1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới

105 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 46,66 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Với mong muốn góp phần làm rõ hơn thể chế kinh tế - thương mại quốc tế, chủ yếu là các chế định, nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chuẩn của nước thành viên WTO; thông lệ quố

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

N G U Y Ễ N N A M C Ư Ờ N G

PH ÁP LUẬT TH Ư Ơ NG M ẠI V IỆT NAM

TRONG TIẾN TRÌNH GIA N H Ậ P T ổ CHỨC TH Ư Ơ NG M ẠI TH Ê G IỚI

Trang 2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VÃN

A S E A N A sso c ia tio n o f south east asian nation

A F T A A S E A N free T rade A rea

DSB D isp u te S ettlem ent Body

DSU D ispute S e ttlem ent U n d e rsta n d in g

Tên đáy đủ tiếng V iêt

H iệ p hội các nước Đ ô n g N a m á

Trang 3

Tổ chức Thương mại th ế giới

H iệp định c hung về th u ế quan và thương m ại đã được thay th ế bởi

W T O G A T T -1 9 9 4 hiện là m ột trong các H iệp định trong khuôn

khổ W T O

Thư ơng mại liên quan quyền sở

hữu trí tuệ Khu vực m ậu dịch tự do Bác M ỹ

G eneral agreem ent on trade in service H iệp định thương mại dịch vụ

M inisterial Council Hội nghị Bộ trưởng của W T O

G eneral Council Hội đồng chung, cơ q u a n thường

trực của W T O , thành viên là cấp

sứ.

Trade related investment m easures Các khía cạnh đầu tư liên quan

tới thương mại

T ariff q uota Hạn ngạch th u ế quan.

Trang 4

777

11

1318183437

4343

C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC T Ế VỀ PHÁP LUẬT THUƠNG MẠI

Khái quát về tổ chức Thương mại thế giới

Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại quốc tế

Mục tiêu và chức năng của WTO

Các nguyên tắc hoạt động của WTO

Pháp luật của WTO

Khái quát về hệ thống pháp luật của tổ chức WTO

Quy trình và phương thức ban hành các loại văn bản của WTO

Giá trị pháp lý của các văn bản WTO và ảnh hưởng của chúng

đối với pháp luật của các quốc gia thành viên

Quan niệm về pháp luật thương mại ở Việt Nam

Lịch sử pháp luật thương mại Việt Nam (thời Pháp, Nguỵ và

nay)

Khái luận về pháp luật thương mại Việt Nam trong hệ thống

pháp luật quốc gia

Luật thương mại và hoạt động thương mại của thương nhân

nước ngoài

Yêu cầu đổi mới pháp luật thương mại Việt Nam

Chương II

YÊU CẦU C ơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT W TO ĐÔÌ VÓI

PHÁPLUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIÊN

Trang 5

68 68

7071737374747475767778787979

82

82

8283

Yêu cầu đối với thương mại hàng hoá

Yêu cầu về chính sách thuế quan

Yêu cầu về chính sách phi thuế quan

Yêu cầu Đối với thương mại dịch vụ

Thương mại liên quan tới đầu tư (TRIM)

Yêu cầu WTO

Thực trạng pháp luật đầu tư hiện hành của Việt Nam

Yêu cầu đổi mới trong tiến trình gia nhập WTO

Thương mại liên quan đến quyền sở hĩai trí tuệ (TRIPS)

Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS

Thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Yêu cầu đáp ứng Hiệp định TRIPS

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Chương III

HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM v ì MỤC

Nhu cầu phải hoàn thiện pháp luật thương mại vì mục đích hội

nhập kinh tế quốc tế

Quan điểm về WTO của các nước đang phát triển

Quan điểm của Việt Nam về gia nhập WTO

Trang 6

I.3 Một số nhu cầu cụ thể phải hoàn thiện pháp luật thương mại 85

theo các nguyên tắc pháp lý của W TO

nhập

trường

phân biệt đối xử)

Trang 7

LỜI NÓI ĐẨU

ỉ Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, vấn đề toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đã trở thành đề tài chủ yếu được đưa ra tranh luận tại hầu hết các diễn đàn kinh tế, thương mại quốc tê và khu vực; là nội dung quan trọng trong các Hội nghị song và đa phương có liên quan tới kinh tế- thương mại, tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán Quan hệ kinh tế quốc

tế đang có nhiều biến đổi sâu sắc, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau

về vốn, nguyên nhiên liệu, công nghệ, thị trường và sự phân công lại lao động quốc tế

Biểu hiện rõ nét nhất của xu thế toàn cầu hoá là vấn đề tự do hoá thương mại; tự do hoá dịch vụ; sự chu chuyển của các luồng vốn; quyền tự do kinh doanh của thể nhân và pháp nhân, tự do kinh doanh và đi lại của thể nhân Thực tế đã chứng minh rằng quốc gia nào sớm thực hiện chính sách

m ở cửa thị trường, tự do hoá thương mại thì đều trở thành nước công nghiệp phát triển: Nhật bản mở cửa thị trường từ đầu thế kỷ thứ 19, Hàn quốc, Đài loan, Singapore mở cửa thị trường sau chiến tranh thế giới thứ II; và gần đây nhất là sự thành công nổi bật của Trung quốc do thực hiện chính sách mở cửa

và đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO Tự do hoá thương mại ngày càng được công nhận là động lực của sự tăng trưởng, là chìa khoá mở ra con đường đi tới sự giàu có, thịnh vượng của mỗi quốc gia Thương mại làm gia tăng của cải và phân công lại lao động quốc tế, khiến cho các quốc gia, các địa phương hay từng nhà sản xuất tập trung chuyên môn hoá vào những mặt hàng có hiệu quả nhất Trong thành ngữ của người Việt cũng có câu “ Phi thương bất phú ”, nhưng nội dung của tự do hoá thương mại ngày nay khác

hẳn so với cách hiểu "thương" và "phú" thuần tuỷ của ông cha ta ngày

trước; nó bao hàm nhiều ý nghĩa và được hiểu theo nghĩa rất rộng: Đó là, tạo

Trang 8

điểu kiện thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giải phóng năng lực sản xuất của mọi thành phần kinh tế;

và mục đích cuối cùng, mục đích cao nhất của tự do hoá thương mại chính là

vì lợi ích của người tiêu dùng, người tiêu dùng trực tiếp được hưởng lợi do có

cơ hội tiếp cận với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng hơn;

họ có quyền được lựa chọn hàng hoá, dịch vụ với giá rẻ và chất lượng cao

Song, quá trình toàn cầu hoá diễn ra không suôn xẻ mà nó rất phức tạp,

có tạo ra cơ hội nhưng cũng mang lại không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt

là đối với các nước nghèo, các nước đang phát triển có nền kinh tế cạnh tranh yếu Các nước này sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, như: Kinh tế suy thoái, lạm phát, giảm phát, nhập siêu, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt Các công ty xuyên và đa quốc gia đã chiếm lĩnh gần hết thị trường thế giới Các nước công nghiệp G8 đang nắm vai trò chỉ huy nền kinh tế toàn cầu

Nhằm đối phó với những thách thức nêu trên, các nước đang và chậm phát triển đã nhận thức ra rằng muốn tồn tại để phát triển bền vững, điều cần thiết trước tiên là phải mở cửa thị trường, tăng cường liên kết kinh tế quốc tế

Đối với Việt Nam, do sớm nhận thức được xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại mà nước ta không thể đứng ngoài cuộc, Đại hội đảng lần thứ VII đã bắt đầu đặt vấn đề về chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại Nghị quyết Hội nghị TW 3, khoá VIII, tháng 6 năm 1992 (phần về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại), nêu: " Cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) Đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII tiếp tục xác định nhiệm vụ “M ở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng

Trang 9

4 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VIII (phần II về những chủ trương chính sách lớn) có đoạn: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là vể những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và quốc tế Tiến hành khẩn trương vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC, W TO Có k ế hoạch

cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA” Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng càng khẳng định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”

Việt Nam bắt đầu thực hiện công việc hội nhập từ 1995 (gia nhập ASEAN và cam kết thực hiện mục tiêu khu vực mậu dịch tự do AFTA vào năm 2006); được kết nạp vào Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu á- Thái bình dương APEC tháng 11 năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Mỹ tháng 7 năm 2000 và chính thức có đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào tháng 12 năm 1994 với mong muốn hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vào năm 2020

