II. YÊU CẨU ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI DỊCH vụ
2.1. Dịch vụ tư vấn pháp luật
Hiện tại, hoạt động hành nghề tư vấn luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bằng Nghị định 92/1998/N Đ -CP ngày 10/11/1998; và Thông tư hướng dẫn thi hành quy chế hành nghề tư vấn pháp luật số 08/1999/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 13/2/1999. Theo số liệu của Bộ Tư pháp, tính đến tháng 6/2001, Bộ đã cấp giấy phép cho 25 Tổ chức luật sư nước ngoài, với 42 chi nhánh tại Việt Nam. Nghị định 92/1998/N Đ -C P qui định Tổ chức luật sư nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau đây mới được xem xét cấp giấy phép đặt chi nhánh tại ViệtNam:
- Được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước, nơi tổ chức luật sư nước ngoài đó m ang quốc tịch,
- Có khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam,
- Có uy tín trong ngành tư vấn luật,
- Có thiện chí đối với nhà nước Việt Nam,
- Có phương án hoạt động và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật Việt Nam,
- Mỗi tổ chức luật sư nước ngoài được đặt tối đa 2 chi nhánh tại Việt Nam, - Thời gian hoạt động của Chi nhánh là 5 năm, kể từ ngày có giấy phép và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm,
- Sau khi được cấp giâý phép, chi nhánh Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Luật sư nưóc ngoài hành nghề tại Việt Nam phải đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép hành nghề tư vấn luật do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp,
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, người chưa được xoá án,
- Có thiện chí với Nhà nước Việt nam,
- Luật sư Trưởng Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt nam phải là người đã hành nghề tư vấn luật nước ngoài và luật quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại; không được tư vấn luật V iệt Nam; không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện cho khách hàng trước toà án Việt nam,
- Chi nhánh luật nước ngoài không được thuê luật sư V iệt Nam làm việc tại chi nhánh,
- Chi nhánh luật nước ngoài được ký kết họp đồng hợp tác với Tổ chức tư vấn luật V iệt nam theo vụ việc để nhận ý kiến tư vấn về luật Việt Nam và cung cấp cho tổ chức tư vấn luật Việt Nam ý kiến tư vấn về pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế.
- Chi nhánh luật nước ngoài phải tuân thủ các quy địmh của pháp luật V iệt Nam về chế độ k ế toán thống kê, quản lý ngoại hối, thuế, xuất nhập cảnh, cư trú, lao động.
Trong tiến trình gia nhập W TO, chúng ta cần rà soát, giảm bớt các điều kiện hành nghề, đơn giản hoá thủ tục xem xét cấp giấy phép đặt chi nhánh
cũng như hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, theo nguyên tắc không phân biệt đối xử nhưng vẫn có hạn chế, ví dụ: hạn chế sự hiện diện thể nhân, quy định chặt chẽ về phạm vi kinh doanh, yêu cầu nghề nghiệp, vì Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) không bắt buộc nước thành viên phải m ở cửa toàn diện, mà dựa trên cơ sở tự nguyện, có đi, có lại giữa các thành viên, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc MFN, NT, minh bạch hoá. Hiệp định GATS không cấm thành viên duy trì sự độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ. Nhưng các nước quan tâm tới thị trường Việt Nam rất chú trọng vấn đề dịch vụ tư vấn pháp luật, vì họ m uốn trực tiếp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư của nước có luật sư tại Việt Nam. Một số nước đặt vấn đề cử sinh viên đào tạo tại các trường luật Việt Nam. Để dần đáp ứng tiến trình hội nhập, vừa qua Chính phủ đã bổ sung thêm quy định về thuê luật sư nước ngoài làm việc cho Văn phòng luật sư và Công ty hợp danh (điều 15 Nghị định số 94/ 2001/ NĐ-CP ngày 12/12/2001 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh luật sư số 37/ 2001/PL UBTVQH10).