Yêu cầu về chính sách phi thuê quan

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 63 - 74)

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ 1.1 Yêu cầu về chính sách thuế quan

1.2.Yêu cầu về chính sách phi thuê quan

Phi th u ế quan (none tariff barriers) là rào cản thương mại thông qua các hình thức: Cấm xuất, cấm nhập, hạn chế số lượng, kiểm soát ngặt nghèo bằng biện pháp hành chính, kỹ thuật, đối xử không công bằng, quản lý giá, phụ thu Hải quan, đánh th u ế bổ sung...

a. V ề định ẹiá tính th u ế của H ải quan

W TO đòi hỏi các nước thành viên phải tuân thủ và chấp hành những quy định của Hiệp định về thực hiện điều VII của GATT 1994 (gọi tắt là Hiệp định định giá Hải quan), áp dụng hệ thống HS 8 chữ số, nội dung chính của Hiệp định này là yêu cầu các nước thành viên hài hoà các quy định pháp lụât nội địa của mình, đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng luật đối với thương nhân nhập khẩu để họ có thể tính toán trước, chắc chắn về m ột khoản thuế phải trả đối với hàng nhập khẩu của mình.

Phương pháp tính của nó là giá trị lô hàng được thông quan sẽ được tính trên cơ sở giá thực trả, theo giá ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng, bao gồm cả một số khoản thanh toán mà người mua phải trả như chi phí bao bì, đóng gói, Container, môi giới, vận tải, bảo hiểm, phí bản quyền, giấy phép... Đây là vấn đề khó nhất mà các nước đang phát triển gặp phải vì họ cho rằng nguyên tắc này hạn chế khả năng kiểm soát hải quan đối với việc trốn thuế do khai giảm giá. Để giải quyết vấn đề này, Hiệp định W TO quy định: Lụât pháp nước thành viên phải giành cho nhà nhập khẩu các quyền:

- Khi bị hải quan nghi ngờ, thương nhân có quyền giải thích, cung cấp các chứng từ, tài liệu, chứng cứ có liên quan để chứng minh rằng giá trị hàng hoá m à họ khai báo là giá trị thực mua.

- Nếu hải quan không thoả mãn với giải thích đó, thì người nhập khẩu có quyền đề nghị được thông báo bằng văn bản về lý do nghi ngờ để họ khiếu nại lên hải quan cấp cao hơn hoặc cơ quan Toà án.

- Nếu Hải quan vẫn không chấp nhận trị giá giao dịch do người nhập khẩu khai báo, để đảm bảo lợi ích của thương nhân, Hiệp định W TO quy định 5 cách thức xác định theo một trình tự bắt buộc:

3. Xác định theo trị giá quy nạp;

4. Xác định theo trị giá tính toán và cuối cùng là biện pháp lựa chọn linh hoạt (luận văn này không có điều kiện đi sâu phân tích từng phương pháp). Phương pháp định giá tính thuế nêu trên được gọi là cách tính thuế theo CVA trong GATT/WTO, nó có ưu điểm làm giảm đến mức thấp nhất các hành vi cửa quyền và tham nhũng của nhân viên hải quan.

Đối với Việt Nam, tuy là thành viên ASEAN và đã tham gia Hiệp định tự do hoá mậu dịch với ASEAN (AFTA) từ năm 1995, nhưng cho đến nay, ta vẫn chưa áp dụng hoàn toàn phương pháp định giá nêu trên. Theo quy định hiện hành, nước ta cùng m ột lúc áp dụng cả hai phương pháp tính thuế: M ột là, tính theo giá ghi trên hợp đổng phù hợp với GATTẠVTO. Hai là, áp giá theo quy định trong bảng giá mua tối thiểu trái với thông lệ quốc tế. Cách tính này bị điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật như: Nghị định 54/ CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, th u ế nhập khẩu; Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và m ột loạt các thông tư: 82/1997/TT/BTC ngày 11/11/1997; thông tư số 92/1999A T /B T C ngày 24/7/1999 và gần đây nhất là Thông tư 08/2002A T/B TC ngày 23/1/2002 của Bộ Tài chính vẫn trao thẩm quyền cho Hải quan được linh hoạt áp dụng giá tính thuế tối thiêủ (áp giá) một cách chủ quan, trái với cam kết của ta với ASEAN về hợp tác hải quan, trái với GATT/WTO. Căn cứ thẩm quyền của mình, Tổng cục hải quan ban hành hàng loạt các quyết định vể định giá tính thuế tối thiểu. V í dụ như quyết định 177/2001/QĐ- TCHQ ngày 14/3/2001 về bảng giá m ua tối thiểu đối với những mặt hàng nhập khẩu không thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế. Danh m ục này tuỳ tiện áp giá cho 15 nhóm , với hàng ngàn mặt hàng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ hàng thực phẩm, tiêu dùng, văn hoá, giáo dục, vận tải cho

