THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN QUYEN sở hữu trí tuệ (TRIPS) 4.1 N ội d u n g cơ bản củ a H iệp địn h T R IP S

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 83 - 85)

Nội dung chủ yếu của Hiệp định TRIPS là việc thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nước thành viên WTO, cụ thể các tiêu chuẩn đó là:

+ Phải đáp ứng được nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), + Đ ảm bảo nguyên tắc tối huệ quốc (M FN),

+ Tiêu chuẩn bảo hộ cụ thể đối với từng loại quyền sở hữu trí tuệ,

+ Tiêu chuẩn bảo đảm việc thực thi,

+ Trình tự, thủ tục xác lập quyền và duy trì quyền sở hữu trí tuệ 4- Bộ m áy cưỡng chế thi hành.

4.2. T hự c tr ạ n g ph áp luật sở hữu trí tu ệ củ a V iệt N am .

Hệ thống các văn bản liên quan đến quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ của ta hiện nay, bao gồm: Bộ luật Dân sự 1995 (chương I, phần thứ sáu, các điều từ 745 đến 779); các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định 63/ CP ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp; Nghị định 76/CP ngày 29/11/1997 về quyền tác giả; các thông tư 23 TC/TCT ngày 9/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn ch ế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp; Thông tư 3055/TT- SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu CN, thủ tục khai, nộp, xét đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, đăng ký chuyển giao, gia hạn văn bằng bảo hộ; Luật Hải quan năm 2001; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, ta đã tham gia W IPO, Thoả ước M adrid, Công ước Paris và hai Hiệp định về Internet 1996: WCT; WPPT, ký Hiệp định thương mại với Mỹ. Để kịp triển khai Hiệp định này, Chính phủ

đã ban hành N ghị định số 54/2000/ NĐ- CP về bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp đối với bí m ật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành m ạnh ( những quy định này chưa có trong Bộ luật dân sự).

4.3. Y êu cầu đáp ứng H iệp định T R IP S

Trong tiến trình gia nhập WTO, chúng ta phải:

1. Mở rộng phạm vi bảo hộ đối với một số lĩnh vực mà ta chưa có quy định (thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, sáng chế bảo vệ chủng vi sinh);

2. Quy định cụ thể các chế tài về xử lý hành chính, dân sự, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

3. Xây dựng các văn bản hướng dẫn biện pháp, thủ tục cưỡng chế; 4. Củng cố, kiện toàn cơ quan quản lý: Cục sở hữu công nghiệp, Cục

bản quyền tác giả, cơ quan Hải quan, quản lý thị trường;

5. Nâng cao năng lực cơ quan xét xử, đào tạo lại đội ngũ thẩm phán, cán bộ thi hành án (cho đến nay Toà án Nhân dân Tối cao vẫn chưa có văn bản hướng dẫn xét xử các tranh chấp vế quyền sở hữu trí tuệ). Ngoài ra, ta cần tiếp tục tham gia các điều ước quốc tế đa và song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vì cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO không giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 83 - 85)