III. QUAN NIỆM VỂ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1 Lịch sử pháp luật thương mại Việt Nam (thời Pháp, Nguy và nay)
3.4. Yêu cầu đổi mới pháp luật thương mại ViệtNam
Nội dung chủ yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cải cách kinh tế, phát huy yếu tố nội lực, mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại. Để thực hiện nội dung này, pháp luật thương mại Việt Nam cần đổi mới một sô vấn đề sau:
a. Vê khái niệm thương mại, thươnq nhân và hànẹ hoá.
+ Về thương mại, theo quy định của luật thương mại hiện hành khái niệm này được hiểu theo nghĩa hẹp, chưa tương xứng với pháp luật của nhiều nước, bao gồm cả luật thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên hợp quốc (UNCITRAL), gây khó khăn cho việc áp dụng thống nhất pháp luật trong nước và việc thực hiện Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Hơn nữa, điều quan trọng lại là vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. v ề cơ sở pháp lý và kinh nghiệm, chúng ta có thuận lợi là đã ký Hiệp định thương mại với Mỹ, đang thực hiện tự do hoá thương mại với các nước ASEAN (AFTA) sẽ hoàn thành vào 2006. Khái niệm “thương m ại” trong Hiệp định thương mại với Mỹ chủ yếu dựa trên tiêu chí của WTO. Từ “thương m ại” được hiểu theo nghĩa rộng, hiện đại, gồm: Hàng
hoá, dịch vụ , đầu tư, các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, cần làm rõ và mở rộng khái niệm “thương m ại” .
+ Về khái niệm thương nhân
Yêu cầu phải làm rõ khái niệm “thương nhân” , vì theo luật hiện hành, khái niệm này không phù hợp với một loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác (luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thương nhân, tại sao tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh lại không phải là thương nhân; doanh nhân khác với thương nhân ở chỗ nào. Đây là yêu cầu đầu tiên trong việc đổi mới pháp luật thương mại Việt Nam.
Yêu cầu sửa đổi điều kiện trở thành thương nhân ( điều 17), cần quy định các điều kiện đối với cá nhân là người nước ngoài thực hiện hành vi thương mại độc lập, thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam, vì theo các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia trong WTO, họ cũng trở thành thương nhân theo pháp luật Việt Nam.
Yêu cầu sửa đổi và thống nhất các chế định về đăng ký kinh doanh (từ điều 19 đến 23) để đảm bảo sự thống nhất giữa luật doanh nghiệp với luật thương mại. Luật doanh nghiệp quy định cụ thể và chi tiết về đăng ký kinh doanh, nhưng trên thực tế hoạt động đăng ký kinh doanh lại được thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp, không có sự phân biệt giữa doanh gia và thương gia.
+ Về khái niệm hàng hoá
Yêu cầu định nghĩa lại khái niệm “hàng hoá”, vì hàng hoá trong luật hiện hành chỉ là tài sản hữu hình (khoản 3, điều 5 luật thương mại); và dịch vụ m ua bán hàng hoá (khoản 4, điều 5 luật thương mại). Thực tế hàng hoá còn bao gồm tài sản vô hình: Quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, sáng chế, các loại chứng từ có giá...; theo quan niệm trong W TO hàng hoá
còn gồm cả sức lao động, các hình thức dịch vụ không gắn với việc mua bán hàng hoá: Dịch vụ kiến trúc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, tư vấn luật.
b. H oạt độn ẹ thương mại với nước nạoài và hoạt động thương mại trơn if nước
+ Về Văn phòng đại diện và Chi nhánh công ty nước ngoài, cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các văn bản pháp luật khác, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng có quy định về Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty (điều 29, Nghị định 24/ 2000/ NĐ- CP ngày 31/7/2000 quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh được m ở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính...). Ngoài ra, còn rất nhiều các quy định về Chi nhánh trong pháp luật về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Theo W TO còn có các loại hình Công ty nước ngoài tại Việt Nam (ví dụ Hiệp định về thương mại dịch vụ quy định về hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân). Như vậy luật cần mở rộng thêm hình thức hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, các công ty nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam đều coi Chi nhánh của họ là Công ty nước ngoài tại Việt Nam.
+ Yêu cầu thống nhất về khái niệm hợp đồng
Về pháp luật hợp đồng, hiện nay, chúng ta đang bị lẫn lộn, trùng lắp do có quá nhiều các loại hợp đổng: Hợp đồng dân sự (từ điều 394 đến 420 Bộ luật dân sự đã bao quát chung và có thể áp dụng đối với tất cả các loại tranh chấp). Ngoài ra, còn hợp đồng kinh tế theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; và hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại. Quy định trùng lắp, không tách bạch giữa các loại hợp đồng dẫn đến việc áp dụng luật không thống nhất. Đặc biệt, trong công tác xét xử của các cơ quan tài phán, trong bối cảnh còn bất cập về năng lực của đội ngũ Thẩm phán.
v ề hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, điều 55 luật thương mại quy định : “ hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng” quy định như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế, hầu hết các giao dịch thương mại hiện nay đều thông qua các hình thức FAX, Tele fax và W TO đang bàn việc dùng thư thương mại điện tử, tức là m ột bên ký trước rồi chuyển cho bên kia.
Sửa đổi điều 76 của luật quy định “Rủi do đối với hàng hoá trên đường vận chuyển” cho phù hợp với Công ước Viên 1980 về hợp đồng m ua bán hàng hoá quốc tế cũng như các điều kiện thương mại quốc tế- Incoterm s 2000. Bỏ các điều 80, 81, 82 nhằm đảm bảo sự thống nhất, không phân biệt đối xử giữa hợp đồng nội với hợp đồng ngoại.
Không nên phân biệt giữa “Đại lý mua bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài” với “ Đại lý mua bán hàng hoá” (điều 127).
+ Về giám định hàng hoá cũng cần quy định thêm về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức giám định nước ngoài.
c. V ề xúc tiến thương mại, cần có quy định thống nhất về vấn đề quảng cáo. Hiện nay, “quảng cáo thương m ại” đang bị điều chỉnh cùng m ột lúc bởi
CHƯƠNG II