CÔNG TÁC XÂY DỤNG PHÁP LUẬT THỜI GIAN QUA TRƯỚC YÊU CÂU HỘI NHẬP.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 93 - 97)

HỘI NHẬP.

Q uán triệt tư tưởng chỉ đạo: " Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy m ạnh công nghiệp hoá, hịên đại hoá, sức cạnh tranh của nền kinh tế... N âng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế...". Thời gian qua Nhà nước đã ban hành các luật: Luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thương mại, luật Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ sung, luật ngân sách, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật Hải quan; Các pháp lệnh: Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế mới, pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, pháp lệnh luật sư...Các văn bản pháp luật trên đã dần tiếp cận với pháp luật thương mại quốc

tế, chứa đựng và bao hàm các nguyên tắc chủ yếu của pháp luật W TO (Hệ

thống các nguyên tắc phục vụ cho việc m ở cửa thị trường, công bằng và

k h ô n g bị bóp m éo cạ n h tranh), thê hiện ở các điểm sau:

2.1. C ác q u y p h ạ m p h á p luật chứa đựng ngu yên tắc m ở cửa thị trường

V ề m ở cửa thị trường đảm bảo tự do hoá thương mại, yêu cầu của WTO đối với thương mại hàng hoá là chỉ được bảo hộ sản xuất trong nước bằng

biện pháp th u ế quan, thuê hoá các biện pháp phi thuế, nước thành viên có nghĩa vụ giảm dần và tiến tới xoá bỏ hàng rào phi thuế quan. Trong quá trình hội nhập, V iệt Nam đã cam kết với các nước ASEAN là sẽ giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu xuống mức 0 đến 5% vào năm 2006 (trừ các m ặt hàng thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn và nông sản nhạy cảm); giảm dần và tiến tới xoá bỏ các biện pháp hạn chế định lượng và các biện pháp phi thuế khác (Hiệp định CEPT). V ề dịch vụ, ta cũng cam kết mở cửa 7 phân ngành với ASEAN (du lịch, hàng hải, hàng không, tài chính, bảo hiểm và dịch vụ kinh doanh); về đầu tư, ta đã cam kết giành đãi ngộ quốc gia và sẽ mở cửa tất cả các ngành công nghiệp cho nhà đầu tư ASEAN vào năm 2006 (Hiệp định AIA).

Luật sửa đổi, bổ sung m ột số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 20/5/1998 đã thể hiện nguyên tắc MFN về thuế, thể hiện rõ nét nhất của luật th u ế này là phân loại thuế suất thuế nhập khẩu thành ba loại: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng nhập khẩu có xuất sứ từ nước không có thoả thận M FN với Việt Nam; thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá của nước có thoả thuận đối xử MFN với Việt Nam; và thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hoá có xuất sứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với nước ta (các nước ASEAN). Trong tiến trình gia nhập WTO, thông qua đàm phán đa phương và song phương, các nước thành viên có nghĩa vụ giảm dần th u ế suất thuế nhập khẩu và thuế hoá các biện pháp phi thuế. Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan trái với W TO (ví dụ như hạn ch ế định lượng, quota, phụ thu hải quan...), v ề vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII (phần những chủ trương, chính sách lớn) đã nêu: " Nhà nước tiếp tục điều chỉnh chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu và giảm dần các hàng rào phi thuế được công bố rõ để từng doanh

việc xây dựng chính sách thuế quan thay thế các biện pháp phi thuế quan phù hợp với WTO.

Nghị định số 44/ 2001/ NĐ - CP ngày 2/8/2001 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hoá và đại lý mua bán với nước ngoài đã cho phép thương nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá, không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nghị định cũng mở rộng quyền đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, ngoài việc xuất khẩu sản phẩm của mình, được xuất khẩu các loại hàng hoá khác, trừ hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Như vậy cả hai Nghị định 4 4 /2 0 0 1/NĐ- CP và 57/ 1998/ NĐ- CP đều đã thể hiện nguyên tắc thuận lợi hoá thương mại ở chỗ thương nhân không phải xin giấy phép xuất nhập khẩu m à chỉ cần đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu với Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố; và được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng, trừ hàng hoá thuộc danh mục cấm.

2.2. Q u y p h ạm pháp luật chứa đựng ngu yên tác công bằng (kh ôn g phân biệt đôi xử) đôi xử)

Điều 22, Hiến pháp 1992 "Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật"

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 20/ 5/ 1998, cũng chứa đựng nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) về thuế ở chỗ luật đã mở rộng diện đối tượng chịu

thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng đối với cả ô tô, xe máy lắp ráp, sản xuất trong nước. Khác so với luật cũ 1993 và luật sửa đổi, bổ sung năm 1995 là chỉ áp dụng đối với ô tô nhập khẩu.

Tháng 3/ 1999, Chính phủ ban hành quyết định số 53/ 1999/ QĐ- TTg về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, có nội dung giảm giá bán điện, giá cước điện thoại, giá cước viễn thông quốc tế, giá bán nước sạch cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bước đầu tiến tới chế độ một giá, tạo sự bình đẳng giữa D NNN với doanh nghiệp trong nước, dần dần đạt nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).

Gần đây nhất, ngày 7/ 6/ 2002, u ỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh, bao gồm cả: Thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng áp dụng là hàng hoá xuất nhập khẩu; pháp nhân, thể nhân cung ứng dịch vụ; nhà đầu tư nước ngoài; chủ thể quyền sở hĩru trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Pháp lệnh có 5 chương, 24 điều, bước đầu, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khác có liên quan đến thương mại quốc tế phù hợp với WTO.

2.3. C ác q u y p h ạm p h áp lu ật ch ứ a đự n g n gu yên tắc cạn h tran h

Đ iều 28, Hiến pháp 1992 quy định: "M ọi hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng".

được bán với giá quá thấp so với giá thông thường do bán phá giá, thì ngoài việc phải chịu th u ế nhập khẩu còn phải chịu thuế bổ sung". C hế định này phù hợp với W TO về chống bán phá giá hoặc trợ cấp xuất khẩu.

Về chống cạnh tranh không lành m ạnh, các điều 8, 185, 192 của luật thương mại 1997 có quy định m ột số hành vi bị cấm: Đầu cơ lũng đoạn thị trường, bán phá giá, ngăn cản, lôi kéo, m ua chuộc, dèm pha thương nhân khác và ch ế tài xử lý đối với hành vi: quảng cáo gian rối, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp...

Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 bao hàm m ột loạt các chế định báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, quy định trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Để kịp đáp ứng tiến trình hội nhập, bảo vệ quyền lợi quốc gia cũng như quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế, vừa qua, Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. Nội dung của pháp lệnh, bao gồm: các biện pháp tự vệ, quyền áp dụng, điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ phù hợp với W TO và thông lệ quốc tế. Như đã phân tích ở trên, trong hệ thống pháp luật W TO, Hiệp định về tự vệ (safegard) được coi là m ột công cụ nhằm đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh lành m ạnh trong thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại việt nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 93 - 97)