2005; “liberalizing international transactions in services: A handbook” Sổ tay về tự do hoá các giao dịch quốc tế trong dịch vụ do Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại Phát triển U
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-****** -
LÊ VĂN SANG
ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 603140
Luận văn Thạc sỹ Quốc Tế học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Bộ Lĩnh
Hà Nội, 2008
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: 14
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 14
1.1 Khái niệm về Thương mại dịch vụ 14
1.1.1 Thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại 14
1.1.2 Đặc điểm, cách phân loại và vai trò của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân và trong thương mại quốc tế 17
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của WTO về tự do hoá thương mại 25
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của WTO điều chỉnh thương mai dịch vụ 25
1.2.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định chung về TMDV ( GATS) 38
1.3 Một số quy định về tự do hoá trong thương mại dịch vụ của WTO 42
1.4 Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại dịch vụ của một số nước khi gia nhập WTO……… …37
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 43
1.4.2 Kinh nghiệm của một số nước khác 48
CHƯƠNG 2 52
CAM KẾT TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM 52
2.1 Cam kết của các quốc gia thành viên về Thương mại dịch vụ 52
2.2 Các cam kết của Việt Nam về tự do hoá thương mại dịch vụ 53
2.2.1 Phần cam kết chung 54
2.2.2 Phần cam kết cụ thể 55
2.3 Chính sách TMDV của Việt Nam và Sự cần thiết phải điều chỉnh khi gia nhập WTO 73
Trang 32.3.1 Chính sách và pháp luật về Thương mại dịch vụ của Việt Nam trước
khi gia nhập WTO 73
2.3.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách và pháp luật về TMDV theo yêu cầu của WTO 74
CHƯƠNG 3 90
QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM THEO YÊU CẦU WTO 90
3.1 Những cơ hội và thách thức liên quan đến thương mại dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO 90
3.1.1 Những cơ hội 91
3.1.2 Những thách thức 94
3.2 Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) 96
3.2.1 Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ mới 96
3.2.2 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thương mại dịch vụ 103
3.3.3 Ban hành Luật cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan 112
3.3 Đánh giá quá trình điều chỉnh chính sách TMDV và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục thực hiện 117
KẾT LUẬN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 123
Trang 4DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Associaton of South - East Asian Nations
(Hiệp hội các nước Đông Nam Á) CPC Central Products Classification
(Hệ thống phân loại các sản phẩm chủ yếu)
(Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GATS General Agreement on Trade in Services
(Hiệp định chung về thương mại dịch vụ) GATT General Agreement on Tariffs and Trade
(Hiệp định chung về thuế quan và thương mại)
(Tổng sản phẩm quốc nội)
(Tổng sản phẩm quốc gia)
(Quỹ tiền tệ quốc tế)
(Chế độ tối huệ quốc)
(Chế độ đối xử quốc gia)
Liên hợp quốc (LHQ) UNCITRAL United Nations Commission of International Trade
Law (Ủy ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế) UNDP United Nations Development Programme
Trang 5(Chương trình phát triển Liên hợp quốc)
(Tổ chức Thương mại Thế giới)
Trang 6và New Zealand; ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA)(2000) Đây là những bước đi quan trọng, là sự cọ xát từng bước trong tiến trình hội nhập Tuy nhiên, Việt Nam chỉ thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải lần lượt tham gia tất cả các Hiệp định đa biên của WTO, trong đó có Hiệp định chung
về thương mại dịch vụ (GATS) Thương mại dịch vụ chiếm vị trí quan trọng trong WTO Thương mại dịch vụ ngày càng tỏ rõ ưu thế, thu hút sự quan tâm của WTO nói chung và của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam nói riêng Thương mại dịch vụ là lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến mọi mặt, mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và động chạm đến tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội Ở các nước phát triển, thương mại dịch vụ đã và đang được nhìn nhận với đúng giá trị đích thực của nó, đã và đang được hiểu theo khái niệm rộng,
có tính hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thương mại dịch vụ trong thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của thương mại điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, vị
Trang 7trí, vai trò của thương mại dịch vụ lại chưa được đánh giá đúng mức, nhất là
về mặt pháp lý Chính vì vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới, khi xây dựng và thông qua những nguyên tắc quốc tế điều chỉnh thương mại dịch vụ trong phạm vi toàn cầu, đã có những thể chế pháp lý hết sức đặc thù Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và có thể gia nhập WTO, việc nghiên cứu những quy định của WTO về thương mại dịch vụ là điều hết sức cần thiết
Đối với Việt Nam, quan điểm coi thương mại dịch vụ như là một ngành sản xuất có giá trị thặng dư cao vẫn còn là một quan niệm mới mẻ cần được làm rõ Thực tế những năm qua, pháp luật Việt Nam chưa có những chế định, quy định rõ ràng cũng như chưa có sự phân loại rõ ràng, về mặt pháp lý, sự giống nhau, khác nhau cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Cách quan niệm truyền thống lâu nay trong khoa học pháp lý của Việt Nam chỉ chú trọng đến Dịch vụ thương mại chứ không phải Thương mại dịch vụ
Vậy Thương mại dịch vụ có vị trí, vai trò như thế nào trong việc xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam? Pháp luật thương mại Việt Nam quy định như thế nào về Thương mại dịch vụ? Những quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ có gì bất cập và đặc biệt có gì khác biệt hay trái ngược với các quy định của WTO về Thương mại dịch vụ? Sự khác biệt này được điều chỉnh như thế nào để đẩy nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập GATS, từ đó, đẩy nhanh tiến trình Việt Nam thực hiện các cam kết WTO? Những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời rõ nếu có sự nghiên cứu một cách toàn diện về thương mại dịch vụ và về vấn đề mở cửa trong lĩnh vực này ở
Việt Nam Đó là lý do mà “Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương
mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới - (WTO)” được chọn làm đề tài cho luận văn
*) Mục đích nghiên cứu
Trang 8Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu việc điều chỉnh, hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới, trong đó:
Thứ nhất, tìm hiểu những nội dung cơ bản của tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO
Thứ hai, tìm hiểu cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ và sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam
Thứ ba, xem xét chính sách, pháp luật về thương mại dịch vụ của Việt Nam: Thực trạng và những điểm khác biệt so với các quy định của WTO Thứ Tư, làm rõ quá trình điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam theo yêu cầu của WTO
*) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc và cấp bách Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống luật pháp và những chế định, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ còn nhiều điều chưa phù hợp với hệ thống pháp luật thương mại dịch vụ quốc tế, chính