đến các loại dược phẩm thiết yếu. Để đáp ứng yêu cầu W TO, Việt Nam phải hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật hải quan mới, các quy định về kiểm tra sau thông quan, đào tạo cán bộ... Trước mắt, đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ Mỹ sẽ được định giá tính thuế theo GATT/W TO, vì Hiệp định TM Việt- M ỹ có hiệu lực từ tháng 12/2001.

Luật pháp W TO không cấm nước thành viên bảo hộ sản xuất trong nước, không cấm nước thành viên kiểm soát và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Nước thành viên có quyền thực hiện chính sách quốc gia để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng nó phải phù hợp với các Hiệp định của W TO. Đó là, các Hiệp định: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Áp dụng các biện pháp kiểm dịch động- thực vật; về Quy tắc xuất xứ; Giám định hàng hoá trước khi xếp hàng; Trợ cấp và thuế đối kháng; doanh nghiệp thương mại Nhà nước (theo điều 17 của GATT-1994). Nội dung của các Hiệp định này chứa đựng rất nhiều chế định liên quan đến biện pháp phi thuế quan, nhưng nó bảo đảm được các nguyên tắc công bằng, không phân biệt đổi xử, minh bạch, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng. Dưới đây là một số yêu cầu về chính sách phi thuế quan của V iệt Nam cần phải sửa đổi phù hợp với WTO.

b. V ề thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

Hiệp định về Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của W TO có nội dung yêu cầu luật pháp của quốc gia thành viên phải rõ ràng, trong sáng, công khai; không quan liêu, phiền hà hoặc cản trở thương mại. Đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu. Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (ILP) chia giấy phép ra làm hai loại: Tự động và không tự động. Giấy phép tự động phải được cấp trong khoảng thời gian tối đa là 10 ngày kể từ khi nhận được đom xin phép cấp giấy phép

lượng và phải được cấp trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin cấp giấy phép, theo nguyên tắc đến trước cấp trước, và 60 ngày nếu tất cả các đơn xin cấp được xem xét cùng một lúc. Ngoài ra, Hiệp định còn có các quy phạm quy định cụ thể nhằm đảm bảo giao lưu thương mại quốc tế không bị cản trở, các thủ tục đó phải được thực hiện công khai và bình đẳng. H iệp định yêu cầu quốc gia thành viên phải công bố mọi thông tin liên quan đến thủ tục cấp giấy phép để các nhà nhập khẩu và Chính phủ của nước xuất khẩu biết được đầy đủ các thông tin cần thiết (điều 1.4.a, Hiệp định thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu). Cụ thể:

- Những cá nhân, tổ chức nào được nộp đơn xin cấp giấy phép, - Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép,

- Những mặt hàng nào phải xin giấy phép,

- Mẫu đơn xin cấp giấy phép và các thủ tục, kể cả thủ tục gia hạn phải càng đơn giản càng tốt (điều 1.5-11),

- Không được từ chối những đơn có những sai sót nhỏ về m ặt hồ sơ vì nó không làm thay đổi những số liệu cơ bản trong hồ sơ đó,

- Việc xử phạt đối với những lỗi đó, trừ trường hợp có ý đồ gian lận hoặc bất cẩn lớn, không được nặng hơn hình thức cảnh cáo,

- Hàng nhập khẩu đã được cấp giấy phép sẽ không bị từ chối vì những khác biệt nhỏ trong giá trị, số lượng, hay cân nặng so với con số ghi trong giấy phép..