Để đạt được mục tiêu này, ngoài các yếu tố về kinh tế, yếu tố pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là pháp luật về thương mại của ta còn có khoảng cách khá xa so với luật pháp quốc tế; có nhiều quy phạm xung đột với pháp luật thương mại và thông lệ quốc tế Các chế định của luật trong nước chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện của m ột nước thành viên WTO Ngay trong tổ chức khu vực như ASEAN, nước ta vẫn bị xếp vào nhóm thứ 2 (phát triển chậm hơn, chính sách pháp luật chưa đồng bộ) Yếu tố thị trường mới được xác lập chưa hoàn thiện, cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung: Các quyền kinh doanh, quyền sở hữu, quyền tiếp cận các nguồn vốn, quyền tự do

Trang 10

đi lại, quyền sử dụng đất, các quyền về tư pháp, quyền tiếp cận thông tin liên quan đến kinh tế, thương mại, đầu tư

Trên tinh thần đó, nghiên cứu đề tài trên đây trong khuôn khổ một luận văn cao học luật là có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn

II Mục đích nghiên cứu

Với mong muốn góp phần làm rõ hơn thể chế kinh tế - thương mại quốc tế, chủ yếu là các chế định, nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chuẩn của nước thành viên WTO; thông lệ quốc tế trong buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ

và các khái niệm mới của thương mại quốc tế, như: Các khía cạnh đầu tư liên quan đến thương mại, thương mại liên quan quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, cơ chế giải quyết tranh chấp; các chế định: v ề trợ cấp xuất khẩu, chống bán phá giá, phòng vệ, thuế đối kháng; các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch hoá, tiêu chuẩn lao động, vệ sinh môi trường, kiểm điểm chính sách thương mại đối với nước thành viên

Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn này, tác giả xin cố gắng khái quát hoá, phân tích, so sánh pháp luật WTO với thực trạng chính sách pháp luật thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó, trên cơ

sở nhận xét và đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam, kiến nghị một số giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật thương mại của Việt Nam trong quá trình cải cách và mở cửa

III Tình hình nghiên cứu

Các cơ quan tham mưu của Chính phủ đã có một số tổng kết về công tác hội nhập Các Bộ: K ế hoạch & Đầu tư, Thương mại có một số đề án, dự án phân tích năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam trong quá trình hội nhập Bộ Tư pháp đang thực hiện công tác rà soát văn bản pháp luật (các

Trang 11

không còn phù hợp hoặc cản trở tự do hoá thương mại, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ.

M ột số luận văn cao học và cử nhân cũng đã đề cập tới vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, dưới các góc độ khác nhau Nhưng chưa có luận văn nào tóm tắt pháp luật W TO để đối chiếu với pháp luật thương mại Việt Nam

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của để tài này là các Hiệp định, các Nghị định thư, các phụ lục đi kèm của WTO, cơ cấu tổ chức cơ quan lập pháp, cơ quan thi hành, cơ quan giải quyết tranh chấp trong WTO, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thương mại thế giới; các nguyên tắc, các chế định điều chỉnh thương mại quốc tế; các công cụ và biện pháp đảm bảo cho quan hệ thương mại được công bằng, không bị bóp méo cạnh tranh; có so sánh, đối chiếu với luật thực định của pháp luật thương mại Việt Nam

Về phạm vi, luận văn tập trung phân tích các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại quyền

sở hữu trí tuệ, các khía cạnh thương mại liên quan đến đầu tư theo quan niệm của WTO; và pháp luật thương mại Việt Nam

V Phương pháp nghiên cứu

Bản luận văn này sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, sau đó, khái quát hoá cả hai hệ thống pháp luật: Pháp luật WTO và pháp luật thương mại V iệt Nam Từ đó, đi sâu phân tích, dùng biện pháp so sánh để nhận định khả năng tiếp cận và khả năng đáp ứng yêu cầu tự do hoá thương mại

VI Những đóng góp mới của luận văn

Với mong muốn nêu bật sự cần thiết phải cải cách chính sách pháp luật trong nước phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nghiên cứu viên

Trang 12

đã cô gắng Việt hoá những khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu, mục đích của tự

do hoá thương mại; gợi ý định hướng xây dựng chính sách mở cửa thị trường, giải phóng năng lực sản xuất của mọi thành phần kinh tế Ngoài ra, Luận văn cũng góp phần xác định nhiệm vụ chủ yếu trong công tác xây dựng pháp luật, thời gian tới là tập trung hoàn thiện pháp luật thương mại, vì theo kinh nghiệm của các chuyên gia về WTO, các nước nghèo phải có một chính sách kinh tế- thương mại đúng, chặt chẽ mới bảo vệ được quyền lợi của mình trong quá trình hội nhập

VII Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn như sau:

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về pháp luật thương mại

CHƯƠNG II: Yêu cầu cơ bản của pháp luật WTO đối với pháp luật thương mại Việt Nam trong tiến trình gia nhập

CHƯƠNG IĨI: Hướng hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam vì mục đích hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 13

CHƯ Ơ NG I

C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA Q U Á TR ÌN H H Ộ I N H Ậ P K INH TÊ

Q U Ố C TÊ VỂ PH Á P LU Ậ T TH Ư Ơ NG M ẠI

I KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại quốc tế.

Để hiểu rõ sự ra đời của Tổ chức thương mại th ế giới (W TO), trước hết chúng ta phải tìm hiểu quá trình lịch sử của thương mại quốc tế, nó bắt đầu từ khi nào, phát triển ra sao, từ đó mới có thể hình dung được quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thương mại quốc tế (W TO); và có thể chia lịch

sử thương mại th ế giới thành 4 giai đoạn sau:

a Giai đoạn thứ nhất: thương m ại quốc t ế thời c ổ đại cho đến thời kỳ

Tì un ẹ cổ.

Thương mại quốc tế có từ rất sớm, trước công nguyên đã xuất hiện việc trao dổi hàng hoá, giao lưu thương mại, như tại Ba tư (IRA N ), A icập và Trung quốc mà chúng ta đã từng nghe nói đến con đường tơ lụa nổi tiếng K hoảng

400 năm trước Công nguyên đã xuất hiện tập quán thương mại và hàng hải quốc tế, ví dụ như: Bộ luật H am m urabi đã có quy định về bảo vệ an toàn cho thương nhân và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại Tại Trung quốc, trao đổi hàng hoá đã có từ thời Chu, Thương, Hạ; Sang đến thời Xuân thu đã xuất hiện tiền tệ (vỏ sò, tiền sắt, bạc, vàng, lụa ); vào thời kỳ tiền Hán đã có tiền giấy và các ch ế độ phong kiến tiếp theo đã nghĩ ra cả ngân phiếu để thanh toán với các nước láng giềng nhưng quan hệ thương mại lại bị điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật hành chính (gọi là Chỉ dụ hoặc C hế của các Hoàng đ ế Nhà Hán), ví dụ: Thời Hán Văn Đ ế đã có các “C hế” cho phép Lái buôn được buôn bán sắt và muối với Cao ly và Nam Việt

b G iai đoạn hai: từ th ế kỷ 18 đến chiến tranh thê'ẹiới thứ nhất.