vì lẽ đó cần phải có xu hướng sửa đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp
Luận văn mong muốn phần nào đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về
hệ thống pháp luật thương mại dịch vụ Việt Nam hiện nay, đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng rõ những thiếu hụt trong hệ thống luật pháp Việt Nam
về thương mại dịch vụ trong quá trình gia nhập WTO
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, thương mại dịch vụ nói chung và chế định
về thương mại dịch vụ đã và đang thu hút sự chú ý, sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ nghiên cứu ở các cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu cũng như các cơ sở đào tạo của Việt Nam và nước ngoài
Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, trong số đó, đáng chú ý nhất là các công trình:
Trang 9Ở nước ngoài: “LDC Poverty Alleviation and the Doha Development
Agenda: Is Tourism being Neglected?”(Giảm nghèo ở các nước kém phát
triển và chương trình nghị sự phát triển Doha: Du lịch liệu có bị bỏ rơi), tác
giả Dale Honeck 2008; “Foreign Banking: Do Countries’ Commitments Match Actual Practices?” (Ngân hàng nước ngoài: các cam kết của các nước
liệu có phù hợp với thực tiễn hiện tại), các tác giả Rames R.Barth, Juan A.Marchetti, Daniel E Nolle thuộc nhóm nghiên cứu WTO thực hiện năm
2006; “Public Services and the GATS” (dịch vụ công và GATS), tác giả Rolf Adlung 2005; “Developing countries in the WTO services negotiations” (Các nước đang phát triển trong những cuộc đàm phán về dịch vụ WTO), tác giả Juan A.Marchtti 2004; “A Handbook on Accession to the WTO”(sổ tay về tiếp cận WTO), tác giả Arif Hussain, Nxb Trường Đại học Cambridge 2008; Ghibutiu, A 1998 “Business services and Romania’ integration into western markets” (Dịch vụ kinh doanh và sự hội nhập của Rumania vào thị trường phương Tây), tác giả Ghibutiu, bài phát biểu tại cuộc hội thảo về phát triển được tổ chức tại Geneva năm 1998; “International financial statistics” (thống
kê tài chính quốc tế) do quĩ tiền tệ quốc tế thực hiện năm 2004; “Do developing countries export services?”(các nước đang phát triển có xuất khẩu dịch vụ?) do WTO xuất bản năm 2004; “The six main’stylized facts’ of the Mexican economy since trade liberalization and NAFTA (Sáu thực tế chính
được cách điệu hoá của nền kinh tế Mêxico kể từ khi tự do hoá thương mại và
NAFTA), tác giả Palma, Nxb Trường đại học Cambrigde 2005; “liberalizing international transactions in services: A handbook” (Sổ tay về tự do hoá các
giao dịch quốc tế trong dịch vụ) do Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại Phát triển (UNTAD) và Ngân hàng thế giới tổ chức tại New York năm
1994; “Investment in GATS: Analysis of the commitments made by developing Asian countries” (Đầu tư trong GATS: phân tích các cam kết được các nước
đang phát triển châu Á đưa ra), sáng kiến thương mại châu Á được tổ chức tại
Hà Nội năm 2004
Trang 10Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như: "Quốc tế hóa dịch vụ tài chính ở khu vực Châu Á" của S Clacsens và T Glasener do Ngân hàng Thế giới phát hành năm 1997; "Đãi ngộ quốc gia trong khuôn khổ GATS
- liệu có phải là nền tảng hay không?" tác giả A Matto đăng trong Tạp chí Thương mại thế giới, số 31 năm 1997; "Ảnh hưởng của vòng đàm phán Urugoay đối với Châu Á: thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại" tác giả P Low, bài phát biểu tại Hội
thảo của Ngân hàng phát triển Châu Á về ảnh hưởng của vòng đàm phán Urugoay đối với Châu Á tổ chức tại Manila năm 1995
Ở Việt Nam: "Gia nhập WTO: vấn đề, thách thức và tác động đến khung pháp lý của Việt Nam", dự án VIE 97/016 của UNDP do Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện năm 2000 Trong dự án này có một
mục nói về Thương mại dịch vụ trong WTO/GATS ; Sách “Lựa chọn bước đi
và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”, tác giả GS.TS Nguyễn Thị Mơ chủ biên, xuất bản năm 2005 “Cơ sở khoa học xây dựng định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, giai đoạn 2001- 2005 và tầm nhìn đến năm 2010” của Vụ Chính sách thương mại, Bộ Thương mại đã nghiệm thu; “ Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ”, tác giả TS Đinh Văn Ân chủ biên, xuất bản năm 2004; “Khung khổ chung cho chiến lược quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến năm 2020”, nhóm tác giả TS Dorothy
I.Riddle, TS Cristina Hernadez, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn chủ biên, xuất
bản năm 2006; “Các ngành dịch vụ Việt Nam - năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, ThS Vũ Thị Hiền
chủ biên, xuất bản năm 2007 Một số công trình nghiên cứu chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam và chính sách thương mại dịch vụ của WTO do Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tuy nhiên, phần lớn những công trình, luận văn này chỉ phân tích những vấn đề về dịch vụ nói chung hoặc thương mại dịch vụ, ở góc độ này
Trang 11hay góc độ khác, chưa có luận văn hay công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và cụ thể về thương mại dịch vụ để từ đó đưa ra những điều chỉnh
để Việt Nam mở cửa thị trường thương mại dịch vụ Đây là luận văn Luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu vấn đề này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của WTO về thương mại dịch vụ (cụ thể là Hiệp định chung của WTO về thương mại dịch
vụ - GATS); các cam kết về tự do hoá thương mại dịch vụ của Việt Nam; những quy định trong chính sách và pháp luật Việt Nam về Dịch vụ thương mại; những quy định về Dịch vụ thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005; việc điều chỉnh và hoàn thiện
hệ thống chính sách thương mại dịch vụ Việt Nam khi gia nhập WTO; một số vấn đề đặt ra về việc điều chỉnh chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong thời gian tới
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Một mặt, giới hạn ở việc phân tích
các nguyên tắc, thể chế cơ bản của WTO về thương mại dịch vụ; mặt khác, căn cứ vào thực tiễn cụ thể về trình độ phát triển kinh tế cũng như thực trạng phát triển của khoa học pháp lý Việt Nam về lĩnh vực này để phân tích đánh
giá thực trạng chính sách và pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ
Ngoài ra, luận văn cũng giới hạn ở phạm vi phân tích những quy định hiện hành của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 và năm 2005 về 13 dịch
vụ thương mại như: dịch vụ đại lý, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, dịch vụ môi giới, dịch vụ quảng cáo,
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, bao gồm các phương pháp cụ thể
là mô tả, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá để làm nổi bật lên vấn đề nghiên cứu là việc điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống chính sách thương
Trang 12mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
5 Cấu trúc của Luận văn
Nội dung của Luận văn được phân bổ thành 3 chương (không bao gồm phần mở đầu, kết luận và phụ lục.), cụ thể:
- Chương 1: Những nội dung cơ bản của tự do hoá thương mại dịch vụ
trong khuôn khổ WTO
- Chương 2: Cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ và sự cần thiết phải
điều chỉnh chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam
- Chương 3: Quá trình điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách
thương mại dịch vụ của Việt Nam theo yêu cầu của WTO
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 1.1 Khái niệm về Thương mại dịch vụ
1.1.1 Thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại
a) Dịch vụ là gì?
