II. PHÁP LUẬT CỦA WTO
2.2. Quy trình và phương thức ban hành các loại văn bản của WTO
Tại khoản 1, điểu 9 của Hiệp định thành lập W TO, có quy định thủ tục ra quyết định như sau:
"W TO tiếp tục tuân theo nguyên tắc ra quyết định trên cơ sở đồng thuận đã được thực hiện theo quy trình của Hiệp định GATT- 1947. Nếu không thê thông qua quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, trừ trường hợp có quy định khác, thì vấn đề cần quyết định sẽ đưa ra biểu quyết. Tại các phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng và Hội đồng chung, m ỗi nước được bỏ m ột phiếu. Khi tham gia bỏ phiếu, Cộng đồng Châu âu có số phiếu bằng với số các nước của Cộng đồng là thành viên của WTO. Các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Hội đổng chung phải được thông qua theo đa số phiếu thuận, trừ trường hợp Hiệp định này hoặc Hiệp định thương mại đa phương liên quan có quy định khác".
N hư đã phân tích ở trên, W TO là m ột thiết ch ế kinh tế quốc tế nó quy định các quy tắc ứng xử và hành vi thương mại giữa các quốc gia thành viên, nên việc nghiên cứu quy trình và phương thức ban hành văn bản pháp luật
W TO cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu quy trình ra quyết định. D anh từ
định thư, các phụ lục, văn kiện và các quyết định, như: Q uyết định gia nhập, quyết định qiải quyết tranh chấp, quyết định sửa đổi các điều khoản, quyết đinh vê việc ĩịiải thích... Tất cả các văn bản pháp luật này được hiểu và đồng nghĩa với các điều ước quốc tế trong Luật về Công pháp quốc tế (chỉ có sự khác biệt rất ít về vấn đề chủ quyền quốc gia như đã đề cập ở trên).
Cụ thể Quy trình và phương thức ban hành văn bản pháp luật W TO như
a. Chủ th ể tham gia xây dựng pháp luật WTO: là các quốc gia có chủ quyền, các Lãnh thổ hải quan riêng biệt, các chủ thể này bình đẳng với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế, mỗi chủ thể là một phiếu (one- nation/ one- vote system ), không chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác. Trên thực tế, các thành viên là các quốc gia có chủ quyền chiếm đa số trong tổ chức WTO, tính đến tháng 2 năm 2002, WTO đã có 144 thành viên.
b. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật W TO, là thông qua các cuộc họp/ Hội nghị, các vòng đàm phán thương mại đa phương, các chủ thể là thành viên (cấp Bộ trưởng hoặc cấp Đại sứ) cùng nhau bàn bạc, đàm phán và thương lượng bình đẳng về nội dung dự thảo của văn bản luật. Sau đó, ra quyết định trên cơ sở đồng thuận (consensus), tức là không có sự phản đối của bất cứ thành viên nào. Nếu không đạt được quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề sẽ được đưa ra bỏ phiếu; cuối cùng quyết định sẽ được thông qua trên cơ sở đa số phiếu thuận.
Để tránh việc thông qua quyết định có thể bị trì hoãn. W TO quy định một số trường hợp bỏ phiếu sau:
+ Quyết định sửa đổi một số nguyên tắc cơ bản như “Tối huệ quốc” , “Đãi ngộ quốc gia:” , thì phải được sự nhất trí của tất cả các thành viên.
+ Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của Hiệp định WTO và các Hiệp định đa biên hoặc quyết định cho phép một nước được miễn thực hiện m ột nghĩa vụ nào đó cần phải được ba phần tư số phiếu thuận.
+ Các quyết định về sửa đổi các điều khoản khác trong các Hiệp định thương mại đa phương cần được hai phần ba số phiếu thuận.
c. Phươnẹ thức ban hành văn bản pháp luật tronẹ WTO tương tự như việc công nhận, gia nhập hoặc tham gia, ký kết điều ước quốc tế. Tại điều 11
và khoản 3 của điều 14, Hiệp định thành lập WTO quy định: “Cho tới khi Hiệp định này có hiệu lực, thì nội dung của Hiệp định này và các Hiệp định thương mại đa biên sẽ được nộp cho Tổng Thư ký của các bên ký kết GATT 1947. Tổng Thư ký sẽ ngay lập tức cấp một bản có chứng thực Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại đa biên, một bản thông báo chấp nhận từng hiệp định đó tới mỗi nước thành viên...”.
Tại khoản 4 của điều 14 về Chấp nhận, có hiệu lực và nộp lưu chiểu
quy định: “ Sự chấp nhận và có hiệu lực của một Hiệp định thương mại nhiều bên sẽ phải dựa trên các điều khoản của Hiệp định đó. Các Hiệp định thương mại nhiều bên sẽ được nộp cho Tổng Thư ký của các bên ký kết GATT 1947. Khi Hiệp định này có hiệu lực thì các Hiệp định thương mại nhiều bên sẽ được nộp cho Tổng Thư ký W TO” . Thông thường các Hiệp định thương mại nhiều bên đều có điều khoản riêng quy định về cấp có thẩm quyền của quốc gia thành viên thông qua, các Bộ trưởng tham gia Hội nghị Bộ trưởng trong W TO chỉ đại diện cho ý chí của quốc gia thành viên đó. Còn việc Văn bản pháp luật đó sẽ có hiệu lực vào lúc nào còn tuỳ thuộc quy định của Luật từng quốc gia thành viên.
Tóm lại, quá trình xây dựng văn bản trong W TO là quá trình các quốc gia thành viên thông qua việc đàm phán, thương lượng tập thể, theo nguyên tắc bình đẳng rồi đi tới thoả thuận (thống nhất ý chí). Còn việc ban hành văn
bản được thực hiện và có hiệu lực kể từ khi các quốc gia thành viên phê chuẩn hoặc phê duyệt, tuỳ theo quy định của pháp luật từng quốc gia thành viên. Đối với nước ta, việc điều chỉnh mối quan hệ này được quy định trong Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998.