Trang 14

T hế kỷ thứ 17, tại một số quốc gia Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào nha, Anh, Pháp đã xuất hiện liên hiệp phường hội mậu dịch' và luật thương buôn, hiện vẫn còn giá trị trong Bộ thông luật Anh (Common Law of England) Năm 1713 đã có Hiệp ước Ultrecht, sau này, được coi là văn kiện

mở đường cho sự ra đời của GATT Từ năm 1890 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất đã có nhiều Hội nghị quốc tế bàn về hợp tác thuế quan, đơn giản hoá thủ tục Hải quan Giai đoạn này cũng xuất hiện lý thuyết trọng thương (M ercantilism ), bao gồm 3 nội dung: Tìm mọi cách tiêu thụ hàng hoá của chính quốc tại thuộc địa; không nhập hàng của nước thuộc địa mà chỉ tước đoạt; Nhà nước kiểm soát thương mại thông qua các công ty độc quyền

và việc tranh giành thị trường, xâm chiếm thuộc địa, tranh chấp các nguồn tài nguyên đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất Các Hiệp ước song phương hình thành từ thế kỷ 17 đến thế kỷ thứ 18 với mục tiêu phát triển các quan hệ thương m ại, lúc bấy giờ chủ yếu là trao đổi hàng hoá giữa các châu lục bằng phương tiện hàng hải Thời kỳ này đã xuất hiện các yếu tố của cơ chế thương mại đa phương, ví dụ như năm 1890 đã ra đời Hiệp ước về thành lập Liên minh quốc tế niêm yết biểu thuế quan Các Hội nghị quốc tế đa phương đầu tiên diễn ra vào các năm 1900, 1908, 1913, 1920, 1922, 1927, 1930 và 1933

đã bàn về hợp tác hải quan

Năm 1923, một Hội nghị quốc tế về thủ tục hải quan đã thông qua Công ước về đơn giản hoá thủ tục hải quan

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước Anh, Pháp phải dồn sức trả

nợ Mỹ tiền mua vũ khí, thiết bị, lương thực nên đã áp dụng chính sách tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Nước Đức bại trận phải bồi thường chiến tranh cũng quay ra hạn chế nhập khẩu và trợ giá xuất khẩu Tóm lại, giai đoạn này Châu Ảu áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch bằng biện pháp phi thuế quan

1 Liên h iệ p p h ư ờ n g hộ i m ậ u d ịc h (H a n s e a t ic L e a g u e h ay c ò n gọi là H a n s a ) là m ộ t L iê n m i n h th ư ơ n g m ạ i xuất

Trang 15

hoặc cấm nhập khẩu Ngược lại, nước Mỹ bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào thuế quan cao; và Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã bóp nghẹt thương mại quốc

tế một thời gian dài, từ 1918 đến khi kết thúc chiến tranh th ế giới hai

c Giai đoạn thứ ba: từ Hiến ch ươn ạ La Havana đến Hiệp đinh GATT

ỉ 947.

Tại Hội nghị Bretton W oods tháng 7/1944, 44 nước thành viên Hội Quốc Liên tham dự Hội nghị đã quyết định thành lập 2 tổ chức kinh tế quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế, sau trở thành Ngân hàng thế giới (WB) Năm 1945, Liên Hợp quốc ra đời và trong kỳ họp đầu tiên của mình tháng 12/ 1946 đã đưa ra một Nghị quyết kêu gọi tổ chức một Hội nghị nhằm soạn thảo hiến chương cho một tổ chức thương mại thế giới và thành lập một Uỷ Ban trù bị chuyên trách việc bàn và soạn thảo hiến chương, đồng thời, quyết định sẽ đàm phán để thành lập Tổ chức thương mại thế giới (International Trade Organization viết tắt ITO)

Từ cuối năm 1946 cho đến ngày 24/3/1948, tại La Havana 53 nước thành viên Liên Hợp quốc đã hoàn thành và thông qua m ột văn kiện về việc thành lập ITO (International Trade Organization) lấy tên là Hiến chương La Havana, bao gồm 106 điều, 16 phụ lục dày tới 27.000 trang giấy với các mục tiêu chủ yếu là tự do hoá thương mại, chống độc quyền, mở rộng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và điều tiết các chính sách đối đầu giữa các nước thành viên Phần lớn các nước ký kết là các nước được giải phóng sau chiến tranh thế giới thứ II (trừ phe Trục: Đức, ý, Nhật) Tuy vậy ITO hoạt động không có hiệu quả, do lúc bấy giờ Mỹ chiếm 1/2 cán cân thương mại quốc tế mà Quốc hội

Mỹ lại không công nhận ITO, cuối cùng tổ chức này đã tan rã Sau khi Quốc hội Mỹ từ chối thông qua dự án ITO, một số nước bắt đầu đàm phán về một Hiệp định cắt giảm thuế quan Ngày 30 tháng 10 năm 1947, tại Geneva, đại diện 25 nước đã đạt được một thoả thuận về cắt giảm thuế quan đối với một

Trang 16

nửa số hàng hoá trong thương mại quốc tế và đã ký một Hiệp định chung về

thuế quan và Thương mại (General Agreem ent Trade and Tariff viết tắt là

GATT) Như vậy GATT là một thiết chế cấu thành của hệ thống Bretton

W oods (IMF, WB, GATT) được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ 2, bao

gồm: Các cơ chế: Trao đổi tiền tệ, tạo vốn và cơ chế thương mại quốc tế mới

Về mặt luật pháp quốc tế, GATT là một Hiệp định đa phương duy nhất điều

chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử

luật thương mại quốc tế Bởi vì, văn kiện này đã đề cập đến các nguyên tắc cơ

bản, như: Tối huệ quốc, đối xử quốc gia, nguyên tắc chỉ bảo hộ bằng thuế

quan và nó bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948 GATT hoạt động ở 2

cấp độ: Cấp độ thứ nhất, các nước thành viên của GATT cùng nhau làm việc

hàng ngày đê thực hiện các quy định về thương mại, giải quyết tranh chấp và

thảo luận các vấn đề chung Cấp độ thứ 2, các nước thành viên tiến hành đàm

phán nhằm tự do hoá thương mại hơn nữa

d Giai đoạn thứ tư: từ G A IT - 1947 đến việc hình thành tổ chức thươnq mại t h ế ỹ ớ i (WTO) năm 1995.

Từ năm 1948 đến năm 1990, số lượng các nước thành viên tham gia

GATT đã tăng từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ lên 99 thành viên GATT từ

chỗ chỉ là m ột Hiệp định đa phương về thuế quan và thương mại, đã dần trở

thành m ột tổ chức thương mại đa phương điều tiết hơn 80% giao dịch thương

mại và dịch vụ trên toàn cầu

Từ 1947 đến 1994, trải qua 8 vòng đàm phán, trong khuôn khổ của

GATT về các nội dung khuyến khích tiếp tục giảm thuế quan, phi thuế quan

trên cơ sở có đi có lại, cơ chế giải quyết tranh chấp; từ vấn đề hàng nông sản

sang dệt m ay rồi tiến dần tới các nội dung tiếp cận thị trường, đầu tư liên

quan đến thương mại, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ Trải qua 8 vòng đàm

phán, các nước công nghiệp hoá đã cắt giảm mức thuế quan trung bình xuống

Trang 17

phán cuối cùng là vòng đàm phán URUGUAY bắt đầu từ năm 1986 và kết thúc vào ngày 15/12/1993, tại Thuỵ sỹ Ngày 15/ 4/ 1994, các Bộ trưởng của

120 nước tham gia vòng đàm phán URUGUAY đã ký một văn kiện tại

M arrakesh, Marốc, gọi là Tuyên bố M arrakesh khẳng định kết quả của vòng đàm phán URUGUAY với nội dung: “Tăng cường nền kinh tế th ế giới, thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, việc làm và thu nhập trên phạm vi toàn thế giới”

Vòng đàm phán URUGUAY đã m ở ra một thời kỳ mới trong quan hệ kinh tế quốc tế Các quy định mới về thương mại quốc tế đã mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các lĩnh vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại Nó có phạm vi lớn hơn nhiều so với các điều ước quốc

tế song và đa phương trước đây Các nước tham gia vòng đàm phán cũng đạt được thoả thuận về thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế; và quyết định quan trọng nhất của vòng URUGUAY là việc ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 1/1/ 1995

1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO

a M ục tiêu của WTO

Theo lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 và tuyên bô M arrakesh ngày 14/4/1994, Tổ chức thương mại thế giới WTO có 3 mục tiêu sau đây:

+ Mục tiêu thứ nhất và bao trùm là thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường với các nội dung cụ thể: Loại bỏ các rào cản thương mại; đảm bảo cho các công ty, các cá nhân, các Chính phủ hiểu và nắm được những nguyên tắc luật lệ buôn bán quốc tế, đem lại cho họ một sự đảm bảo chắc chắn rằng

sẽ không có bất kỳ một sự thay đổi bất thình lình nào trong chính sách củatừng nước thành viên Bởi vì các Hiệp định, các thoả thuận đã được soạn thảo

Trang 18

và ký kết bởi cộng đồng các quốc gia thương mại, sau khi, nó được cân nhắc

và thảo luận kỹ lưỡng

+ Mục tiêu thứ hai, là cung cấp một diễn đàn cho đàm phán đa phương.+ M ục tiêu quan trọng thứ ba, là cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, giải quyết bất đồng và xung đột quyền lợi phát sinh giữa các thành viên theo một trình tự và thủ tục nhất định được các nước thành viên chấp nhận, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế Đồng thời, bảo đảm cho các nước đang và kém phát triển được thụ hưởng những lợi ích thực

sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này Nâng cao mức sống, giải quyết công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu

b Chức nănạ của WTO

Theo điều III của Hiệp định M arrakesh vể việc thành lập tổ chức thương mại th ế giới, WTO có 5 chức năng chủ yếu sau đây:

+ Thứ nhất, W TO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý các hiệp định và thoả thuận đa biên, có hiệu lực bắt buộc với tất cả các nước thành viên W TO

+ Thứ hai, là diễn đàn đàm phán của các nước thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên liên quan đến những vấn đề được điều chỉnh theo các thoả thuận quy định trong các phụ lục của Hiệp định này, là cơ chế cho việc thực thi các kết quả, các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng

+ Thứ ba, nó theo dõi các thoả thuận, các quy định về thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp (gọi tắt là DPU) nằm trong phụ lục 2 của Hiệp định này; giải thích các Hiệp định thương mại đa phương

Trang 19

+ Thứ tư, là Cơ ch ế rà soát chính sách thương mại (TPRM ) nhằm làm cho các nước thành viên tuân thủ triệt để các quy tắc, nguyên tắc và cam kết được ghi nhận trong các Hiệp định thương mại đa biên Cơ c h ế rà soát cho phép ước lượng và đánh giá tập thể m ột cách thường xuyên, toàn diện về chính sách thương mại của từng thành viên và tác động của các chính sách đó đến sự vận hành của hệ thống thương mại đa phương Như vậy, chức năng chủ yếu của cơ c h ế rà soát là xem xét tác động của các chính sách và thực tiễn thương mại của nước thành viên đối với hệ thống thương mại đa phương.

+ Thứ năm , thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Ngân hàng phát triển thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IM F) để thống nhất trong việc hoạch định chính sách toàn cầu và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế th ế giới Khi cần thiết, W TO hợp tác với IM F và WB về tái thiết và phát triển hoặc hoàn thiện các cơ quan trực thuộc nó

1.3 Các nguyên tắc hoạt động của WTO

Các Hiệp định của W TO rất dài, đa dạng và phức tạp nó bao gồm: Các phụ lục đi kèm H iệp định; các thoả thuận; các quyết định; các văn bản giải thích H iệp định được thể hiện bằng luật thành văn Các văn kiện này, điều chỉnh những lĩnh vực rộng lớn từ th u ế quan, phi thuế quan đối tất cả các loại hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản sang đến các lĩnh vực dịch vụ như: N gân hàng, tài chính, bảo hiểm , bưu chính viễn thông, m ua sắm Chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm , tiêu chuẩn lao động cho đến các khía cạnh thương mại liên quan tới đầu tư; thương mại quyền sở hữu trí tuệ

Tuy các văn kiện của W TO rất dài, đa dạng và phức tạp nhưng do kế thừa các nguyên tắc cơ bản GATT- 1947 nên nó vẫn tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu về chống phân biệt đối xử sau đây:

Trang 20

a N quyên tắc khonq phân biệt đối xử (Most Favour Nation viết tắt là

MFN), hay còn gọi là quy c h ế T ố i huệ quốc.

Quy chế này là nội dung quan trọng, chủ yếu nhất được quy định tại

điều 1 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 Nguyên

tắc M FN được hiểu là nếu một nước giành cho một nước thành viên khác một

sự đối xử ưu đãi nào đó, thì nưóc này cũng phải giành sự ưu đãi như vậy cho

tất cả các nước thành viên khác Thông thường nguyên tắc M FN được quy

định trong các Hiệp định thưong mại song phương Khi nguyên tắc MFN

được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên W TO thì cũng

đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử Nhưng

nguyên tắc MFN trong WTO không hoàn toàn được áp dụng một cách tuyệt

đối Hiệp định GATT- 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp

dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác

(ví dụ như trường hợp Mỹ không áp dụng M FN đối với Cu- ba) M ột điểm

khác so với GATT- 1947 là chỉ áp dụng đối với thương mại hàng hoá, nguyên

tắc M FN trong W TO đã được mở rộng sang cả các lĩnh vực thương mại dịch

vụ; thương mại quyền sở hữu trí tuệ (điều 2 Hiệp định GATTS; và điều 4 Hiệp

định TRIPS); và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Mặc dù được coi là nền tảng trong hệ thống thương mại đa phương,

Hiệp định GATT- 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và

miễn trừ (waiver) đối với nguyên tắc MFN Điều 24 của GATT- 1947 cho

phép các nước thành viên giành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn M FN trong

WTO, ví dụ như: Các khu vực mậu dịch tự do, các Liên minh quan thuế như

NAFTA, ASEAN Ngoài ra, GATT- 1947 còn quy định hai miễn trừ về đối

xử đặc biệt và ưu đãi hơn đối với các nước đang và chậm phát triển

Miễn trừ thứ nhất là việc thiết lập "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập"

(viết tắt GSP) tức là chỉ áp dụng cho hàng hoá có xuất sứ từ các nước đang và

Trang 21

mức th u ế quan ưu đãi hoặc miễn trừ thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất sứ từ các nước đang và chậm phát triển.

Miễn trừ thứ hai, là về "Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển” , cho phép các nước này quyền đàm phán, ký kết những Hiệp định thương mại giành cho nhau ưu đãi hơn về thuế quan so với hàng hoá có xuất

sứ từ các nước phát triển

Tóm lại, nguyên tắc MFN có nghĩa là nếu một nước giảm rào chắn thương mại và m ở cửa thị trường vào một thời gian nào đó, thì các đối tác của

nó cũng phải làm như vậy đối với hàng hoá và dịch vụ cùng loại, bất kể nước

đó giàu hay nghèo, yếu hay mạnh Tuy W TO không đưa ra định nghĩa cụ thể

về nguyên tắc MFN nhưng nó được hiểu đơn giản như sau:

Nguyên tắc MFN có nghĩa là: ” M ộ t nước thành viên của T ổ chức

Thương m ại thê giới có nghĩa vụ đôi xử với hàng hoá, dịch vụ của nước thành viên khác không kém phần ưu tiên như đối với hàng hoá, dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác và kết qu ả là không m ột quốc gia nào được giành sự ưu tiên thương m ại đặc biệt nào cho quốc gia khác; hoặc đối xử phân biệt chống lại quốc gia đó: Tất cả các quốc gia đều bình đẳng và cùng chia s ẻ các lợi ích của tự do hoá thương mại".

b Nguyên tắc C h ế độ đãi ngộ quốc gia (National Treatment, viết tắt là

NT)

Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định tại điều III của GATT 1947; Điều 17 của GATTS; và điều 3 của TRIPS Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài phải được đối xử bình đẳng và không kém phần thuận lợi so với hàng hoá và dịch vụ trong nước Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ có khác nhau Đối với hàng hoá và quyền

sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là

Trang 22

hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài sau khi nhập khẩu hoặc đã đăng ký bảo hộ hợp pháp, thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước Cụ thể là không được phân biệt về thuế, các loại phí, các quy định về phân phối, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ Riêng đối với dịch vụ, nguyên tắc này được phép áp dụng theo nguyên tắc thoả thuận, nhưng phải thông qua đàm phán để các nước thành viên khác chấp nhận là chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.

Nguyên tắc này có thể được định nghĩa tóm tắt như sau: " N guyên tắc

đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc khi mà hàng hoá và dịch vụ của m ột nước thành viên đ ã vào thị trường của m ột nước thành viên khác, thì chúng ph ải được đãi ngộ không kém phần ưu tiên như hàng hoá và dịch vụ trong nước".