Các hoạt động dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Cùng với điều đó, dịch vụ và những vấn đề liên quan đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc nêu ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên khó khăn Hơn nữa, các quốc gia khác nhau có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Ngay cả Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Tiếng anh là General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng không nêu khái niệm về Dịch vụ mà chỉ liệt
kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau nằm trong phạm
vi điều chỉnh của Hiệp định Cuốn “Balance of Payment Manual” fifth edition- BPM5 của IMF hướng dẫn cách phân loại và thống kê số liệu về xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đã liệt kê dịch vụ thành 3 nhóm lớn là vận tải,
du lịch và các dịch vụ thương mại khác Mỗi nhóm này lại được chia thành các mục nhỏ hơn
Qua nghiên cứu và tiếp cận khái niệm dịch vụ trên nhiều khía cạnh nhằm đi đến sự thống nhất về khái niệm và nội hàm của dịch vụ cho thấy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận nhưng cách định nghĩa kinh điển dựa trên tính chất của dịch vụ là định nghĩa chuyển tải được những nội dung cơ bản và đầy
đủ nhất về dịch vụ: Dịch vụ là sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được Định nghĩa này nêu lên được hai đặc điểm cơ bản của dịch vụ Thứ nhất, dịch
Trang 14vụ là một “sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người Thứ hai, khác với hàng hoá là cái hữu hình, dịch vụ là vô hình, phi vật chất và không thể lưu trữ được Dịch
vụ không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất dưới dạng những sản phẩm hữu hình nhưng chúng lại tạo ra giá trị thặng dư do có sự khai thác sức lao động, tri thức, chất xám của con người Dịch vụ kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như tài chính, vận tải, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, tư vấn pháp lý… Khác với hàng hoá là cái hữu hình, dịch vụ là vô hình và phi vật chất Chính điểm khác nhau cơ bản này giữa sản phẩm hàng hoá hữu hình với sản phẩm dịch vụ vô hình đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách thức tiến hành các hoạt động thương mại hàng hoá và hoạt động thương mại dịch vụ ở phạm vi từng quốc gia cũng như ở phạm vi quốc tế Vì dịch vụ là vô hình nên các quốc gia cũng đã tốn không ít công sức và thời gian để xây dựng được các quy chuẩn pháp lý điều chỉnh các hoạt động cung ứng dịch vụ nói chung và các hoạt động thương mại dịch vụ nói riêng
b) Thương mại dịch vụ
Dịch vụ ngày càng tham gia sâu rộng vào thương mại Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh với mong muốn trực tiếp tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình trong lưu thông mà còn xuất phát từ sự phân công lao động xã hội khiến cho dịch vụ trở thành các ngành sản xuất độc lập với sản phẩm là các dịch vụ chuyên nghiệp Và dịch vụ đã trở thành đối tượng của thương mại với tỷ trọng trong thương mại ngày càng tăng
Thương mại dịch vụ (tiếng anh là trade in services hay services trade) là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ hay nói chính xác hơn, là khái niệm được dùng để nhấn mạnh khía cạnh thương mại, tính chất thương mại trong lĩnh vực dịch vụ Với cách hiểu này, người ta thường phân biệt thương mại dịch vụ với thương mại hàng hoá Nếu như đối tượng mua bán trong thương mại hàng hoá là hàng hoá - các sản phẩm hữu hình thì
Trang 15trong thương mại dịch vụ, đối tượng mua bán lại là dịch vụ - các sản phẩm vô hình, “là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào chân bạn”[46; tr7] Chính đặc điểm này đã làm nên sự khác biệt trong cách điều chỉnh của pháp luật quốc gia, pháp luật khu vực và thậm chí là của pháp luật quốc tế về thương mại dịch vụ so với thương mại hàng hoá
Các nhà kinh tế định nghĩa dịch vụ là thứ có thể mua hoặc bán nhưng không thể cầm, nắm, nhìn thấy được Dịch vụ không được định nghĩa trong WTO Trong WTO/GATS không có điều khoản nào nói rõ bản chất của thương mại dịch vụ mà thương mại dịch vụ được định nghĩa bằng cách liệt kê
11 ngành chính, mỗi ngành chính lại phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng cộng là 155 phân ngành và thông qua 4 phương thức cung cấp là: 1) cung cấp qua biên giới; 2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; 3) hiện diện thương mại; 4) hiện diện thể nhân
c) Dịch vụ thương mại
Dịch vụ thương mại là khái niệm chưa có sự thống nhất, chưa có sự chuẩn hóa và cũng ít có các tài liệu phân tích khái niệm và nội hàm dịch vụ thương mại một cách hệ thống Tuy nhiên, trong thực tế, ở một số nước, nơi
mà hoạt động thương mại dịch vụ chưa phát triển, người ta thường hay dùng khái niệm dịch vụ thương mại thay vì dùng khái niệm thương mại dịch vụ (ví
dụ như ở Việt Nam, tại điều 5 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm
1997) Và chính vì vậy, dịch vụ thương mại (tiếng Anh là services in trade)
được hiểu là các loại hình dịch vụ gắn liền và phục vụ cho việc mua bán hàng hoá- sản phẩm hữu hình, ví dụ như dịch vụ vận tải - giao nhận, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ giám định hàng hoá, Với cách hiểu như vậy, đôi khi, người ta thường cho rằng dịch vụ thương mại là một nhánh nhỏ, là một phân ngành nhỏ trong toàn bộ hệ thống ngành (hay hệ thống lĩnh vực) thương mại dịch
vụ, là một bộ phận của thương mại dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với thương mại hàng hóa Để có sự phân biệt rõ hơn hai khái niệm trên, trước hết cần có
sự hiểu biết đầy đủ hơn về dịch vụ
Trang 161.1.2 Đặc điểm, cách phân loại và vai trò của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân và trong thương mại quốc tế
a) Đặc điểm của dịch vụ
Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ được thừa nhận rộng rãi gồm:
Thứ nhất, dịch vụ là vô hình nên khó xác định Quá trình sản xuất hàng
hóa tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hoá học, nhất định,
có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hóa Khác với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không cầm nắm được, không nhìn thấy được và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa Chính vì vậy, các công tác lượng hoá, thống kê, đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ của một công ty, nếu xét ở tầm
vi mô và của một quốc gia, nếu xét ở tầm vĩ mô, trở nên khó khăn hơn so với hàng hoá hữu hình rất nhiều
Thứ hai, quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường xảy ra đồng thời Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất hàng hóa tách
khỏi lưu thông và tiêu dùng Do đó hàng hóa có thể được lưu kho để dự trữ,
có thể vận chuyển đi nơi khác theo cung cầu của thị trường Khác với hàng hóa, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ Ví dụ, với dịch vụ tư vấn đầu tư, khi chuyên gia về đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn cũng
là lúc người sử dụng dịch vụ tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ tư vấn do người chuyên gia này cung ứng Thông thường, việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi
sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ
Thứ ba, dịch vụ không lưu trữ được Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng Với cách hiểu đó, dịch vụ là sản phẩm không lưu trữ được và trong cung ứng dịch vụ không có khái niệm tồn kho hoặc dự trữ sản phẩm dịch vụ Đây là những đặc điểm cơ bản để phân biệt sản phẩm dịch
vụ vô hình với sản phẩm hàng hóa hữu hình Tuy nhiên cần phải thấy rằng sẽ
