (26,1)
Tỷ lệ tăng so với năm trước 134% 125% -19% -41%
Chi phí quản lý 18,6 22,1 30,6 25,8 55,7
Tăng về số tuyệt đối 3,5 8,5 (4,8) 29,9
Tỷ lệ tăng so với năm trước 18% 38% -15% 116%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của DCL 2009-2013.
Về chi phí nhân công, sau khi có sự điều chỉnh tăng mạnh trong các năm trước do việc mở rộng sản xuất (nhà máy dược phẩm, mở rộng nhà máy capsule), hiện nay
Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định, sau khi đưa nhà máy sản xuất kháng sinh vào khai thác đầu năm 2010, cho đến thời điểm hiện tại, công ty không đầu tư thêm hạng mục tài sản cố định nào, do đó chi phí khấu hao phân bổ trong giá vốn hàng bán vì thế cũng giữ được tỷ trọng trong tổng chi phí khá ổn định trong các năm vừa qua.
+ Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng, ngoài những chi phí thông thường khác như: chi phí đồ dùng, chi phí nhân công, khấu hao … chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, thì có tới 80% còn lại được hạch toán vào chi phí khác bao gồm chủ yếu là chi phí hàng hóa chiết khấu hoa hồng khuyến mại. Tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng chi phí đang có xu hướng tăng dần (từ 6% trong năm 2009 lên tới 13% trong năm 2011). Mặc dù nếu đánh giá trên góc độ tỷ trọng trong tổng doanh thu thì chi phí bán hàng của công ty vẫn ở mức khá hợp lý khi chỉ chiếm khoảng 12% so với tổng doanh thu (bình quân của ngành là 15%). Tuy nhiên nếu xét về xu hướng vận động, chi phí bán hàng đang có tốc độ tăng khá lớn. Điều này cho thấy công ty đang dựa hoàn toàn vào chính sách bán hàng (chiết khấu, hoa hồng …) để nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Về cơ bản, chiến lược này chỉ phù hợp với kế hoạch ngắn hạn. Trong dài hạn, việc tiếp tục nâng cao chi phí bán hàng sẽ góp phần thu hẹp biên lợi nhuận, hơn nữa nếu so với các doanh nghiệp lớn cùng ngành, năng lực tài chính của DCL sẽ không thể đảm bảo tính cạnh tranh trong dài hạn.
Trong các dòng sản phẩm, ngoài Dược phẩm, Capsule và Vikimco vẫn có tỷ trọng chi phí bán hàng khá lớn. Đối với Dược phẩm, dưới áp lực cạnh tranh trong ngành, việc xây dựng cơ chế chính sách bán hàng hấp dẫn sẽ hỗ trợ rất lớn hiệu quả bán hàng của công ty. Tuy nhiên, Capsule và Vikimco lại là 2 sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, công ty có thể điều chỉnh chính sách theo chiều hướng giảm thiểu chi phí bán hàng, nhằm bù đắp cho những mặt hàng chịu áp lực còn lại.
+ Chi phí tài chính:
Chi phí tài chính, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay, đã không ngừng gia tăng mạnh mẽ, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của các khoản vay ngắn hạn.
Trong khi các khoản chi phí khác gần như không thể thay thế, và gần như được coi là chi phí cố định như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao … thì cùng với chi phí bán hàng (chủ yếu là chi phí hoa hồng, khuyến mãi … ) chi phí tài chính cũng là một trong hai biến số mà biến động của từng thành tố này sẽ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, cao nhất trong năm 2011 vào khoảng 12%, nhưng lại có tác động trực tiếp tới kết quả lỗ lãi của doanh nghiệp. Cụ thể, sau khi tăng mạnh từ 44 tỷ đồng năm 2010 lên 79 tỷ đồng năm 2011, cùng với mức tăng của chi phí bán hàng từ 68 lên 89 tỷ đồng, doanh nghiệp đã phải gánh chịu kết quả lỗ đầu tiên sau nhiều năm có được mức lợi nhuận cao. Nếu tiếp tục duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn như hiện nay, chi phí tài chính của doanh nghiệp sẽ vẫn ở mức cao và triệt tiêu hết thành quả kinh doanh mà hệ thống sản xuất tạo ra.
+ Chi phí quản l ý:
Chi phí quản lý của công ty được cấu thành chủ yếu bởi 2 hạng mục chi phí nhân viên và dự phòng phải thu khó đòi. Đối với chi phí lương, sau thời gian biến động khá mạnh do việc mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực quản lý tại các nhà máy mới, đến nay hạng mục chi phí này đã giữ được ở mức khá ổn định.
Đối với chi phí dự phòng phải thu, đây là một biến phí mà xu hướng vận động phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng quản trị của công ty. Như đã phân tích ở trên, phần lớn khách hàng trọng yếu (nắm giữ khoản mục phải thu cao) của công ty đều là các doanh nghiệp cùng ngành, các bệnh viện trực thuộc trung ương, có thời gian quan hệ giao thương lâu dài, uy tín nên rủi ro thanh khoản là không quá cao. Tuy nhiên vấn đề quyết định lại nằm trong chính sách bán hàng của công ty có đảm bảo được thời gian