Cải thiện vòng quay hàng tồn kho

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 103)

Một số biện pháp giúp làm giảm hàng tồn kho:

- Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, về số lượng sản phẩm và thời điểm giao hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất vừa đủ đặc biệt là đối với mặt hàng kháng sinh.

- Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế để quyết định chính sách tồn kho (xác định khi nào thì tăng hàng, khi nào thì không). Nhờ vào phân tích biên tế, công ty có thể xác định được mức tồn kho tối ưu thông qua việc tính toán lãi biên tế (mức giá mà công ty dự kiến bán sẽ có lãi) và lỗ biên tế (mức giá bán mà công ty bị lỗ), cụ thể như sau:

+ p: là xác suất xảy ra khi nhu cầu lớn hơn hoặc bằng mức cung cho trước. + 1-p: xác suất xảy ra nhu cầu khi nhu cầu sẽ nhỏ hơn mức cung.

+ MP: là lãi biên tế. + ML: là lỗ biên tế.

Như vậy lãi biên tế mong đợi sẽ bằng xác suất của đơn vị lấy thêm bán được nhân với lãi biên tế (p x MP). Cũng như vậy, lỗ biên tế mong đợi sẽ bằng xác suất của đơn vị lấy thêm không bán được nhân với lỗ biên tế (1-p) x ML. Cuối cùng ta có:

P x MP > (1-p) x ML  p x MP > ML – p x ML  p x (ML + MP) > ML  p > ML/ (ML + MP)

Như vậy, nếu xác suất ở đó cầu lớn hơn cung thỏa mãn được điều kiện trên đây. Công ty có thể tăng thêm lượng hàng tồn kho.

Ngoài ra, việc dự trữ nguyên liệu của công ty còn để phục vụ cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro tăng giá (do biến động về tỷ giá) đối với nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất

Để giải quyết vấn đề này, công ty cần nghiên cứu và lựa chọn các công cụ phòng ngừa rủi ro phù hợp, nhằm đảm bảo hạn chế tối đa phần nguyên liệu. Một số công cụ mà công ty có thể tham khảo như sau:

Ở đây được hiểu là hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward). Là hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Ở Việt Nam, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch ngoại hối kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN7 ngày 10/01/1998. Theo quy chế này, giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn hiện nay đã có nhiều ngân hàng trong nước cung cấp.

Công ty có thể căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, để sử dụng hợp đồng này trong việc đảm bảo nguồn ngoại tệ thanh toán khi mua hàng, tránh ảnh hưởng của tỷ giá trong khoảng thời gian trống.

- Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai:

Là việc thỏa thuận mua một lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch.

Ưu điểm: Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn rất nhiều bởi vì các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hết hạn. Hợp đồng tương lai cho phép doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tiềm năng cao trong một khoảng thời gian ngắn. Đó nhờ tính chất đòn bẩy chứa đựng trong hợp đồng tương lai.

Nhược điểm: Không giống như quyền chọn giao dịch hợp đồng tương lai bắt buộc người mua phải mua hoặc bán vào ngày thực hiện. Với quyền chọn người mua có thể thực hiện hay không thực hiện hợp đồng. Nhưng với hợp đồng tương lai, cả hai bên mua và bán đều bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng. Mặc dù tính chất đòn bẩy và giao dịch ký quỹ cho phép doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao thì cũng tiềm tàng một khoản lỗ lớn tương đương. Vì vậy, doanh nghiệp phải chắc chắn có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, và phải tuân thủ theo chiến lược đó một

- Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ:

Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán trong đó người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở.

Có 2 loại quyền chọn như sau:

+ Quyền chọn cho phép được mua là quyền chọn mua (call opition), quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put opition)

+ Quyền chọn mua trao cho người mua, nhưng không phải là nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.

+ Quyền chọn bán trao cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.

Ưu điểm: sử dụng hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái giúp công ty vừa kiểm soát được rủi ro hối đoái vừa giúp công ty tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. Với tính linh hoạt cao cho phép công ty đạt được cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và cho phép doanh nghiệp tận dụng được thời cơ thuận lợi để đầu cơ và có thể hạn chế được tổn thất ở mức độ cố định.

Nhược điểm: Công ty phải chịu một khoản gọi là chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện quyền chọn hay không và gánh chịu một khoản phí cố định là khoản phí mua quyền.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM cửu LONG GIAI đoạn 2014 2018 (Trang 103)