Trang 17không tồn tại một sự phân biệt tuyệt đối Chẳng hạn, một số loại hình dịch vụ, khi kết thúc quá trình cung ứng sẽ tạo ra sản phẩm có hình thái vật chất như bản photocopy (đối với dịch vụ photocopy) Hệ thống dịch vụ trả lời điện thoại tự động không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng và, về một khía cạnh nào đó, có thể coi đó là sản phẩm lưu trữ được Hầu như trong mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều có sự xuất hiện của các sản phẩm hữu hình như là các yếu tố phụ trợ Cũng như vậy, khi tiến hành mua bán trao đổi bất kỳ hàng hoá hữu hình nào cũng đều cần đến các dịch vụ hỗ trợ Người ta thấy rằng sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động kinh tế cũng như tính phức tạp của chúng làm cho việc phân biệt giữa các ngành kinh tế trở nên thực sự khó khăn Điều này cũng giải thích rằng sự phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa chỉ mang tính chất tương đối Dịch vụ và hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Quá trình hình thành
và phát triển dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội
và của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hoá càng phát triển và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng sẽ được hình thành và phát triển nhiều hơn, đa dạng hơn Nếu như trước đây, nói đến một nền kinh tế, người ta chỉ nói đến hai lĩnh vực then chốt là nông nghiệp và công nghiệp thì ngày nay, lĩnh vực được quan tâm đến nhiều cũng như chiếm
tỷ trọng khá cao trong GDP của các quốc gia lại là lĩnh vực dịch vụ - ngành kinh tế thứ ba của nền kinh tế
b) Cách phân loại dịch vụ
Theo phân loại của WTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính, mỗi ngành chính lại được phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành, việc phân loại này được quy định trong tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO Các ngành dịch vụ chính bao gồm:
- Dịch vụ kinh doanh: Bao gồm các dịch vụ liên quan đến chuyên môn
và chuyên doanh như dịch vụ tư vấn pháp lý, kế toán, kiểm toán, máy tính, quảng cáo…
Trang 18- Dịch vụ thông tin: bao gồm các dịch vụ liên quan đến chuyển phát, viễn thông, nghe nhìn
- Dịch vụ xây dựng
- Dịch vụ phân phối: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý
- Dịch vụ giáo dục: bao gồm giáo dục tiểu học, trung học, nâng cao
- Dịch vụ môi trường: bao gồm các dịch vụ liên quan đến xử lý nước thải, rác thải, khí thải
- Dịch vụ tài chính: bao gồm các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
đó ngày càng nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời
Trong khi theo thời gian, tỷ lệ dịch vụ trong ngoại thương lại nhỏ hơn trong sản xuất và việc làm do dòng chảy thương mại quốc tế vẫn bao gồm chủ yếu là hàng hoá, kèm theo quan niệm truyền thống và dịch vụ ít có khản năng vận chuyển hơn và ít được trao đổi hơn so với hàng hoá Ví dụ, trong khi chiếm 4/5 sản phẩm trong nước, ngành dịch vụ của Hoa Kỳ hiện đang đóng
Trang 19góp không quá 1/4 trong tổng xuất khẩu của Hoa Kỳ (Tỷ lệ này trong nhập khẩu là 1/6) Theo số liệu thống kê cán cân thanh toán, tỷ lệ dịch vụ trong tổng thương mại thế giới chiếm 1/5 Tuy nhiên với xu thế mở của thị trường trong lĩnh vực dịch vụ, tỷ lệ dịch vụ trong thương mại sẽ ngày càng được gia tăng
c) Vai trò của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân và trong thương mại quốc tế
Dịch vụ thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đó là:
Thương mại dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hoá, thúc đẩy thương mại hàng hoá phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế Dịch vụ chính là cầu nối giữa các yếu tố đầu vào
và đầu ra trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm Buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ vận hành như thế nào nếu không có các dịch vụ vận tải, dịch vụ thanh toán? Chính sự ra đời và phát triển của dịch
vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa từ quốc gia này tới quốc gia kia, từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác Trong quá trình chuyên chở hoặc lưu thông, hàng hóa luôn bị đe dọa bởi những rủi ro có thể gây thiệt hại về vật chất, các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa sẽ gánh đỡ bớt những rủi ro đó và làm cho thương mại quốc tế trở nên an toàn hơn, ít tổn thất hơn Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp
cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng Các dịch vụ kinh tiêu như dịch vụ đại lý, bán buôn, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư
Trang 20tái sản xuất Như vậy dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại hàng hóa Điều này càng thể hiện rõ nét trong thương mại quốc tế Như đã phân tích ở trên, các dịch vụ về vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế
là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lưu thông và buôn bán hàng hoá trên phạm vi quốc tế
Thương mại dịch vụ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất Nhu cầu về dịch vụ xuất phát ở chính các nhà sản xuất khi họ
nhận thấy rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng Các dịch vụ như nghiên cứu và phát triển, thiết kế, tiếp thị, phân phối đã thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất hàng hóa và có những đóng góp đáng kể trong việc tạo
ra các giá trị gia tăng đối với các sản phẩm hàng hóa Ngày nay, ranh giới giữa sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ chỉ mang một ý nghĩa tương đối Sản phẩm hàng hóa ngày càng có hàm lượng dịch vụ cao kết tinh trong
đó Ví dụ như ngành công nghiệp sản xuất máy tính sẽ không thể tồn tại nếu như không có các dịch vụ cung cấp phần mềm để vận hành được tích hợp vào trong máy Các nhà sản xuất ô tô, máy móc, thiết bị nhà xưởng khó có thể cung cấp cho khách hàng mà không có các dịch vụ bảo hành, bảo trì hay các giải pháp hỗ trợ đi kèm Các phần mềm này, các giải pháp hỗ trợ đi kèm này chiếm đến một nửa tổng giá thành, thậm chí hai phần ba tổng giá thành, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất máy tính Trong những năm vừa qua, hơn một nửa doanh thu của hãng cung cấp máy tính IBM hay hãng cung cấp đồ điện gia dụng General Electric là từ các hoạt động cung cấp dịch vụ Các dây chuyền thiết bị toàn bộ theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) được bàn giao theo kiểu chìa khóa trao tay cho khách hàng cũng chứa đựng rất nhiều dịch vụ thương mại và đầu tư, từ lập kế hoạch, thiết kế, cấp tài chính, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng Các ngành dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển Chẳng hạn, theo ước
Trang 21tính của một số chuyên gia nước ngoài, để đưa một sản phẩm trị giá 100 USD tới tay người tiêu dùng, nhà sản xuất phải chi tới 10 USD cho dịch vụ vận tải,
10 USD cho dịch vụ viễn thông, 10 USD cho dịch vụ quảng cáo, 30 USD cho các dịch vụ liên quan tới sản xuất và chỉ có 20 USD cho nguyên vật liệu và còn lại là các chi phí khác như tiền lương, quản lý, v.v Như vậy, giá trị dịch
vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hoá và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự xuất
hiện các phương thức kinh doanh mới
Dịch vụ thương mại có tác động tích cực đối với phân công lao động
xã hội Dịch vụ hình thành và phát triển gắn liền với phân công lao động xã
hội Hay nói cách khác, phân công lao động xã hội là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của dịch vụ Ngược lại, sự phát triển của dịch vụ cũng góp phần làm phân công lao động trở nên sâu rộng hơn Đặc biệt trong sản xuất và thương mại diễn ra sự chuyên môn hoá ngày càng cao Các nhà sản xuất tận dụng được lợi thế nhờ quy mô bằng việc chỉ chuyên môn hoá trong một lĩnh vực sản xuất cụ thể và sử dụng một cách hiệu quả các dịch vụ thương mại do các nhà cung ứng dịch vụ cung cấp Ngay trong các hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại cũng diễn ra sự chuyên môn hoá nhằm phục vụ các nhu cầu về dịch vụ ngày càng đa dạng của các nhà sản xuất, của các thương nhân Nền kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng phong phú và đa dạng Hiện nay, sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Người ta thấy rằng trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của nước đó càng lớn Bởi dịch
vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác phát triển
Sự tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ là động lực cho sự phát triển kinh tế Một điều làm đau đầu nhiều nhà kinh tế tại các nước đang
phát triển là các giải pháp phát triển kinh tế trở nên khó khăn hơn nhiều khi các dịch vụ thương mại như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ
Trang 22viễn thông còn yếu kém Ngược lại, ở các nước phát triển, sự hoàn thiện của hệ thống tài chính ngân hàng, sự thông suốt của mạng viễn thông là một trong những tiền đề đẩy nhanh quá trình phát triển thương mại và kinh tế Vai trò của dịch vụ được phản ánh rõ nét nhất ở số lượng lao động trong ngành dịch vụ và tỷ trọng của dịch vụ trong GDP Ngành dịch vụ ở Mỹ hàng năm tạo ra 80% cơ hội việc làm, xuất khẩu dịch vụ chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước phát triển vào ngành dịch vụ chiếm 40% tổng giá trị đầu tư Các nước và vùng lãnh thổ NICs đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ, tập trung phát triển dịch vụ tài chính, cảng biển, du lịch, hàng không , nhờ đó lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, đóng góp của dịch vụ vào GNP ngày càng lớn
Bên cạnh vai trò của Thương mại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, Thương mại dịch vụ trong thương mại thế giới được thể hiện ở những điểm như :
Tỷ trọng thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế ngày càng tăng Vị trí của thương mại dịch vụ được thể hiện qua việc tỷ trọng thương
mại dịch vụ trong thương mại quốc tế ngày càng tăng Ở các nước phát triển, giá trị sản lượng kinh tế của nhiều ngành dịch vụ đã vượt xa những ngành công nghiệp truyền thống như năng lượng, chế tạo Trong thương mại thế giới, giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ cũng liên tục gia tăng, năm
2002 đạt 2.900 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị thương mại thế giới [46;
tr24]
Xuất khẩu thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao Tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm của xuất khẩu dịch vụ thương mại luôn vượt tốc
độ phát triển bình quân hàng năm của xuất khẩu hàng hóa Tính chung cả giai đoạn 1980-2002, hàng năm thương mại dịch vụ trên thế giới tăng trung bình 9%, cao hơn tốc độ 6% của thương mại hàng hoá [46; tr24]
Trang 23Thương mại dịch vụ góp phần thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Vai trò của dịch vụ trở nên đậm nét hơn từ thập kỷ 80, khi dịch vụ đã góp phần thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế Dịch vụ chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong từng nền kinh tế quốc dân cũng như nền kinh tế thế giới, thể hiện ở tỷ trọng trong GNP không ngừng tăng lên nhờ những cuộc cải cách cơ cấu từ cuối thập niên 80 Đến nay, tỷ trọng dịch vụ trong GNP đạt khoảng 60-70% ở các nước phát triển, xấp xỉ 40% ở các nước kém phát triển hơn và có chiều hướng tiếp tục tăng Về đầu tư, trên một nửa giá trị đầu tư trực tiếp
nước ngoài hiện nay thuộc về lĩnh vực dịch vụ
Các ngành dịch vụ tạo ra nhiều cơ hội việc làm Lĩnh vực dịch vụ ngày
càng có xu hướng sử dụng nhiều lao động Trong xu thế kinh tế tăng trưởng khá cao và vững chắc, mức độ tạo công ăn việc làm trong các ngành dịch vụ tăng cả về giá trị tương đối và tuyệt đối Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất
là các quốc gia phát triển, tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ so với toàn bộ lực lượng lao động chiếm khoảng 60 - 70% Chẳng hạn, ngành du lịch thu hút 204 triệu lao động trên toàn thế giới (hay cứ 9 lao động thì có 1 người làm việc trong lĩnh vực du lịch), chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới, tạo ra 10,2% GNP toàn cầu [46; tr25]
Tóm lại, vị trí của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế thế giới cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia đang ngày càng được khẳng định Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế và việc tham gia, mở cửa thị trường dịch vụ là một tất yếu khách quan Điều làm các nhà hoạch địch chính sách và pháp luật Việt Nam trăn trở, đó là mở cửa những ngành dịch vụ nào, và nếu mở cửa thì cam kết mức độ tự do hóa đến đâu Nếu như ở các lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông là những dịch
vụ rất nhạy cảm, cần nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng cho một chính sách
mở cửa dần dần, thì đối với các dịch vụ thương mại như môi giới thương mại, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ giao nhận., yêu cầu mở cửa thị trường trở nên cấp thiết, đòi hỏi sự thay đổi kịp thời trong chính sách và luật pháp nhằm đáp ứng
Trang 24xu thế phát triển hiện nay của thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ quốc
tế Đẩy mạnh tiến trình mở cửa về dịch vụ thương mại sẽ tạo tiền đề đẩy nhanh quá trình tự do hóa các ngành thương mại dịch vụ khác của Việt Nam Chính vì vậy, mở cửa thị trường dịch vụ thương mại ở Việt Nam thực chất là
sẽ từng bước mở cửa thương mại dịch vụ theo yêu cầu của WTO Điều này đòi hỏi Việt Nam, với tư cách là một nước đang phát triển, đang chuyển đổi cần phải nghiên cứu kỹ những quy định của WTO nói chung và của GATS nói riêng, đặc biệt là những yêu cầu cụ thể của GATS đối với các nước đang phát triển là thành viên buộc phải tuân thủ mở cửa nếu muốn gia nhập WTO
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của WTO về tự do hoá thương mại
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của WTO điều chỉnh thương mai dịch vụ
WTO được tổ chức và vận hành dựa trên khuôn khổ pháp lý chặt chẽ nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cao nhất cho mọi hoạt động của mình Khuôn khổ đó là hệ thống văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc tất cả các nước thành viên, gồm 60 hiệp, phụ lục, quyết định và văn bản diễn giải mà các nước tham dự vòng đàm phán Urugoay đã ký thông qua trong Định ước cuối cùng (Final Act) cùng với Hiệp định thành lập WTO Theo phạm vi điều chỉnh, những văn bản này gồm 6 nhóm lớn, trong đó có nhóm văn bản điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ Muốn trở thành thành viên của WTO, các nước phải nghiên cứu các văn bản của WTO về thương mại dịch vụ và phải tham gia vào Hiệp định Thương mại dịch vụ (GATS)
Với mục đích thiết lập một khuôn khổ đa biên cho hoạt động thương mại dịch vụ nhằm mở rộng thương mại trong lĩnh vực này trong điều kiện minh bạch và tự do hóa dần dần, GATS đưa ra các nguyên tắc pháp lý mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ khi tham gia vào GATS Các nguyên tắc cơ bản quy định trong GATS bao gồm:
a) Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN)
Trang 25Theo nguyên tắc này, chính phủ của nước thành viên không được phép phân biệt đối xử giữa các dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác mà phải dành cho họ sự đối xử không kém phần ưu đãi so với mức mà nước thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho bên thứ ba nào đó (điều