Pháp luật WTO còn có các Hiệp định đa phương về quyền tự vệ (safe guard), Thuế đối kháng (countervailling) và các Biện pháp chống bán phá giá (Anti - dum ping) để điểu chỉnh hành vi thương mại giữa các quốc gia thành vicn, đảm bảo cho quan hệ thương mại luôn được công bằng và không bị bóp méo cạnh tranh Các chế định nêu trên được áp dụng trong trường hợp có nước thành viên vi phạm các nguyên tắc phân biệt đối xử, trợ giá xuất khẩu, bán phá giá hoặc các hình thức gian lận thương mại khác Ví dụ một nước thành viên có thể sử dụng rào chắn thương mại của mình để chống lại hàng hoá của một nước thành viên khác, nếu xét thấy nước đó đối xử với hàng hoá của mình không công bằng

Trong dịch vụ cũng vậy, một nước có quyền đưa ra chính sách phân biệt đối xử đối với các pháp nhân và thể nhân nước ngoài đang kinh doanh dịch vụ tại nước mình, nếu xét thấy các ngành dịch vụ của nước mình bị đối

xử không công bằng ở nước thành viên kia Tất nhiên trước khi áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc yêu cầu bồi thường, nước bị xâm hại quyền và lợi

Trang 23

ích phải được Cơ quan giải quyết tranh chấp W TO đồng ý Chúng ta sẽ nghiên cứu cơ chế này ở phần sau.

c N ẹuvên tắc thuận lợi hoá thươnq m ại

Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là các nước thành viên W TO, phải thông qua đàm phán để dần dần làm giảm các biện pháp cản trở thương mại của nước mình Các biện pháp đó có thể là giảm th u ế nhập khẩu, giảm các biện pháp phi th u ế quan, m ở cửa các thị trường dịch vụ, tăng cường các

ưu đãi đê thu hút đầu tư; cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

d Nquyên tắc có khả nănạ đoán trước

Theo nguyên tắc này, các Chính phủ, các Công ty và nhà đầu tư nước ngoài được khẳng định và tin tưởng chắc chắn rằng Rào cản thương mại (thuế quan, phi thuê quan, các chính sách khác) của nước thành viên sẽ không được

tự ý đơn phương thay đổi theo hướng bất lợi cho nước thành viên khác Những cam kết về th u ế quan và m ở cửa thị trường càng ngày càng phù hợp với quy định của WTO

e N ẹuvên tắc tăn ạ cườnẹ khả năn ẹ cạnh tranh

Nội dung của nguyên tắc này là khuyến khích các nước thành viên cạnh tranh bình đẳng, không được dùng các biện pháp trái với cam kết khi gia nhập W TO, không được dùng các biện pháp "không lành mạnh" như trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá để chiếm lĩnh thị phần

f N quyên tắc qiành lợi ích cho các nước kém p h á t triển và các nước có

nền kinh t ế đan ẹ chuyển đổi

Theo nguyên tắc này, bằng cách giành cho các nước trên đây có thêm thời gian để điều chỉnh nền kinh tế, các nền kinh tế này phải hết sức linh hoạt

Trang 24

và để cho những nước này được hưởng ưu đãi về thời gian (nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là hơn 3/4 thành viên WTO là các nước đang phát triển).

II PHÁP LUẬT CỦA WTO

2.1 Khái quát về hệ thống pháp luật của tổ chức WTO

Để có bức tranh tổng quan về pháp luật WTO chúng ta cần nghiên cứu các nội dung chủ yếu, như: Nguồn của pháp luật WTO; đối tượng; phạm vi điều chỉnh; cơ cấu tổ chức của Cơ quan lập pháp; Cơ quan thi hành; cấu trúc pháp luật của các Hiệp định; các thoả thuận, các Nghị định thư; quy trình và phương thức ban hành văn bản; giá trị pháp lý của các văn kiện; cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại đối với quốc gia thành viên

a N í Ị L i ổ n của Pháp luật WTO

Như đã giới thiệu tại phần trên, WTO là một tổ chức quốc tế nhưng lại được sinh ra từ m ột Hiệp định (Treaty) hay nói cách khác W TO là tổ chức kế thừa của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT- 1947) Trong suốt 40 năm tổn tại, GATT đóng vai trò là một Hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh quan hộ thương mại quốc tế, là một tập hợp các điều ước quốc tế được thể hiện bằng luật thành văn, theo hình thức Hiệp định (conventions) Tuy GATT không còn tồn tại như một định chế trên thực tế (Defacto- Institution) nhưng những nội dung cơ bản, các văn kiện phụ trợ của nó đã trở thành cốt lõi chủ yếu, cấu tạo nên pháp luật WTO Vì vậy, có thể nói Hiệp định GATT chính là nguồn của pháp luật W TO nhưng nó được phát triển ở mức độ cao hơn, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và vô cùng phức tạp, WTO không chỉ điều chỉnh quan hệ thương mại hàng hoá, mà mở rộng sang rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, như: Thương mại dịch vụ; các khía cạnh

Trang 25

thương mại liên quan đến đầu tư; quyền sở hữu trí tuệ; mua sắm Chính phủ;

tiêu chuẩn lao động; vệ sinh môi trường

b K hái niệm và tóm tắt cơ cấu tổ chức của WTO (cơ quan xây dự nẹ văn bản pháp luật thương mại quốc tê).

+ Về khái niệm: tại khoản 1, điều 2, Hiệp định thành lập Tổ chức

Thương mại thế giới định nghĩa W TO như sau:

"Tổ chức thương mại thế giới là một khuôn khổ định chế chung để điều

chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các thành viên của tổ chức về những

vấn đề liên quan đến các Hiẹp định và các văn bản pháp lý không tách rời

gồm cả những phụ lục của Hiệp định này"

+ Về cơ cấu tổ chức, WTO cơ cấu thành 3 cấp: Cấp cao nhất là các cơ

quan hoạch định chính sách, cơ quan lãnh đạo cố thẩm quyền ra quyết đinh,

í>ồm\ Hội nẹhị Bộ trưởng, Đại hội đồn ạ WTO, cơ quan ẹiải quyết tranh chấp

và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại Cấp thứ hai, các cơ quan thừa

hành và giám sát việc thực hiện các Hiệp định đa phương, gồm: Hội đồng

GATT, Hội đổng GATTS và Hội đồng TRIPS Cấp thứ ba, các cơ quan thực

hiện công việc hành chính, gồm Tổng Thư ký và Ban Thư ký WTO

Các cơ quan cấp cao nhất của WTO gồm :

- Hội nghị Bộ trưởng W TO (MC):

Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của W TO, đây là cơ quan xây dựng pháp

luật thông qua phương thức đàm phán, thương lượng, nhất trí và đi tới thoả

thuận Cơ quan này họp ít nhất 2 năm một lần, thành viên của cơ quan này là

các Bộ trưởng của tất cả các nước thành viên, theo quy định tại điều 4, Hiệp

định thành lập W TO, Hội nghị Bộ trưởng thực hiện tất cả các chức năng của

W TO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết để thực hiện các chức

Trang 26

năng đó Hội nghị Bộ trưởng cũng có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ của bất kỳ một Hiệp định đa phương nào của WTO.

- Đại Hội đồng WTO (General Council)

Đây là cơ quan thường trực của cơ quan Hội nghị Bộ trưởng, thực hiện các chức năng của cơ quan lãnh đạo cao nhất, trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO (MC) Đại hội đồng làm việc thường xuyên tại trụ sở của W TO (Geneva, Thuỵ sỹ) Thành viên của cơ quan này là Đại sứ của các nước thành viên Đại hội đồng có quyền thành lập các u ỷ ban giúp việc Hiện WTO đang có 4 u ỷ ban chính: u ỷ ban về thương mại và phát triển; u ỷ ban về các hạn chế cán cân thanh toán; u ỷ ban về ngân sách, tài chính- quản trị và u ỷ ban về các Hiệp định thương mại khu vực Ngoài ra, còn 2 có u ỷ ban là: Uỷ ban về hàng không dân dụng và Uỷ ban về mua sắm Chính phủ Hai Ưỷ ban này có số lượng thành viên hạn chế (vì mới có một số nước công nghiệp phát triển ký tham gia)

- Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại

Theo điều 4.2 và 4.3 Hiệp định thành lập W TO, thì ngoài việc thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong thời gian giữa 2 khoá họp, Đại hội đồng còn thực hiện những chức năng khác được ghi trong các Hiệp định

thương mại đa phương, nhưnẹ quan trọng nhất là chức nănẹ ẹiải quyết tranh

chấp và chức nănẹ kiểm điểm chính sách thương mại Vì vậy, cơ quan giải

quyết tranh chấp thương mại quốc tế chính là Đại Hội đồng W TO (Dispute Settlement Body viết tắt là DSB) Đồng thời, Đại hội đồng cũng làm luôn chức năng kiểm điểm chính sách thương mại

Các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các H iệp định thương m ại đa phương