Đối với Việt Nam, nhằm mục tiêu ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế, Chính phủ phải quy định những mặt hàng sau đây, khi nhập khẩu phải có giấy phép:

+ Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại:

- Xăng dầu; phân bón; sắt thép; gạch ốp lát các loại; xi măng; clinker; kính màu; kính trắng; giấy in báo, giấy in, giấy viết không tráng; dầu ăn thực vật; đường kính, đường thô nguyên liệu; xe gắn máy các loại nguyên chiếc

hoặc linh kiện lắp ráp đồng bộ SKD, CKD; xe ô tô từ 16 chỗ ngồi chở xuống; các loại đồ uống có cồn.

+ Hàng hoá xuất nhập khẩu chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành: Việc quản lý chuyên ngành được áp dụng theo nguyên tắc, Bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng sử dụng và điều kiện xuất nhập khẩu để thương nhân có cơ sở làm thủ tục với Hải quan, cấp hoặc không cấp giấy phép hay duyệt m ặt hàng, số lượng, trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu. Danh mục hàng hoá này do các Bộ, ngành liên quan cùng với Thương mại ban hành, sửa đổi hàng năm. Sau đây là những mặt hàng đang chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành:

- Bộ Y tế: Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn gia dụng và Y tế (Thông tư số 11/2000/TT- BYT ngày 22-5-2000) ; thuốc Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người (Thông tư số 07/2000/TT- BYT ngày 20-4-2000); các loại v ắ c xin, sinh phẩm miễn dịch dùng cho người (Thông tư

12/2000/TT- BYT ngày 22-5- 2000).

- Bộ Công nghiệp: Hoá chất (Thông tư số: 02/2000/TT-BCN ngày 29-3- 2000; khoáng sản (Thông tư số 02/2000/TT- BCN ngày 31-3-2000).

- Bộ Nông nghiệp & Phát triển N ông thôn: Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; động vật hoang dã & thực vật rừng; thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân bón; giống cây trồng, vật nuôi, nguồn gene cây trồng, vật nuôi (Thông tư: 41/2000/TT-BNN-KH ngày 13/4/2000 hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp).

- Bộ Thuỷ sản: M ột số loại giống hải sản nhập khẩu, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; các loại thuốc và hoá chất phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; m ột số loại thuỷ sản xuất nhập khẩu (Q uyết định số 224/2000/Q Đ - BTS ngày 29/3/2000). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ Văn hoá thông tin: Các loại ấn phẩm, băng đĩa ghi hình, ghi tiếng, tác phẩm điện ảnh, nghệ thuật, thiết bị in (Thông tư: 07/2000/TT-BVH ngày

18/4/2000.

- Tổng cục Bưu điện: Hàng hoá, thiết bị vật tư chuyên ngành bưu chính viễn thông, tổng đài điện tử, cáp, thiết bị điện thoại, thiết bị thu phát sóng, máy fax, m áy telex, điện thoại di động, máy nhắn tin, tem ấn phẩm tem ( Thông tư : 01/2000ATT-TCBĐ ngày 20/3/2000).

Đ ể dần dần đáp ứng tiêu chuẩn W TO về tính ổn định, ít bị thay đổi, đảm bảo nguyên tắc minh bạch hoá, ngày 4 tháng 4 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Q uyết định số 4 6 /2 0 0 1/QĐ-TTg về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 (gọi tắt là cơ chế điều hành xuất nhập khẩu 5 năm). Quyết định này là m ột bước đổi mới trong công tác quản lý xuất nhập khẩu, nó chỉ bị sửa đổi 5 năm một lần, trước đây nó bị bổ sung, sửa đổi hàng năm. Ngoài ra, ta cũng đáp ứng được tiêu chuẩn W TO về điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu. QĐ đã Tiến bộ hơn rất nhiều so với các quy định trước đây là không phân biệt doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu nào; sản xuất hay lưu thông, đều được phép xuất nhập khẩu trực tiếp mà không cần xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, luật chỉ quy định doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu phải đăng ký mã số thuế với Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, thì chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư và Nghị định số

10/1998/NĐ -CP ngày 23/1/1998.

