Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIM trong W TO là xoá bỏ các hạn chế đối với thương mại hàng hoá trong các dự án đầu tư (các quy định của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài), cụ thể W TO quy định nước thành viên không được áp dụng các biện pháp sau:
- Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá, tức là nước nhận đầu tư quy định tỷ lệ mua hoặc sử dụng một tỷ lệ nhất định hàm lượng nội địa của nước nhận đầu tư,
- Yêu cầu cân bằng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, tức là nước nhận đầu tư quy định nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu không được vượt quá lượng xuất khẩu,
- Ycu cầu tiêu thụ nội địa (quy định nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tiêu thụ một tỷ phần sản phẩm nhất định trên thị trường của nước nhận đầu
- Hạn chế khả năng tiếp cận nguồn ngoại tệ (hạn chế số lượng ngoại hối nhà đầu tư cần mua, hạn chế quyền chuyển lợi nhuận, lãi cổ phần, các khoản tiền khác ra nước ngoài, phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng của nước nhận đầu tư).
Hiệp định quy định các biện pháp trái với TRIM phải được loại bỏ trong vòng 5 đến 7 năm đối với nước đang và kém phát triển, kể từ khi gia nhập.
3.2. T hực trạn g pháp luật đầu tư hiện h àn h củ a V iệt N am
Luật đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đến nay, đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần cuối tháng 5 /2002, pháp luật đầu tư đã có thêm m ột số quy định dần phù hợp với W TO, đó là các quyền m ua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch được phép khác; đảm bảo cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng; được quyền th ế chấp giá trị
quyền sử dụng đất; xác định rõ hơn trách nhiệm đền bù giải phóng m ặt bằng; áp dụng các biện pháp bảo lãnh, bảo đảm về đầu tư.
Luật cũng m ở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nhà đầu tư NN, giảm thiểu can thiệp hành chính, thanh tra, kiểm tra, miễn thuê nhập khẩu đối với nguyên liệu, phương tiện, m áy móc phục vụ dự án. Ưu tiên nhà ĐTNN đầu tư vào lĩnh vực địa bàn cần khuyến khích bằng cách ưu đãi về các loại thuế, kể cả thuế suất th u ế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...
Gần đây nhất ngày 7/ 6/ 2002, u ỷ ban Thường vụ Q uốc hội đã ban hành Pháp lệnh về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế. Tại mục 4, điều 3, chương I của Pháp lệnh định nghĩa "đối xử tối huệ quốc trong đầu tư" là đối xử không kém phần thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam giành cho đầu tư và nhà đầu tư của m ột nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong những điều kiện tương tự; và "đối xử quốc gia trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử m à Việt Nam giành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những điều kiện tương tự (mục 7, điều 3, chương I lệnh số 11 /20002/ L/CTN). Như vậy, Pháp lệnh mới chỉ tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của W TO trong thương mại liên quan tới đầu tư. Vấn đề quan trọng là thời gian tới, ta phải đưa được các nguyên tắc NT, M FN vào các quy phạm cụ thể liên quan tới thương mại đầu tư.
3.3. Yêu cầu đổi mới trong tiến trình gia nhập WTO
- Từng bước nới lỏng yêu cầu về nội địa hoá, nhất là những ngành ta chưa có th ế m ạnh như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe m áy, điện tử dân dụng,
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp ĐTNN, xem xét cổ phần hoá, cho phép nhà đầu tư NN thành lập công ty cổ phần, phát hành trái phiếu, v ề đầu tư gián tiếp nên cho phép người nước ngoài được m ua cổ phần ở m ột tỷ lệ nhất định (mới đây được
phép của Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã ban hành quyết định 260/2002/ QĐ- BKH cho phép người nước ngoài được mua cổ phần nhưng không quá mức 30% vốn điều lệ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với 34 ngành nghề, phân làm 5 nhóm , bao gồm: nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch khách sạn nhà hàng, vân tải kho bãi, thông tin liên lạc, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục).
- Giảm dần mức độ yêu cầu xuất khẩu, theo nguyên tắc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm quyết định thị trường,
- M ở rộng quyền tuyển dụng lao động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Về tổ chức và quản lý doanh nghiệp cần xoá bỏ quy định về nguyên tắc nhất trí trong hoạt động của liên doanh. Loại bỏ quy định bắt buộc chức Tổng hoặc Phó Tổng giám đốc phải là người Việt Nam vì thực tế không phải lúc nào người nắm giữ cương vị này cũng là đại diện chủ sở hữu mà trong nhiều trường hợp họ chỉ là người được thuê.
- Áp dụng thống nhất chính sách thuế giữa đầu tư trong nước và ĐTNN hiện nay nhà ĐTNN được hưởng ưu đãi hơn nhà ĐTTN về thuế nhập khẩu. Từng bước giảm giá cước viễn thông, điện, điện thoại, nước sạch, cứoc phí giao thông vận tải (máy bay, xe lửa) tiến tới áp dụng một chế độ một giá tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và DNNN. I M n g 3 năm 1999, Chính phủ đã ban hành quyết định 53/1999/QĐ-TTG về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, nội dung của quyết định là giảm giá các loại cước và phí nêu trên, phù hợp với nguyên tắc NT.
IV. THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN QUYEN s ở h ữ u t r í t u ệ (TRIPS)4.1. N ội d u n g cơ bản củ a H iệp địn h T R IP S