II GATS) Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ, có vấn đề thực tiễn đã phát sinh là: khi GATS bắt đầu có hiệu lực thì một số nước thành viên đã có những hiệp định song phương hoặc hiệp định khu vực theo đó, các bên đã dành cho nhau chế độ ưu đãi khá rộng về lĩnh vực dịch vụ Các nước này cho rằng không thể ngay một lúc xoá bỏ các hiệp định song phương hoặc hiệp định khu vực hoặc đem những ưu đãi đặc biệt này để áp dụng cho các nước thành viên khác Vì vậy, các nước thành viên của GATS đã nhất trí đi đến thỏa thuận chung là các nước có thể tiếp tục duy trì những ưu đãi ngoại lệ với một số nước và với một số hình thức dịch vụ
Các nước thành viên phải quy định rõ trong Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc những biện pháp được miễn trừ và thời hạn miễn trừ bên cạnh những
cam kết khác Những biện pháp miễn trừ này được nêu ra khi đàm phán gia nhập Hiệp định và sau đó, nếu có sửa đổi, bổ sung thì các nước thành viên phải cố gắng để mức độ tổng thể các cam kết sau khi sửa đổi không kém thuận lợi hơn cho thương mại so với các mức cam kết trong Danh mục đã có được trước đó Hội đồng Thương mại Dịch vụ đã thực hiện việc rà soát lại danh mục các miễn trừ này trong vòng 5 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, tức là vào năm 2000 Về nguyên tắc, các miễn trừ này không được vượt quá thời hạn 10 năm, tức là những trường hợp kéo dài nhất cũng sẽ phải chấm dứt trước năm 2005 Danh mục tạm thời áp dụng quy chế MFN là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản khác của GATS Đây cũng là điểm cơ bản làm nên sự khác nhau giữa GATS với Hiệp định về thương mại hàng hoá của WTO Bên cạnh đó, GATS còn cho phép các thành viên dành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước lân cận tại vùng cận biên nhằm thúc đẩy trao đổi dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ trong phạm vi
Trang 26giới hạn vùng cận biên.Trong các khu vực tự do mậu dịch cận biên, các nước thành viên có chung đường biên giới có thể dành những ưu đãi cho nhau mà không phụ thuộc vào nghĩa vụ thực hiện đối xử tối huệ quốc đã cam kết trong trong Danh mục cam kết cụ thể
b) Nguyên tắc đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường
Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment- NT), cũng như nguyên tắc MFN, được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối
xử Theo quy định của GATS, nguyên tắc MFN được áp dụng ngay lập tức,
vô điều kiện mà mọi thành viên GATS phải chấp nhận, nhưng có ngoại lệ Còn nguyên tắc đối xử quốc gia không phải là nghĩa vụ chung mà là nghĩa vụ
có điều kiện và được đàm phán trong quá trình gia nhập Kết quả đàm phán về
mở cửa thị trường và đối xử quốc gia được ghi nhận trong Danh mục cam kết
cụ thể Theo đó, đối với những lĩnh vực đã được ghi trong Danh mục cam kết
cụ thể, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch
vụ của nước mình Sự đối xử không thoả mãn yêu cầu của nguyên tắc đối xử quốc gia là sự đối xử làm cho điều kiện cạnh tranh có lợi hơn cho dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ trong nước so với dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ nước ngoài Mục đích của GATS là nhằm dỡ bỏ những hạn chế và phân biệt đối xử đối với người cung cấp dịch vụ nước ngoài, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trường trong nước Do đó, mức độ cam kết thực hiện nguyên tắc đối
xử quốc gia của một nước thể hiện mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó Tuy nhiên, theo quy định của GATS, những thiệt hại hoặc bất lợi trong cạnh tranh thuần tuý (mà nguyên nhân là do đặc tính "ngoại quốc" của dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài) sẽ không được đền bù Ví dụ như việc có thể do thói quen, sở thích, văn hoá, ngôn ngữ mà một số dịch
vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được người tiêu dùng ở nước
sở tại chấp nhận Để đảm bảo cho người cung cấp dịch vụ nước ngoài được
Trang 27hưởng những điều kiện về cạnh tranh tương đương với người cung cấp dịch
vụ trong nước, GATS quy định các thành viên phải loại bỏ 6 loại hạn chế sau đây trong những lĩnh vực có cam kết mở cửa thị trường, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ:
- Các hạn chế về số lượng người cung cấp dịch vụ dưới hình thức hạn ngạch, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
- Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
- Hạn chế số lượng các hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
- Hạn chế số lượng thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một người cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
- Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;
- Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định giới hạn phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng giá trị đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp
Kể từ khi GATS có hiệu lực tới nay, số lượng các ngành dịch vụ được đưa vào Danh mục cam kết cụ thể ngày càng mở rộng Hơn 70 nước thành viên WTO đã lập lộ trình cam kết áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia cho dịch vụ chuyên môn, dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác; khoảng 30 nước đã lập lộ trình cam kết cho dịch
vụ giáo dục, dịch vụ văn hóa, thể thao Sự mở rộng phạm vi các ngành dịch
vụ được cam kết áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia là một trong những
Trang 28thách thức đối với các nước kém và đang phát triển đang đàm phán gia nhập GATS
c) Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách
Theo GATS, việc tự do hoá thương mại dịch vụ sẽ không thể có được nếu các nhà cung cấp dịch vụ thiếu đi các thông tin cần thiết về các quy định
mà họ phải tuân thủ khi tham gia vào thị trường của một nước khác Do vậy GATS quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch các chính sách Theo nguyên tắc này, tính minh bạch thể hiện ở việc đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Tất cả các quy định, văn bản pháp lý liên quan, các Hiệp định quốc tế
có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các nước thành viên tham gia phải được công bố, ấn hành một cách công khai, rộng rãi Các quy định này phải được công bố chậm nhất vào ngày những quy định đó có hiệu lực pháp lý
- Mọi nước thành viên phải có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bất kỳ nước thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến việc
áp dụng các quy định nêu trên Các nước thành viên phải thành lập ít nhất một
cơ quan chuyên trách cung cấp thông tin này cho các nước thành viên khác khi họ yêu cầu Các cơ quan này được thành lập trong thời gian 2 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực Đối với từng nước thành viên riêng biệt là nước đang phát triển, có thể thoả thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập những cơ quan đó Các cơ quan chuyên trách này không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật
- Tất cả các nước thành viên phải có nghĩa vụ thông báo khẩn trương và
ít nhất mỗi năm một lần cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ của WTO về việc ban hành hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy chế hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết
cụ thể theo Hiệp định này
- Tuy nhiên, Hiệp định GATS không yêu cầu các nước Thành viên phải cung cấp các thông tin bí mật là những thông tin nếu bị tiết lộ có thể sẽ gây ra
Trang 29những khó khăn cho việc thi hành pháp luật, hoặc sẽ mâu thuẫn với lợi ích công cộng, hoặc sẽ làm phương hại đến quyền lợi thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân
- Các nước thành viên không được phép áp dụng những yêu cầu về chuyên môn, yêu cầu về chất lượng dịch vụ, yêu cầu về giấy phép cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao - mà trong chừng mực nào đó, có thể vô hiệu hóa về mặt pháp lý hoặc làm nguy hại đến việc thực hiện các cam kết cụ thể
