Cơ CHÊ GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 85 - 88)

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của ta hiện nay được quy định trong các văn bản: Hiến pháp, luật Thương mại, luật dân sự, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật tổ chức Toà án, luật hàng hải, luật hàng không dân dụng. Các Pháp lệnh: Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam. Các điều ước quốc tế song và đa phương như Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài; Công ước MIGA (bảo

đảm đầu tư đa biên); Nghị định thư giải quyết tranh chấp trong ASEAN; các Hiệp định thương mại song phương; các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Về văn bản dưới luật có Nghị định 116/ CP ngày 5/ 9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế Việt Nam; Quyết định 204/ TTg ngày 28/4/1996 về điều lệ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; Hiệp định thương mại Việt Mỹ...

Như đã phân tích tại Chương I, phần II, mục 1. d về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU), thì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật WTO là Quốc gia hoặc vùng Lãnh thổ thuế quan riêng biệt nên việc giải quyết tranh chấp là giữa Chính phủ với Chính phủ, giữa Chính phủ với Tổ chức quốc tế nên nó khác với các cơ chế giải quyết tranh chấp nêu trên, nhưng có m ột điểm dặc biệt là WTO có quy định về trình tự và thủ tục của công dân kiện Chính phủ nước ngoài (ví dụ như vừa qua ngư dân Mỹ ven sông M isisipi kiện việc nhập khẩu cá Basa hay catfish của Việt Nam). Trong tiến trình gia nhập WTO, chúng ta dứt khoát phải có cơ quan chuyên trách xử lý đơn của pháp nhân, thể nhân Việt Nam kiện Chính phủ nước ngoài vi phạm các Hiệp định WTO và ngược lại. Thông thường các nước đều có m ột Uỷ ban riêng nằm trong Bộ Thương mại hoặc Ngoại giao, ở Mỹ là Đại điện thương mại Hoa kỳ, ở Trung quốc bộ phận này nằm trong Bộ Thương mại; nhiều nước khác thành lập cơ quan riêng biệt trực thuộc Chính phủ. Nhân viên của cơ quan này phải là các chuyên gia về kinh tế, thương mại, luật pháp quốc tế, đặc biệt, phải nắm rất chắc thông lệ quốc tế cũng như các Hiệp định WTO.

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là cơ chế đa phương, nó không cho phép nước phát triển đơn phương áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế . Cơ chế này hạn chế được việc Mỹ hay dùng đạo luật 301 của mình đơn phương áp dụng trong giải quyết tranh chấp

(countervailing), nhưng nó sẽ không có hiệu quả khi mà m ột nước nhỏ, nguồn lực hạn chế, quy mô thị trường hạn hẹp thì không thể trừng phạt một nước lớn. Ví dụ: Lào trả đũa Mỹ do Mỹ nâng th u ế nhập khẩu gỗ của Lào, thì không có tác dụng gì. Trong khi các nước có nền công nhiệp khổng lồ như Mỹ, Nhật bản, EU sẵn sàng vì quyền lợi của những nhóm nhỏ tập đoàn tư bản của họ mà chấp nhận việc bị trừng phạt mạc dù biết là vi phạm GATT/ W TO.

CH Ư Ơ N G III

HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM v ì MỤC ĐÍCHHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÊ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÊ

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 85 - 88)