Trang 27

W TO có 3 Hội đồng giám sát việc thực hiện 3 Hiệp định thương mại đa phương: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS Tất cả các thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 Hội đồng này (3 Hội đồng này chịu sự lãnh đạo của Đại hội đồng WTO) Dưới các Hội đồng này là các Uỷ ban trực thuộc có nhiệm vụ giúp việc cho 3 Hội đồng trên, ví dụ như:

Uỷ ban về thâm nhập thị trường, u ỷ ban về trợ giá nông nghiệp và các nhóm công tác

Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO

Đứng đầu Ban Thư ký WTO là Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc được Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 4 năm một lần, Tổng Giám đốc

có vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương Tổng Giám đốc có quyền quyết định biên chế của Ban Thư ký WTO Tổng Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Ban Thư ký được hưởng quy chế pháp lý về quyển ưu đãi, m iễn trừ lương tự như các viên chức làm việc cho Liên Hợp Quốc

C ơ cấu các cơ quan WTO được mô tả theo hình vẽ ở tranạ sau:

Trang 29

c T ư cách thành viên ịC hủ th ể tham ẹia quan hệ pháp luật WTO)

Có một điểm khác so với chủ thể của luật Công và Tư pháp quốc tế, chủ thể tham gia pháp luật W TO không nhất thiết phải là quốc gia có chủ

quyền, các Tổ chức quốc tế mà nó quy định theo lãnh th ổ thuê quan riêng

b iệt, điều 12 của Hiệp định GATT/W TO định nghĩa: " M ột lãnh thổ thuế

quan riêng biệt, có quyền tự trị hoàn toàn để tiến hành các bang giao thương mại với bên ngoài cùng những việc khác nữa được quy định trong Hiệp định này và trong các Hiệp định thương mại đa phương, thì được kết nạp vào

W TO" Tại điều 26, mục 5(c) của GATT còn quy định cụ thể thêm" Nếu một quốc gia mẹ đã chấp nhận GATT cho một lãnh thổ thuế quan phụ thuộc (ví dụ như một thuộc địa chưa độc lập) mà vể sau nó trở thành độc lập, thì lãnh thổ

đó có thể trở thành một thành viên của GATT/ WTO" Kể từ khi GATT ra đời, đã có hơn 50 nước mới giành được độc lập trở thành thành viên W TO mà không phải đàm phán xin gia nhập V í dụ như: Hồng Công, M a cao hoặc Đài loan cũng là những thành viên đầy đủ của WTO, có quyền và nghĩa vụ ngang với những quốc gia có chủ quyền Khi biểu quyết, lá phiếu của họ cũng có giá trị tương đương như lá phiếu của nước Mỹ với trên hai trăm triệu dân Hay như trường hợp của EU, là m ột vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt v ề lý thuyết, EU chỉ có một phiếu nhưng trên thực tế mỗi nước thành viên EC vẫn

giữ m ột phiếu Tóm lại, chủ th ể tham gia quan hệ pháp luật WTO là các

quốc gia có chủ quyền, các vùng lãnh th ổ hải quan riêng biệt và các T ổ chức quốc tế

M ột đặc điểm quan trọng nữa của tư cách thành viên W TO, đó là có hai loại thành viên: Thành viên sáng lập (Grandfather) và thành viên gia nhập Thành viên sáng lập là những nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký tham gia GATT-

1947 Thành viên gia nhập là những nước hoặc vùng lãnh thổ gia nhập Hiệp định W TO sau ngày 1/ 1/ 1995 Thành viên gia nhập phải đàm phán với tất cả các nước đã là thành viên về điều kiện gia nhập và phải được Đại hội đồng

Trang 30

WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu thuận Để đạt được đủ số phiếu thuận, quốc gia xin gia nhập phải rất có thiện chí trong đàm phán và thương lượng, khiến các thành viên khác cảm thấy tương xứng với quan điểm

" tương nhượng lãn nhau"

K hác với việc gia nhập, việc rút khỏi W TO phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí riêng của từng nước Điều 15 Hiệp định W TO quy định việc rút khỏi

W TO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các Hiệp định thương mại đa phương và

sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kê từ ngày W TO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút

cỉ Cấu trúc pháp luật của các Hiệp định WTO

Mặc dù Hiệp định thành lập W TO hay còn gọi là Hiến chương WTO chỉ dài có 10 trang, nhưng nó lại có 4 phụ lục rất quan trọng, chứa đựng 29 Hiệp định (văn bản pháp luật) khác nhau dài tới 27.000 trang, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và vô cùng phức tạp Các Hiệp định cơ bản của WTO gồm:

Phụ lục 1 gồm :

+ Phụ lục 1A: v ề thương mại hàng hoá Có Hiêp đinh chung vé thuế

quan và thương mai (General Agreem ent on Trade & Tariff) viết tát GATT-

1994 (thay thế GATT- 1947)

Phụ lục I A là tập hợp của 12 Hiệp định đa phương, Các văn bản ghi nhớ và Nghị định thư, như sau:

Hiệp định về hàng nông nghiệp; Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và

an toàn thực phẩm; dệt may; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại; chống bán phá giá; định giá hải quan; thanh tra hàng hoá trước khi chuyên chở; quy định xuất xứ hàng hoá; thủ tục

Trang 31

cấp phép nhập khẩu; trợ giá và các biện pháp đối kháng; phòng vệ; Nghị định thư thực hiện điều 6 của GATT - 1994 về chống bán phá giá.

Các Hiệp định, thoả thuận thương mại đa phương nêu trên, tập trung điêù chỉnh 4 nội dung chủ yếu sau đây:

- Một là, về thuế quan: GATT/WTO vẫn thừa nhận sự cần thiết của bảo

hộ bằng thuế quan vì trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên không đồng đều; và đặc biệt nhấn mạnh chỉ được phép bảo hộ bằng thuế quan Các nước thành viên đều phải cam kết giảm dần mức thuế suất thuế nhập khẩu của nước mình thông qua đàm phán và thương lượng, trên cơ sở

có đi có lại Các thành viên phải tuân thủ biện pháp xác định trị giá tính thuế của Hải quan (tức là tính thuế trên cơ sở trị giá hàng hoá ghi trên hợp đồng thương mại); và phải đơn giản hoá thủ tục Hải quan

- Hai là, phi thuế quan và hạn chế số lượng, các Văn bản W TO quy định các nước thành viên thông qua đàm phán cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế và các biện pháp hạn chế số lượng, dần dần thuế hoá các biện pháp phi thuê quan Ap dụng Hiệp định rào cản kỹ thuật của WTO, không thừa nhận bảo hộ mậu dịch bằng các biện pháp hành chính của Nhà nước thành viên

- Thứ ba, về đầu tư, phải tôn trọng các nguyên tắc không phân biệt đối

xử (M FN, NT) giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hạn chế và giảm dần sự độc quyền của doanh nghiệp thương mại Nhà nước

- Thứ tư, là một loạt các Hiệp định điều chỉnh các quan hệ liên quan tới vấn đề phòng vệ; chống bán phá giá; sử dụng biện pháp đối kháng Tất cả các Hiệp định này đều chứa đựng các nội dung: Khái niệm, định nghĩa, phạm

vi điều chỉnh, nguyên tắc, phương pháp xác định thiệt hại; các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục được áp dụng các biện pháp phòng vệ; chống bán phá giá; sử dụng biện pháp đối kháng nhằm đảm bảo cho quan hệ thương mại

Trang 32

được tự do, công bằng và minh bạch (khái niệm và phạm vi điều chỉnh của các H iệp định này sẽ được phân tích ở chương II).

