Giá trị pháp lý của các văn bản WTO và ảnh hưởng của chúng đối với pháp luật của các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 43 - 49)

II. PHÁP LUẬT CỦA WTO

2.3.Giá trị pháp lý của các văn bản WTO và ảnh hưởng của chúng đối với pháp luật của các quốc gia thành viên.

pháp luật của các quốc gia thành viên.

a. Giá trị pháp lý của các văn bản WTO

Khi nghiên cứu về giá trị pháp lý của các văn bản W TO, việc đầu tiên, chúng ta phải tóm lược được pháp luật W TO là gì? liệu chúng có hiệu lực trên thực tế không? và làm thế nào để các nước thành viên tuân thủ và chấp hành chúng như luật pháp quốc nội. v ề vấn đề này, chính các luật gia, các học giả nghiên cứu Luật pháp quốc tế cũng tỏ ra hoài nghi về tác dụng và hiệu quả của các luật lệ W TO cũng như Công pháp quốc tế. Ví dụ như: Chúng ta hàng ngày nghe tin trên các phương tiện thông tin nói về các quốc gia cả lớn lẫn nhỏ đang vi phạm các luật lệ quốc tế. Trong một số trường hợp, những vi phạm như vậy, đều được các nhà Lãnh đạo quốc gia vi phạm biện minh là đúng, nên không có gì ngạc nhiên khi chúng ta tỏ ra hoài nghi về luật lệ quốc

Vậy pháp luật W TO là gì?. Qua nghiên cứu ta có thể tạm khái quát như sau:

N ó là m ột hệ thống các văn bản pháp luật (các Hiệp định, N ẹhị định thư, các Văn kiện và Phụ lục đi kèm; các Q uyết định; các Thoả thuận...) điều chỉnh các quan hệ về thương mại quốc t ế được nhiều chủ th ể là quốc gia thành viên WTO cônạ nhận và cam kết tuân theo. N ó khônạ chỉ bao hàm, xử lý các mối quan hệ buôn bán, trao đổi thươnẹ mại hànẹ hoá giữa các chủ th ể là Quốc gia thônq qua các cô nty hoặc cá nhân của các quốc qia đó. M à nó còn điều chính rất nhiêù m ối quan hệ pháp luật khác về thương mại liên quan

đến đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ. Nó quy định nhữnạ nẹuyên tắc cơ bản nhất nhằm đảm bảo tự do hoá thươnạ mại, khỏ nạ phân biệt đối xử, khônbị bóp méo cạnh tranh, minh bạch hoá chính sách và có khả nănẹ đoán trước, thông qua các nquyên tắc Tối huệ quốc, đãi nqộ quốc ẹia; và các cônẹ cụ chông bán phá íỊĨá, phòng vệ, th u ế đối khán?...".

+ Về tính hiệu quả trên thực tế của pháp luật của WTO

Chính chúng ta cũng phải thừa nhận rằng luật pháp quốc nội của hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng không được tuân thủ và chấp hành một cách triệt để. Vấn đề là mức độ chấp hành, ví dụ các nước công nghiệp phát triển có xã hội ổn định, pháp luật thường được tuân thủ ở mức cao hơn. Quay trở lại vấn đề chấp hành pháp luật WTO, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “Ý

thức tương nhượng lẫn nhau và ước muốn tham qia vào một luật chơi chu nạ, bình đẳng troMỊ quan hệ thươnq mại đ ã khiến các quốc ẹia tôn trọní> các luật tắc đ ó ”. Ý thức tương nhượng lẫn nhau được hiểu là cổ di có lai. Để khẳng định cho quan điểm này, chúng ta hãy xét dưới góc độ kinh tế, đó là mục đích và lợi ích của tự do hoá thương mại, dựa trên nguyên lý về “lợi thế so sánh” .