- Khi chính phủ nước thành viên đưa ra những quyết định hành chính có nguy cơ ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ, họ cũng phải thiết lập những công
cụ mang tính khách quan để rà soát các quyết định này nhằm đảm bảo chúng không bóp méo quá đáng các điều kiện cạnh tranh công bằng của thị trường dịch vụ nội địa
d) Nguyên tắc công nhận lẫn nhau
Mục đích của nguyên tắc công nhận lẫn nhau là nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trên thực tế đối với các dịch vụ và người cung cấp dịch vụ nước ngoài GATS khuyến khích các thành viên công nhận các thủ tục của nhau liên quan đến giáo dục, đào tạo, cấp giấy phép và các thủ tục khác cần phải có trong việc đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho phép nhà cung ứng dịch vụ hoạt động trên thị trường GATS quy định các nước thành viên phải tạo ra các cơ hội ngang bằng về việc đàm phán gia nhập đối với bất cứ một nước thành viên nào có quan tâm về các thoả thuận hoặc hiệp định công nhận
mà nước thành viên đó đã thoả thuận hoặc ký kết với một nước thành viên khác Các thoả thuận này phải mang tính không phân biệt đối xử và không được sử dụng như là công cụ cho bảo hộ trá hình
Các nước thành viên phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ
về các biện pháp công nhận hiện thời và thông báo những biện pháp công nhận như vậy là dựa trên sự thoả thuận hay là công nhận một cách tự động -
ví dụ một cá nhân có đủ những điều kiện yêu cầu thì họ được gia nhập thị trường một cách tự động mà không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó
Trang 30Các nước thành viên cũng phải thông báo cho Hội đồng Thương mại dịch vụ càng sớm càng tốt về dự định đàm phán song phương hiệp định công nhận với thành viên khác để các nước thành viên khác quan tâm có cơ hội tham gia đàm phán GATS khuyến khích các nước thành viên tuân thủ các chuẩn mực
đã được các tổ chức quốc tế chuyên môn thừa nhận, và việc công nhận lẫn nhau phải dựa trên những tiêu chí đã được chấp thuận rộng rãi ở phạm vi quốc tế Các nước thành viên nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ quốc tế có thẩm quyền nhằm xây dựng và thông qua các chuẩn mực quốc tế chung cho sự công nhận lẫn nhau và thực hiện các hoạt động chuyên môn thích hợp cần thiết có liên quan đến các dịch vụ
e) Nguyên tắc tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ
Việc thừa nhận nguyên tắc tự do hóa từng bước trong GATS là kết quả đấu tranh của các nước đang phát triển trong đàm phán về thương mại dịch vụ tại Vòng đàm phán Urugoay Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc này chính là sự không đồng nhất về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Hơn nữa, khoảng cách về trình độ phát triển, xét cả về tổng thể nền kinh tế cũng như từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể, giữa các nước phát triển và đang phát triển
là rất lớn Vì vậy, quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ phải được tiến hành từng bước phù hợp với thực tiễn phát triển của mỗi quốc gia Các nước đang phát triển chiếm 4/5 số thành viên của WTO, tuy vậy tổng giá trị giao dịch thương mại dịch vụ của các nước này còn rất khiêm tốn Hiện nay, các nước đang phát triển đều dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển thương mại dịch vụ Các quy định của GATS tạo điều kiện cho các nước đang phát triển ở
2 điểm sau:
Thứ nhất, từng bước tự do hoá thị trường phù hợp với trình độ phát
triển và mục tiêu của chính sách quốc gia của các thành viên đang phát triển Các nước đang phát triển không phải mở rộng thị trường nhanh chóng và ở nhiều lĩnh vực dịch vụ như các nước phát triển Các nước này có thể mở rộng việc tiếp cận thị trường một cách dần dần, để phù hợp với tình hình phát triển
Trang 31và có thể quy định các điều kiện đi kèm khi mở cửa thị trường cho người cung cấp dịch vụ nước ngoài
Thứ hai, tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển vào
thương mại dịch vụ Những cam kết của các nước đang phát triển phải được thiết lập nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực dịch vụ tại thị trường trong nước, tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ ở thị trường nước ngoài thông qua việc tiếp cận công nghệ mới, nâng cao khả năng tiếp cận các kênh phân phối, hệ thống thông tin ở nước ngoài, đặc biệt là tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực cũng như phương thức cung cấp gắn liền với mối quan tâm xuất khẩu của họ
Để đạt được mục tiêu tăng cường khả năng xuất khẩu dịch vụ của các nước đang phát triển, GATS (khoản 2 điều IV) quy định các nước phát triển phải cung cấp các thông tin về:
- Các khía cạnh kỹ thuật và thương mại của việc cung cấp dịch vụ;
- Việc đăng ký, công nhận và tiếp nhận các kỹ năng chuyên môn;
- Các công nghệ dịch vụ hiện thời
Theo quy định tại điều XIX GATS, nguyên tắc tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ chỉ có thể đạt được một cách thực tế nếu như các nước thành viên có những cam kết cụ thể về biện pháp mở cửa thị trường dịch vụ, xoá bỏ dần rào cản - những thể chế, quy định của pháp luật cản trở sự thâm nhập của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài Tiến trình tự do hoá từng bước được đẩy mạnh thông qua từng vòng đàm phán, song phương và đa phương, nhiều bên hoặc đa biên theo hướng tăng mức độ chung của các cam kết cụ thể được các nước thành viên đưa ra theo quy định của GATS Các nước thành viên sẽ tiến hành những vòng đàm phán liên tiếp nhằm đạt được mức
độ tự do hoá ngày càng cao hơn Các cuộc đàm phán đó sẽ hướng tới việc giảm hoặc triệt tiêu các tác động có hại đối với thương mại dịch vụ quốc tế Tiến trình đó được tiến hành nhằm tăng lợi ích của tất cả các bên tham gia
Trang 32trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo cân bằng tổng thể giữa quyền lợi và nghĩa
vụ
Để thực hiện tiến trình tự do hoá thị trường dịch vụ, điều XX GATS quy định rằng mỗi nước thành viên phải đưa ra lịch trình những cam kết cụ thể của mình theo những yêu cầu sau:
- Các điều kiện, quy định, giới hạn về mở cửa thị trường;
- Các điều kiện và tiêu chuẩn về đãi ngộ quốc gia;
- Những bảo đảm liên quan đến các cam kết bổ sung;
- Lộ trình thực hiện các cam kết đó;
- Thời hạn các cam kết đó có hiệu lực
f) Nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước
Theo quy định tại điều VI, GATS công nhận chủ quyền của các nước thành viên trong việc đưa ra những quy định điều chỉnh các lĩnh vực dịch vụ trong nước và cố gắng thúc đẩy các nước thành viên minh bạch các quy định, chính sách của mình Điều IV bao gồm các loại nghĩa vụ như: một số nghĩa
vụ phải được áp dụng chung cho mọi ngành dịch vụ mà không cần xem xét đến lĩnh vực dịch vụ đó có nằm trong danh mục cam kết hay không, một số nghĩa vụ khác thì chỉ áp dụng trong những lĩnh vực dịch vụ mà thành viên đó
đã cam kết GATS cũng kêu gọi các nước thành viên tiến hành đàm phán để giảm bớt các quy định về chứng nhận, giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật gây cản trở thương mại dịch vụ Điều khoản về quy tắc trong nước phải bảo đảm nguyên tắc chung là những biện pháp nội bộ phải được quản lý một cách khách quan, hợp lý và không thiên vị Những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể phản đối các quyết định hành chính trước toà án và phải được thông báo về kết quả của việc xem xét các yêu cầu của họ Các nước thành viên phải đảm bảo rằng các thủ tục và việc xem xét các yêu cầu thực tế phải được tiến hành một cách khách quan và bình đẳng Yêu cầu xin được cung cấp dịch vụ phải được giải quyết trong một thời hạn hợp lý Đây là nghĩa vụ chung được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ mà không cần xem xét