+ Phụ lục 1B: v ề Thương mại dịch vụ có Hiêp dinh chung vé thương

mai dich vu (G eneral Agreement on trade in service) viết tát là GATS

Tương tự như thoả thuận về hàng hoá, Thương mại dịch vụ (GATS) cũng bao gồm các bộ phận cấu thành có liên quan chặt chẽ với nhau Phần thứ nhất: bao gồm H iệp định chính với 29 điều khoản quy định các nguyên tắc, nghĩa vụ chung, buộc các nước thành viên phải tuân thủ Phần thứ hai, là các phụ lục quy định riêng cho từng lĩnh vực Đó là các quy định về sự đi lại của thể nhiên nhân cung ứng dịch vụ, các khái niệm về dịch vụ vận tải hàng không, vận tải hàng hải, dịch vụ tài chính, viễn thông Phần thứ ba, là các cam kết riêng của những nước tham gia vòng đàm phán URUGUAY về mở cửa thị trường dịch vụ K hác với Hiệp định về hàng hóa, Hiệp định thương mại dịch

vụ có quy định riêng một số lĩnh vực mà các thành viên có thể tạm thời chưa

áp dụng quy chê tối huệ quốc

H iệp định GATS điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực dịch vụ (WTO quy định

155 phân ngành), thông qua 4 phương thức cung ứng sau:

- Cung ứng qua biên giới (tức là cung ứng dịch vụ từ lãnh thổ nước này sang nước kia, ví dụ như dịch vụ viễn thông, thanh toán qua ngân hàng )

- Tiêu thụ ở nước ngoài (tức là người tiêu dùng hoặc công ty trong nước

sử dụng dịch vụ của nước ngoài, ví dụ : dịch vụ INTENET)

- H iện diện thương mại (có nghĩa là việc thành lập các chi nhánh cung ứng dịch vụ ở nước khác, ví dụ: Chi nhánh Ngân hàng, Đại diện hàng không, Hàng hải, Bưu chính viễn thông )

Trang 33

- Hiện diện thể nhân (công dân nước này cung ứng dịch vụ ở nước kia

ví dụ: Các chuyên gia kỹ thuật, nhà tư vấn, người lao động tay nghề cao; luật

sư, Bác sĩ, Kiến trúc sư )

Các quy định của Hiệp định dịch vụ cũng dựa trên nguyên tắc của GATT nhưng có một số đặc thù khác với Hiệp định thương mại hàng hoá

+ P hụ lục 1C: Hiêp đinh thương mai liên quan đến các khía canh của quyền sở hữu trí tuê (Trade - Related Intellectual Property Rights) viết tắt TRIPS

Hiệp định này gồm 7 chương, 73 điều Có phạm vi điều chỉnh và áp dụng đối với 7 hình thức: Quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ các thông tin không được công bố Hiệp định cũng quy định 4 nguyên tắc cơ bản

- Một là, quy định các tiêu chuẩn thống nhất tối thiểu nhằm bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước thành viên WTO

- Hai là, quy định về đối xử quốc gia, nước thành viên WTO không được đối xử với công dân nước ngoài kém phần thuận lợi hơn so với với công dân nước mình

- Ba là, lần đầu tiên quy định việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong Sở hữu trí tuệ Ngoài một số ngoại lệ, tại điều 4 quy định mọi thuận lợi,

ưu đãi, đặc quyền hoặc quyền miễn trừ do một nước thành viên WTO giành cho công dân của bất kỳ nước nào khác là thành viên hoặc không phải thành viên W TO đều được giành vô điều kiện cho công dân tất cả các nước thành viên W TO khác

- Bốn là, khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi các quyền Sở hữu trí tuệ theo quy định tại Hiệp định TRIPS ở phạm vi quốc gia Điều này được thực hiện thông qua việc ban hành văn bản pháp luật trong nước và áp dụng

Trang 34

các biện pháp có pháp hiệu quả đê chống lại các hành vi vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ, bao gồm các chế tài hành chính, hình sự, kiện đòi bồi thường thiệt hại theo luật dân sự

P hụ lục 2, là Thoả thuân vé các nguyên tắc và thủ tuc giải quyết tranh

Do cơ chê giải quyết tranh chấp của GATT có nhiều hạn chế nên WTO

đã sửa đổi và điều chỉnh vào năm 1994 và gọi là “Thoả thuận về các nguyên

tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp” Dispute Settlement U nderstanding

(dưới đây viết tắt là DSU) Ta có thể tóm tắt Cơ chế này của W TO như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh, DSƯ được áp dụng đối với mọi tranh chấp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và ngay cả chính thoả thuận giải quyết tranh chấp

- Về đối tượng (Chủ thể) tham gia tố tụng là các bên (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt) có xảy ra tranh chấp thương mại

- Cơ quan giải quyết, WTO trao trách nhiệm cho Cơ quan Đại Hội đồng (G eneral C ouncil) tức là Đại sứ của tất cả các nước thành viên (như đã phân tích ở trên) nhưng trong giải quyết tranh chấp thì gọi là Hội đồng chung

Trang 35

- Theo các điều 6, 7, 8 của DSƯ quy định thành hai cơ quan nhưng lại không giống hoàn toàn với cách xét xử hai cấp.

Ban Hỏi thẩm, gồm: 3 thành viên, trừ trường hợp các bên tranh chấp đề nghị thành lập một Ban Hội thẩm có 5 thành viên Hội thẩm viên do Ban Thư

ký W TO chọn và đề cử trong danh sách lưu giữ tại Ban Thư ký, họ là những chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm và thâm niên công tác, đã từng làm việc tại Ban Thư ký hoặc đã từng giảng dạy luật hay đã từng được công bố các công trình nghiên cứu về luật thương mại quốc tế Khi thực hiện nhiệm vụ Hội thẩm viên hoạt động với tư cách cá nhân, không được lấy tư cách đại diện cho Chính phủ Nếu một bên tranh chấp là nước đang phát triển, nếu họ có đề nghị, thì m ột trong số Hội thẩm viên phải là người của một nước đang phát triển khác Tất nhiên Hội thẩm viên không phải là người của nước bên nguyên hoặc bên bị đơn

Ban Hội thẩm không đưa ra khuyến nghị hoặc phán quyết mà chỉ làm báo cáo trình lên Hội đồng chung nên không đươc coi là cấp sơ thẩm

Cơ quan phúc thẩm , cũng gồm: 3 thành viên, do Ban Thư ký W TO đề

cử trong danh sách thường trực có 7 chuyên gia, 7 người này được chọn làm việc theo nhiệm kỳ 4 năm và được tái cử một lần, họ là những chuyên gia về luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế và phải nắm rất vững nội dung của tất

cả các H iệp định WTO

- Trình tự g iả i quyết tranh chấp (thủ tục tô tụng) của D SU như sau.

Trao dổi V kiến và trung gian hoà giải

Đ a số các tranh chấp thương mại xảy ra giữa các nước thành viên đều được giải quyết bằng biện pháp hoà giải hoặc trọng tài Trừ các trường hợp sau khi trao đổi, bàn bạc (WTO gọi là tham vấn) song phương mà không giải

Trang 36

quyết được, thì Chính phủ các bên tranh chấp mới đưa vụ tranh chấp của mình

ra Hội đồng chung (DSB) giải quyết Theo quy định của DSU, các bên tranh chấp có thể đề nghị Tổng Giám đốc WTO hoặc nhờ bất kỳ một người nào khác, với chức năng và thẩm quyền của mình đứng ra hoà giải hoặc làm trung gian hoà giải Trong một số trường hợp, các bên tranh chấp có thể thoả thuận giải quyết bằng trọng tài Trong trường hợp này, quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng

Theo điều 4, mục 3 của DSU, thời gian đề nghị trao đổi ý kiến là 10 ngày và quá trình trao đổi ý kiến (tham vấn) là 30 ngày, kể từ ngày nhận được

đề nghị

Giải quyết tai Ban Hỏi thẩm

Trong trường hợp các bôn tranh chấp không giải quyết được bằng biện pháp trung gian, hoà giải, thì Ban Hội thẩm sẽ thụ lý vụ việc Nhiệm vụ của Ban Hội thẩm là điều tra, xem xét cụ thể tình tiết của vụ việc, đưa ra đánh giá một cách khách quan Sau đó, làm báo cáo kết luận trình Hội đồng chung để Hội đồng chung xem xét, ra khuyến nghị hoặc phán quyết phù hợp với các quy định của các Hiệp định liên quan Thời gian giải quyết tại Ban Hội thẩm

là 6 tháng, bắt đầu tính từ ngày thoả thuận xong về thành phần, chức năng, quyền hạn của Ban Hội thẩm

Giải quyết tai Cơ quan phúc thẩm

Cơ quan phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét lại báo cáo của Ban Hội thẩm trong trường hợp có kháng cáo Trình tự tố tụng của Cơ quan phúc thẩm là quy trình kín, các ý kiến nêu trong báo cáo của từng thành viên không được nêu đích danh là của ai Cơ quan phúc thẩm có thể chuẩn y, sửa đổi hoặc bác

bỏ các ý kiến hoặc kết luận của Ban Hội thẩm Trong trường hợp Bác bỏ, thì phải phúc thẩm lại và làm báo cáo trình Hội đồng chung (DSB) Thông

Trang 37

thường báo cáo của Cơ quan phúc thẩm đều được Hội đồng chung (DSB) thông qua; và các bên tranh chấp buộc phải thi hành.

