Dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 79)

II. YÊU CẨU ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI DỊCH vụ

2.4.Dịch vụ viễn thông

Theo quy định hiện hành (Nghị định 109/ 1997/ NĐ- CP ngày 12/ 11/ 1997 về Bưu chính viễn thông; Nghị định 21/ CP ngày 5/3/1997 về quy chế tạm thời quản lý, thiết lập và sử dụng mạng Internet tại Việt Nam; Q uyết định số 110/ TTg ngày 22/ 2/ 1997 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định liên quan trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật Thương mại, luật lao động), thì pháp nhân, thể nhân nưóc ngoài chỉ được hợp tác với pháp nhân cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam dưới hình thức thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tổng cục Bưu điện được trao thẩm quyền quản lý, cấp phép, xây dựng m ạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy pháp luật W TO không cấm nước thành viên duy trì độc quyển và đặc quyền kinh doanh một

số ngành dịch vụ quan trọng nhưng quốc gia thành viên phải đảm bảo

nguycn tắc không phân biệt đối xử (NT), minh bạch, đảm bảo lợi ích người liêu dùng. Nên nhiều nước trong quá trình đàm phán gia nhập W TO đều cam kết sẽ dần dần mở cửa thị trường dịch vụ độc quyền, ví dụ như Trung Quốc đã cổ phần hoá hoàn toàn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viến thông và cho phép 8 công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ này trên lãnh thổ Trung Quốc.

Gia nhập WTO, chúng ta cần tính đến một lộ trình xoá bỏ hạn ch ế về điều kiện góp vốn đối với dịch vụ thư điện tử (E- mail), fax; cho phép áp dụng hình thức liên doanh đối với dịch vụ viễn thông cơ bản (điện thoại cố định nội hạt, quốc tế và dịch vụ nghe nhìn...). Để thực hiện lộ trình này, Việt Nam cần sớm xây dựng luật về Bưu chính viễn thông.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 79)