Còn xét dưới góc độ pháp lý, thì các quy phạm pháp luật W TO là sự thể hiện ý chí của các quốc gia thành viên mong muốn tham gia vào một "sân chơi" chung bình đẳng và họ đã có sẩn ý thức chấp hành, v ề mặt luật thực định, thì hầu hết các Hiệp định đa phương đều có điều khoản ràng buộc các nước thành viên chấp hành, trừ các ngoại lệ pháp lý của G A T T /W T 02.

+ Về tính cưỡng chế (tuân thủ và chấp hành)

H i ệ p đ ịn h G A T T c ó rất n h iề u n g o ạ i lệ đối với cá c c h u ẩ n m ự c k h á c c ủ a nó, m ộ t tr o n g s ố đ ó đ ư ợc sử a đối tr o n g H iế n c h ư ơ n g W T O , g ồ m : N h ữ n g k h ư ớ c từ đ ư ợ c b iể u q u y ế t th e o đ iề u 25 c ủ a G A T T ; cá c n g o ạ i lệ vì lý d o c ấ n c â n th a n h to á n c h o p h é p s ử d ụ n g hạn n g ạ c h (điều 7 đ ế n 25 c ủ a G A T T ) ; n h ữ n g n g o ạ i lệ g ià n h c h o các n ư ớc đ a n g p h á t triển ( đ iề u 18); c á c n g o ạ i lệ q u a n tr ọ n g g ià n h c h o c á c liên m in h t h u ế q u a n và k h u vực m ậ u d ịc h tự d o ( đ iề u 24); đ iề u k h o ả n m iễ n n g h ĩa vụ ( c h ư ơ n g 7); c á c n g o ại lệ về a n n in h q u ố c g ia ( đ iề u 2 1 ); thể th ứ c đ à m p h á n lại đ ể đ ạ t c á c g iả m n h ư ợ n g th u ê q u a n ( đ iề u 28 ); c á c đ iể u k h o ả n tuỳ c h ọ n rút lui (đ iề u 35).

Tuy pháp luật W TO có quy định về cơ chế rà soát và kiểm điểm chính sách thương mại của nước thành viên; và cơ chế giải quyết tranh chấp nhưng hiệu lực của nó cũng không thể cao bằng luật pháp quốc nội, vì chế tài áp dụng cao nhất cũng chỉ là bồi thường thiệt hại và thực hiện việc trả đũa đối với hành vi vi phạm. Nhưng thực tế cho thấy rất ít khi có trường hợp vi phạm pháp luật WTO. Bởi hai lý do chủ yếu: Một là, khi một nước đồng ý mở cửa thị trường của họ đối với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, tức là đã ràng buộc cam kết của mình. Đối với hàng hoá những cam kết này đã đạt tới mức cam kết trần của thuế suất hải quan, đôi khi thuế suất nhập khẩu của nhiều nước còn thấp hơn mức giới hạn (trường hợp này thường xảy ra ở các nước đang phát triển). Hai là, khi W TO quyết định trừng phạt chính sách của m ột nước, thì đó là kết quả của đàm phán tập thể của các thành viên, quyết định đó bắt buộc phải thi hành, kể cả trừng phạt ngoại thương.

M ột vấn đề nữa đặt ra là liệu chuẩn mực của WTO áp dụng đến mức độ nào đối với Chính quyền cấp dưới của một nước thành viên. Ví dụ: Chính quyền Bang của các Nhà nước Liên bang như Mỹ hoặc Canada hay Chính quyền cấp tỉnh của các Nhà nước đơn nhất như Việt Nam, Trung Quốc chẳng hạn.

Để xử lý trường hợp này một Văn kiện mới của vòng URUGUAY, tại điều 24 của phụ lục 1 nêu rõ rằng: “ Trong khuôn khổ của GATT 1994, mỗi thành viên đều hoàn toàn phải có trách nhiệm tuân thủ mọi điều khoản của GATT 1994, và sẽ sử dụng những biện pháp hữu hiệu có thể có sẵn của mình để đảm bảo rằng Chính quyền và cơ quan Nhà nước các cấp thuộc lãnh thổ của mình cũng tuân thủ theo như vậy” .