Để đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, kể từ khi DSB thành lập Ban Hội thẩm cho đến khi DSB xem xét báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm là 9 tháng (trong trường hợp không có kháng cáo);

và 12 tháng trong trường hợp có kháng cáo

Thi hành khuyến nghi hoăc phán quyết của Hỏi đổng chung

Theo điều 21 của Thoả thuận DSU có : Ba hình thức chấp hành, tuân thủ kết luận của Hội đồng chung DSB:

+ Hình thức thứ nhất, tuân thủ các kết luận của báo cáo Nếu bên bị chấp hành không có điều kiện để thi hành thì phải báo cáo DSB và DSB sẽ giành một khoảng thời gian thích hợp để thi hành Trường hợp có bất đồng do đicu kiện thi hành không phù hợp với các Hiệp định liên quan, thì bất đồng lại được giải quyết thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp như đã nêu trên

Hội đồng chung có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện khuyến nghị và phán quyết Chậm nhất là 10 ngày trước khi Hội đồng chung họp, các bên tranh chấp phải báo cáo Hội đồng chung bằng văn bản về tiến độ thực hiện Nếu bên bị chấp hành là một nước đang phát triển, thì Hội đồng chung sẽ xem xét, cân nhắc biện pháp thi hành phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của nước thành viên đó

+ Hình thức thứ hai, là bồi thường thiệt hại, Điều 22 Cơ chế giải quyết tranh chấp quy định việc bồi thường thiệt hại như sau:

Trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ WTO không tuân thủ khuyến nghị của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm trong m ột khoảng thời gian hợp

lý, thì bên được thi hành có quyền đòi bồi thường Mức bồi thường do các bên thoả thuận

Trang 38

+ Hình thức thứ ba, trả đũa (một trong các hình thức cưỡng chế của

W TO): Trường hợp các bên không thoả thuận được mức bồi thường thoả đáng trong vòng 20 ngày, thì bên được thi hành có thể đề nghị Hội đồng chung cho phép thực hiện biện pháp trả đũa bằng việc tạm hoãn thi hành nhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác Để quyết định biện pháp trả đũa, trước hết, bên được thi hành phải chọn các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ trong cùng lĩnh vực bị vi phạm Ví dụ: Bên A vi phạm tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép của B ; thì bên

B trả đũa cũng bằng cách tăng thuế nhập khẩu thép tương ứng Nếu không chọn được lĩnh vực tương ứng, thì có thể hoãn thi hành nghĩa vụ trong các lĩnh vực khác được quy định trong các Hiệp định liên quan W TO quy định hàng hoá là một lĩnh vực; còn Dịch vụ được chia làm 12 lĩnh vực khác nhau

Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại WTO là

do các nhà sản xuất hoặc các hiệp hội sản xuất (dưới góc độ pháp lý ta gọi là thể nhân và pháp nhân) thông qua Chính phủ nước họ tiến hành thủ tục tố tụng (tranh tụng) theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Như vậy, bắt buộc quốc gia thành viên phải có những quy định cụ thể để công dân của nước mình thực hiện quyền khiếu nại hoặc khởi kiện những hành động của Chính phủ nước ngoài Các luật gia về WTO gọi là “ Thủ tục quốc gia giành cho công dân khởi kiện tranh chấp kinh tế quốc tế ”

P h ụ lục 3, Hiêp đinh vé cơ chế kiểm điểm chính sách thương mai

(TPRM )

M ột trong những nguyên tắc cơ bản của W TO là nguyên tắc có khả năng đoán trước, tức là các Chính phủ, các công ty, các nhà đầu tư nước ngoài được khẳng định và tin tưởng chắc chắn rằng " Chính sách thương mại của quốc gia thành viên phải đảm bảo tính minh bạch, công khai và những cam kết về m ở cửa thị trường ngày càng nằm trong giới hạn của W TO" Công cụ

Trang 39

giám sát, thực hiện nguyên tắc này của WTO là Hiệp định về Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại (TPRM).

Nội dung chính của cơ chế này là định kỳ xem xét, đánh giá chính sách

và thực tiễn thương mại của tất cả các quốc gia thành viên Việc kiểm điểm được thực hiện theo nguyên tắc, nước thành viên nào chiếm vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế, thì phải kiểm điểm thường xuyên và kỹ càng hơn các thành viên khác V í dụ: nhóm tứ cường: EC, Mỹ, Nhật Bản, Canada phải kiểm điểm 2 năm / lần; 16 thành viên tiếp theo phải kiểm điểm 4 năm /lần

Về mục đích, đây là biện pháp giúp các nước thành viên rà soát chính sách, pháp luật thương mại của nước mình, đối chiếu với các cam kết tham gia W TO, từ đó giúp nước thành viên tuân thủ luật lệ WTO và đây cũng là cơ hội đê nước thành viên giải thích cho các thành viên khác hiểu về chính sách

và thực tiễn thương mại của nước mình cũng như khó khăn mà nước đó gặp phải khi thực hiện cam kết của mình

Thông thường, W TO áp dụng hai phương pháp kiểm điểm: Một là, Ban Thư ký W TO cử đoàn kiểm tra tại chỗ, thu thập số liệu, thông tin có liên quan đến chính sách thương mại của nước thành viên Trên cơ sở đó, Ban thư ký làm báo cáo nhận xét về môi trường kinh tế, pháp luật, việc thực hiện các chính sách thương mại của nước thành viên đó Hai là, nước thành viên tự làm báo cáo kiểm điểm (Policy statem ent) về chính sách thương mại của nước mình Hai báo cáo nêu trên cùng được đưa ra xem xét, thảo luận tại phiên họp của Cơ quan kiểm điểm chính sách Nước kiểm điểm phải trả lời và giải thích từng điểm nêu trong báo cáo của Ban Thư ký Sau phần trả lời và thảo luận của các thành viên, Chủ tịch phiên họp kết luận, sau đó, công khai đưa lên m ạng Internet

Cơ quan kiểm điểm chính sách (TPRM) được coi là diễn đàn duy nhất

để các thành viên định kỳ tự kiểm điểm chính sách và thực tiễn thương mại của m ình trước các thành viên khác TPRM cũng giúp các nước thành viên cải

Trang 40

cách chính sách thương mại, m inh bạch hoá chính sách pháp luật trong nước Tuy nhiên, cơ chế này cũng quy định minh bạch hoá là vấn đề chính trị nội bộ của mỗi nước và nó được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khácbiệt về c h ế độ chính trị và luật pháp của từng thành viên.

P h ụ lục 4, là các Hiệp định đa phương m ang tính tuỳ chọn, không bắt

buộc nước thành viên phải thi hành mà có thể tự nguyện Đó là các Hiệp định:

về hàng không dân dụng, m ua sắm Chính phủ, thoả thuận về sữa, thoả thuận

về thịt bò

2.2 Quy trình và phương thức ban hành các loại văn bản của WTO

Tại khoản 1, điểu 9 của Hiệp định thành lập W TO, có quy định thủ tục

ra quyết định như sau:

"W TO tiếp tục tuân theo nguyên tắc ra quyết định trên cơ sở đồng thuận đã được thực hiện theo quy trình của Hiệp định GATT- 1947 Nếu không thê thông qua quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, trừ trường hợp

có quy định khác, thì vấn đề cần quyết định sẽ đưa ra biểu quyết Tại các phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng và Hội đồng chung, m ỗi nước được bỏ m ột phiếu Khi tham gia bỏ phiếu, Cộng đồng Châu âu có số phiếu bằng với số các nước của Cộng đồng là thành viên của WTO Các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Hội đổng chung phải được thông qua theo đa số phiếu thuận, trừ trường hợp Hiệp định này hoặc Hiệp định thương mại đa phương liên quan có quy định khác"

N hư đã phân tích ở trên, W TO là m ột thiết ch ế kinh tế quốc tế nó quy định các quy tắc ứng xử và hành vi thương mại giữa các quốc gia thành viên, nên việc nghiên cứu quy trình và phương thức ban hành văn bản pháp luật

W TO cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu quy trình ra quyết định D anh từ

“quyết địn h ” ở đây được hiểu là các H iệp định, các T hoả thuận, các N ghị

Ngày đăng: 19/10/2015, 18:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w