Khái luận về pháp luật thương mại ViệtNam trong hệ thông pháp luật quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 52 - 56)

III. QUAN NIỆM VỂ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1 Lịch sử pháp luật thương mại Việt Nam (thời Pháp, Nguy và nay)

3.2.Khái luận về pháp luật thương mại ViệtNam trong hệ thông pháp luật quốc gia.

quốc gia.

Để phân tích đối tượng điều chỉnh của luật thương mại- 1997, trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem những chủ thể nào tham gia quan hệ pháp luật thương mại hiện hành, địa vị pháp lý của chúng ra sao.

a. Chủ th ể tham gia quan hệ pháp luật thươnẹ mại (thương nhân)

+ Theo luật thương mại Việt Nam hiện hành (ban hành năm 1997), thì đối tượng áp dụng của luật là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam. Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên (khoản 1, điều 2; và khoản 6, điều 5). Tuy luật không định nghĩa cụ thể thê nào là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác và hộ gia đình mà chỉ định nghĩa chung chung tại điều 17. Vì vậy, có hai loại ý kiến khác nhau về chủ thể của luật. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: Chủ thể của luật thương mại chỉ bao gồm cá nhân và tổ chức có đàng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách thường xuyên và độc lập, đúng như quy định của luật thương mại và nó đã được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự (chương II, mục 1; và chương III, mục 1, các điều 94, 116 Bộ luật dân sự năm 1995). Loại ý kiến thứ hai cho rằng do không thể tách bạch được nội dung của khái niệm “kinh doanh” với khái niệm “thương m ại” nên thương nhân còn phải bao gồm cả nhà sản xuất, kỹ nghệ gia, vì họ sản xuất hàng hoá cũng nhằm mục đích lợi nhuận, phải tiếp thị, tiêu thụ, phân phối sản phẩm, hàng hoá thường xuyên, độc lập. Với cách hiểu như vậy, theo nghĩa rộng, thì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thương mại còn được quy

định rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác, như: luật Doanh nghiệp - 1999 (nêu khái niệm về các loại hình công ty); luật doanh nghiệp Nhà nước, luật Hợp tác xã và luật đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Về quy định: Thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập và thường xuyên được hiểu là một ngành nghề riêng, nghề thương mại, tuy luật không định nghĩa cụ thể thế nào là độc lập và thường xuyên. Nhưng luật bắt buộc phải đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu hoạt động thương mại, thì mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lúc đó mới trở thành thương nhân. Như vậy, đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc thê hiện quyền lực của nhà nước trong việc xcm xét, cấp hay không cấp, công nhận hoặc không công nhận địa vị pháp lý của thương nhân.

Tóm lại, thươnạ nhân được hiểu là nhữnq chủ th ể có đănẹ ký kinh doanh hoạt độn (Ị thươnạ mại độc lập và thườnxuyên. Chủ th ể ở đây có th ể là cá nhân hay tổ chức.

b. Đ ối tưựnẹ điều chỉnh (quan hệ pháp luật thươnạ mại)

Tại điều 1 của luật thương mại 1997 định nghĩa: “ Luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am ”.

Điểu 5 giải thích hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các bên liên quan. Còn hoạt động thương mại được định nghĩa là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương

thưưnq m ại và các hoạt đ ộ nxúc tiến thươnẹ mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế- x ã hội.

Như vậy đối tượng điều chỉnh của luật thương mại hiện hành chỉ quy định rất giản đơn về 3 loại quan hệ pháp luật sau:

+ Thứ nhất, quan hệ mua bán hàng hoá, đối tượng cụ thể là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán.

+ Thứ hai, loại quan hệ pháp luật về cung ứng dịch vụ, gồm: Các hành vi, đại diện cho thương nhân, môi giới hàng hoá, uỷ thác, đại lý, gia công, giao nhận, giám định.

+ Thứ ba, quan hệ pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại, gồm các hành vi quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ triển lãm thương mại.

Vì vậy, có thể định nghĩa đối tượng điều chỉnh của luật thương mại Việt Nam là một nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các bên liên quan.

c. Phương pháp điều chỉnh

Khi nghiên cứu về phương pháp điều chỉnh của luật thương mại, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng luật thương mại của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ra đời sau luật dân sự, bởi vì, nghề buôn bán và tầng lớp thương gia chỉ xuất hiện sau khi xã hội có sản xuất hàng hoá. Do ra đời sau và chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thương gia trong hoạt động thương mại, tức là chỉ điều chỉnh ở một phạm vi hẹp so với luật dân sự; và vì nó sử dụng rất nhiều nguyên tắc của luật dân sự nên có thể nói luật thương mại là m ột phân ngành của luật dân sự. Hay nói cách khác, luật thương mại là

sự áp dụng và phát triển các nguyên tắc cơ bản của luật dàn sự. Luật thương mại Việt Nam cũng được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, thể hiện ở các điểm sau:

+ Điều kiện để trở thành thương nhân và hành nghề thương mại phải dựa trên tiêu chí năng lực hành vi dân sự của cá nhân; năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (điều 96, Bộ luật dân sự); các quy định về hộ gia đình; tổ hợp tác.

+ Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản còn luật thương mại khi điều chỉnh các quan hệ tài sản, thì những tài sản đó tồn tại vì mục đích kinh doanh (thương mại).

+ Nguyên tắc tôn trọng, bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (điều 11, 12 luật thương mại).

+ Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh thương mại (điều 6: Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại địa bàn mà pháp luật không cấm).

+ Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng (khoản 1, điều 49); quyền tự do xác định nội dung hợp đồng (điều 50); quyền tự do sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng (điều 57).

+ Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại cũng dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí của các bên, bình đẳng trên cơ sở thoả thuận (điều 46).

+ Q uyền được tự do lựa chọn Toà án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại (điều 239).

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (điều 7).

Căn cứ lập luận nêu trên, kết hợp với việc nghiên cứu quy chế thương nhân trong luật thương mại Việt Nam, ta thấy giao dịch thương mại chỉ khác

cách thườnxuyên, độc lập vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, lập luận trên rất có

cơ sở để nói rằng: Pháp luật thương m ại là sự bô sung p h á t triển của

ph áp luật dãn sự. Ngược lại, luật dán sự h ỗ trợ cho luật thương m ại những quy định mà luật thương m ại không có hoặc còn thiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, khi bàn về phương pháp điều chỉnh của một ngành luật, có nghĩa là ta phải xem xét cách thức và biện pháp mà Nhà nước sử dụng, thông qua các quy phạm pháp luật tác động lên hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ xã hội đó. Trong quan hệ pháp luật thương mại, thì phương pháp điều

chỉnh của nó là phương pháp thoả thuận, tự do, tự nguyện ỷ chí ẹiữa các bền

tham qia quan hệ pháp luật thương mại. Phương pháp này có các đặc tính

+ Tính bình đẳng trước pháp luật, bởi vì các bên tham gia giao dịch thương mại độc lập với nhau về tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, kể cả giao dịch giữa các thương nhân có quan hệ là công ty mẹ và công ty con; hoặc giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, vì chúng hạch toán hoàn toàn độc lập.

+ Tự do, tự nguyện ý chí, các bên tính toán, bàn bạc nếu thấy có lợi, mới quyết định giao kết hợp đồng thương mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 52 - 56)