Ngoài ra, còn nhiều nguyên tắc của Luật quốc tế có liên quan đến pháp luật W TO mà các quốc gia thành viên buộc phải công nhận hoặc W TO có thể áp dụng. V í dụ, điều 27 của Công ước Viên quy định: “ M ột bên không thể

viện dãn những quy định của pháp luật trong nước của mình để không thi hành m ột điều ước quốc tế” .

b. Anh hưởnq của pháp luật WTO đối với quốc ẹiơ thành viên.

Với nội dung phân tích và lập luận ở các phần trên vô hình chung đã làm cho người đọc hiểu Tổ chức thương mại thế giới là một thiết chế tự do thương mại, nhưng thực ra nó hoàn toàn không phải như vậy. Nó vẫn có những ch ế định cho phép dùng thuế quan và các biện pháp khác để bảo hộ mậu dịch trong từng hoàn cảnh nhất định. Để hiểu cho chính xác hơn nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của nó đối với pháp luật quốc gia thành viên,

ta phải đưa ra một định nghĩa vắn tắt hơn: “Pháp luật WTO là m ột hệ thống

các nguyên tắc phục vụ cho việc m ở cửa, công bằng và không bị bóp méo cạnh tranh".

Cụ thể hơn, luật thực định W TO quy định " Mỗi nước thành viên sẽ đảm bảo sự thống nhất các luật, quy định và những thủ tục hành chính với những nghĩa vụ của mình được quy định trong các Hiệp định" (khoản 4, điều

16, H iệp định thành lập WTO).

Trước khi đi sâu phân tích định nghĩa vắn tắt trên, chúng ta hãy thử xem xét một số loại hình hiến pháp quốc gia và mối quan hệ của chúng với hệ thống thương mại quốc tế như thế nào. Như chúng ta đã biết, hệ thống thương mại quốc tê là một sự tương tác phức tạp giữa các nguyên tắc pháp lý quốc gia và quốc tế; giữa các chế độ chính trị; và giữa các hệ thống kinh tế khác nhau. Tác động của pháp luật quốc gia đối với việc xây dựng m ột cách tập thể điều ước quốc tế ra sao. Ví dụ, khi các nhà đàm phán đã hoàn tất các Hiệp định quốc tế, thì cũng là lúc các Chính phủ thành viên bắt đầu khởi sự một quá trình gay go để cho nó được phê chuẩn. Những tiến trình này rất khác nhau, phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia. Đây chính là lý do khiến cho

các văn bản pháp luật WTO tuy đã được hoàn tất, nhưng lại rất chậm thực hiện hoặc được thực hiện nhưng lại không đồng đều. Nguyên nhân chủ yếu, là do các hệ thống pháp luật khác nhau, thì sẽ tổ chức việc thi hành khác nhau. Trong một sô hệ thống, Cơ quan hành pháp có thể thực hiện được ngay, trái lại, có một sô hệ thống Cơ quan hành pháp không đủ thẩm quyền để thực hiện việc này. Một số nước kể cả Mỹ, có sự phân biệt giữa luật pháp quốc tế và quốc nội. Sự phân biệt này liên quan tới việc một Hiệp ước quốc tế sẽ bị Toà án địa phương và các cơ quan có thẩm quyền khác của các nước đó đối xử như m ột phần của luật pháp quốc nội. Một số quốc gia khác, nhất là Anh lại coi Hiệp ước mà họ ký kết sẽ không trở thành luật quốc gia, mà phải được Quốc hội thông qua một đạo luật khác: sắc lệnh chẳng hạn hoặc Nghị định của Cơ quan Hành pháp, lúc đó luật mới được thực thi. Nhiều nước khác có xu hướng kết hợp luật quốc tế với luật quốc gia mà Chính phủ không cần ban hành thêm văn bản nào khác nữa. Phải thừa nhận rằng một chuẩn tắc của Hiệp ước có thể có hiệu lực và có tính cưỡng chế quốc tế, nhưng lại không phải là m ột phần của hệ thống luật quốc gia. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh những tình huống không nhất quán với chuẩn tắc của luật quốc tế. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh WTO. Do Luật lệ của WTO quá rối rắm và phức tạp, một số luật gia về WTO đã đưa ra hai sáng kiến dưới đây, gợi ý xử lý mối quan hệ phức tạp này:

- M ột là, nguyên tắc " hài hoà” tức là chấp nhận đủ loại cấu trúc pháp

luật, chỉ cần đồng nhất một số tiêu chuẩn, quy định cơ bản: Ví dụ, quy cách, tiêu chuẩn hàng hoá; thống nhất thủ tục hải quan; thủ tục áp dụng thuế chống tài trợ.

- Hai là, nguyên tắc “giao diện” có nghĩa là công nhận các hệ thống

pháp luật khác nhau cùng tồn tại trong WTO, rồi dần tạo dựng các chế định thống nhất thông qua các điều khoản miễn nghĩa vụ.

Tất nhiên hai sáng kiến trên chỉ là sáng kiến lập pháp W TO trong tương lai. Trước mắt, các nước đã là thành viên và các nước có đơn xin gia nhập vẫn phải tuân thủ và chịu ảnh hưởng của pháp luật WTO, cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, hệ thống các nguyên tắc phục vụ việc mở cửa thị trường (hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ). Các nguyên tắc này phải được thể hiện ở tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các rào cản thương mại mà nước thành viên cam kết sẽ giảm dần rồi đi đến dỡ bỏ, đồng thời, phải chấp nhận các tiêu chuẩn, quy định của WTO. V í dụ: Trong thương mại hàng hoá, có các luật và quy định về thuế quan, hạn ngạch, tài trợ, thương mại quốc doanh, thủ tục hải quan, định giá tính thuế hải quan, xuất sứ hàng hoá, tiêu chuẩn hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; quy định đối với hàng xuất khẩu... Các quy định pháp luật này không được trái với các Hiệp định liên quan của WTO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thứ hai, hệ thống các nguyên tắc đảm bảo cho quan hệ thương mại được công bằng. Hệ thống này bao gồm rất nhiều các vãn bản quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ của nước ngoài đã thâm nhập hoặc đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường nội địa, các văn bản pháp luật này phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử (tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia). Tức là các cá nhân, pháp nhân nước ngoài phải được đối xử bình đẳng như cá nhân, pháp nhân trong nước về tất cả các nghĩa vụ: Thuế, phí, giá cả, chi phí dịch vụ, các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý Nhà nước về hành chính. Ví dụ: Bác sĩ, Luật sư, Kiến trúc sư nước ngoài đang hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam, thì cũng được đối xử bình đẳng như đồng nghiệp Việt Nam, họ không phải thực hiện thêm một nghĩa vụ nào khác.

+ Thứ ba, Hệ thống các nguyên tắc đảm bảo không bị bóp méo cạnh tranh, hệ thống này cũng bao gồm một loạt các quy định trong nước đảm bảo thực hiện và tuân thủ các Hiệp định về phòng vệ, trợ cấp xuất khẩu, chống phá giá và thuế đối kháng, thương mại độc quyền nhà nước, mua sắm Chính phủ...Các quy phạm pháp luật này nhằm đảm bảo chống lại thương mại bất chính.

Tóm lại, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của pháp luật W TO đối với pháp luật quốc gia thành viên, chúng ta có thể hình dung một cách đơn giản rằng W TO là cái khung thiết chế cơ bản, chứa đựng các quy phạm về thoả thuận, tương nhượng, giống như quan hệ hợp đồng điều chỉnh hành vi của các Chính phủ vể việc chấp nhận, thông qua và thực hiện pháp luật thương mại trong nước phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế.

III. QUAN NIỆM VỂ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM3.1. Lịch sử pháp luật thương mại Việt Nam (thời Pháp, Nguy và nay)

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 43 - 49)