Pháp luật W TO yêu cầu nước thành viên phải đơn giản hoá thủ tục hải quan; hài hoà và thống nhất biểu thuế quan; thống nhất cách định giá tính thuế nhập khẩu. Đối với Việt Nam, cần loại bỏ thêm số lượng mặt hàng xuất nhập khẩu phải có giấy phép và đối xử bình đẳng trong việc cấp giấy phép giữa thương nhân nước ngoài với thương nhân trong nước (hiện nay ta vẫn

hạn chế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nhập khẩu hàng hoá, chỉ cho phép nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất).

Tóm lại, để đáp ứng tiêu chuẩn thành viên, trước mắt, ta cần xây dựng danh mục bảo lưu các mặt hàng cần áp dụng biện pháp phi quan thuế, hạn chế số lượng nhằm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; xây dựng lộ trình cắt giảm dần các hạn chế nói trên, điều chỉnh biện pháp quản lý phù hợp với WTO.

c. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhằm đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, WTO yêu cầu luật pháp quốc gia thành viên không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thương mại Nhà nước (độc quyền) với doanh nghiệp dân doanh. Theo điều 17 của GATT-1994 diễn giải tại mục 1. như sau:

Để đảm bảo sự minh bạch các hoạt động của doanh nghiệp thương mại Nhà nước, các thành viên sẽ thông báo về các doanh nghiệp đó cho Ưỷ ban về thương mại và hàng hoá, để một ban công tác được thành lập rà soát lại theo định nghĩa: “ Các doanh nghiệp của Chính phủ hoặc phi Chính phủ, bao gồm cả các ban thị trường được ban những đặc quyền gồm các quyền theo luật định hay do Hiến định, mà khi thực hiện các quyền trên thì gây ảnh hưởng lên mức độ hoặc phương hướng xuất nhập khẩu thông qua các hoạt động m ua bán của m ình” .

Khác với nhiều nước, hiện nay ta vẫn duy trì nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước độc quyền nhằm mục đích điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường. Đó là những doanh nghiệp được độc quyền nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ như các Tổng Công ty Xi măng, thuốc lá, thép, hoá chất, xăng dầu, dược liệu, hàng không, bưu chính- viễn thông...WTO coi đây là một hình thức phi quan thuế. Trái với nguyên tắc đối

phép những doanh nghiệp này được quyền lưu thông, phân phối sản phẩm , ví dụ như: Thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, phụ tùng ô tô, xe gắn máy, xi m ăng, thép...và do độc quyền nên chính N hà nước cũng không kiểm soát được hành vi lũng đoạn, thao túng thị trường của nó (ví dụ cơn sốt xi m ăng năm 1995, hay việc thường xuyên nâng giá điện, cước bưu chính- viễn thông, giá vé m áy bay, vé xe lửa, kể cả khi chúng ta có pháp lệnh về giá). W TO yêu cầu nước thành viên phải thông báo thường xuyên, rõ ràng và đầy đủ về hoạt động của các công ty này. M ặt khác, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp loại này đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc của thương mại quốc tế theo hướng giảm dẩn các đặc quyền về cho vay tín dụng ưu đãi, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ vốn, khoanh nợ, giãn nợ, quyền sử dụng đất... Ân định lộ trình cắt giảm dần ưu đãi đối với doanh nghiệp loại này (trừ doanh nghiệp đặc biệt N hà nước cần duy trì để điếu tiết nền kinh tế và doanh nghiệp công ích).

Một điểm mới so với trước đây, là trong Nghị định 4 4 / 2001/ NĐ- CP ngày 2/8/2001 có qui định: "Thủ tướng Chính phủ có quyền tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với m ột thị trường nhất định hoặc với những m ặt hàng nhất định để thực hiện quyền tự vệ theo pháp luật và thông lệ quốc tế". C hế định

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 63 - 74)