Trang 33đến lĩnh vực dịch vụ đó có nằm trong Danh mục cam kết hay không Trong các lĩnh vực thuộc Danh mục cam kết, GATS yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp liên quan đến yêu cầu chất lượng, chuẩn mực kỹ thuật và vấn đề cấp giấy phép không được trở thành những rào cản đối với thương mại dịch vụ Các nước thành viên khi đặt ra các biện pháp trên phải xem xét, tính toán đến các tiêu chuẩn quốc tế do các tổ chức quốc tế có liên quan quy định và các biện pháp đó phải:
- Dựa trên cơ sở những tiêu chí khách quan và minh bạch như thẩm
quyền và năng lực cung cấp dịch vụ;
- Không quá khắt khe hơn mức cần thiết cho việc bảo đảm chất lượng
và đặc quyền này trong một số lĩnh vực dịch vụ ở đó tồn tại hiện tượng độc quyền tự nhiên (natural monopoly), ví dụ lĩnh vực thông tin viễn thông Trong lĩnh vực này thường tồn tại một công ty viễn thông lớn (thường là do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý) chiếm vị trí độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ cơ sở về viễn thông (cung cấp đường dây, trục thông tin hữu tuyến)
Sự độc quyền này được hình thành một cách tự nhiên do không có nhà đầu tư
tư nhân nào có khả năng về vốn đủ lớn để đầu tư xây dựng một đường dây điện thoại thứ hai và nếu có thì việc xây dựng một đường dây thứ hai như vậy
Trang 34không đem lại hiệu quả kinh tế bằng việc thuê đường dây đã có của công ty độc quyền nói trên Trong trường hợp như vậy, GATS cho phép tồn tại sự độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ Tuy vậy, một nước thành viên cho phép độc quyền và đặc quyền trong lãnh thổ của mình đối với một ngành dịch
vụ nào đó thì việc cho phép như vậy vẫn phải tuân thủ theo điều II về nguyên tắc MFN của GATS Nghĩa là, khi công ty có độc quyền cho phép những người của một nước thành viên sử dụng mạng thông tin viễn thông của mình
để cung cấp các dịch vụ có liên quan thì cũng phải cho những người cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác được sử dụng mạng thông tin viễn thông theo nguyên tắc MFN Nguyên tắc đối xử quốc gia cũng được áp dụng trong trường hợp này Nếu một nước thành viên cho phép độc quyền và đặc quyền mới đối với một lĩnh vực dịch vụ nào đó phù hợp với Danh mục cam kết thì nước thành viên đó phải thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ chậm nhất là ba tháng trước khi dự kiến thực hiện việc cho phép độc quyền, đặc quyền Trong trường hợp này, nước thành viên đó phải tiến hành những điều chỉnh có tính bù đắp phù hợp với những quy định thông thường về sửa đổi hoặc rút các cam kết Việc thông báo các thông tin như vậy cho phép các nước thành viên khác đánh giá được liệu tình trạng độc quyền có thể ảnh hưởng tới vị trí của nhà cung cấp dịch vụ của họ trên thị trường của nước thành viên có độc quyền đó hay không Các nước thành viên cũng có nghĩa vụ cung cấp cho các nước thành viên khác theo yêu cầu của họ những thông tin liên quan đến cách thức và cấu trúc của độc quyền cung cấp một loại dịch vụ được phép hoạt động trên lãnh thổ của mình
h) Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên đang phát triển và/hoặc đang trong quá trình chuyển đổi
Trước WTO, GATT đã có những ưu đãi nhất định dành cho các nước thành viên đang phát triển thông qua hệ thống các đối xử đặc biệt và khác biệt Tuy nhiên, chỉ đến khi WTO ra đời, sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên đang phát triển mới được khẳng định là nguyên tắc
Trang 35cơ bản điều chỉnh hệ thống thương mại đa biên Nguyên tắc này không chỉ kế thừa những quy định ưu đãi của GATT về thương mại hàng hóa dành cho các nước đang phát triển, mà còn mở rộng áp dụng cho cả thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ Đây là thành quả đấu tranh liên tục của các nước đang phát triển qua những vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT, đặc biệt là Vòng đàm phán Urugoay Bởi vì, một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế nói chung, thương mại quốc tế nói riêng là bình đẳng và cùng có lợi Tuy nhiên, trên thực tế, ưu thế trong thương mại quốc tế thuộc về những nước công nghiệp phát triển với tiềm lực lớn về công nghệ, tài chính Trong khi đó, bất lợi thuộc về các nước đang phát triển do khoảng cách lớn về trình độ phát triển công nghệ và khả năng hạn hẹp về tài chính so với các nước phát triển Vì vậy, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ chỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khi họ được hưởng những ưu đãi nhất định so với các nước phát triển Theo quy định của GATS, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên đang phát triển thể hiện ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, những cam kết cụ thể đạt được thông qua đàm phán phải bảo
đảm cho các nước thành viên là những nước đang phát triển có thể tăng cường được năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ của mình Các nước phát triển phải tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận các kênh phân phối và hệ thống thông tin cho các nước đang phát triển, đồng thời phải mở cửa thị trường trong các lĩnh vực và phương thức cung cấp gắn liền với mối quan tâm xuất khẩu của các nước thành viên đang phát triển
Thứ hai, về đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ, những nước phát triển
phải áp dụng phương pháp loại trừ (không mở cửa lĩnh vực nào thì phải liệt
kê trong Danh mục cam kết cụ thể và những lĩnh vực còn lại đều phải mở cửa), nhưng các nước đang phát triển được áp dụng phương pháp chọn - cho Nghĩa là mở cửa lĩnh vực nào thì liệt kê lĩnh vực đó trong Danh mục cam kết
cụ thể, các lĩnh vực không liệt kê là những lĩnh vực không cam kết Hơn nữa,
Trang 36các thành viên đang phát triển được hưởng sự linh hoạt thích đáng trong việc
mở cửa thị trường với ít lĩnh vực dịch vụ hơn, tự do hóa ít loại hình giao dịch dịch vụ hơn Tuy nhiên, việc chọn lĩnh vực dịch vụ để cam kết không được thực hiện một cách tuỳ ý mà phải thông qua đàm phán Thực tế cho thấy các nước phát triển thường gây áp lực để các nước đang phát triển đưa nhiều lĩnh vực dịch vụ vào cam kết mở cửa thị trường Vì vậy, nếu nắm được những quy định đặc biệt này, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần tận dụng quá trình đàm phán để đưa ra những lĩnh vực dịch vụ không cam kết mở cửa
Thứ ba, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực,
các nước thành viên phát triển và các thành viên khác, tùy theo khả năng, sẽ lập những điểm liên lạc để tạo điều kiện cho những người cung cấp dịch vụ của các nước thành viên đang phát triển tiếp cận thông tin về thị trường của những nước đó Việc ghi nhận sự đối xử ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, trong các hiệp định của WTO nói chung và trong GATS nói riêng, thể hiện sự tiến bộ trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay Tuy nhiên, phần lớn những ưu đãi được quy định chỉ mang tính định hướng, thiếu tính cụ thể
và khả thi Chẳng hạn như Điều XIX của GATS quy định: dành sự linh hoạt thích đáng cho các thành viên đang phát triển trong việc mở cửa thị trường
với ít lĩnh vực hơn, tự do hóa ít loại hình giao dịch hơn Những ưu đãi nhìn chung vẫn chưa phản ánh đúng khoảng cách lớn về trình độ phát triển giữa các nước thành viên phát triển và đang phát triển Ví dụ, Hiệp định dịch vụ viễn thông cơ bản cho phép các nước có thu nhập thấp kéo dài thêm 6 năm
so với các nước phát triển trong việc mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng thực tế các nước đó lạc hậu hơn các nước phát triển trong lĩnh vực này
từ 20 đến 30 năm
i) Nguyên tắc liên quan đến thanh toán và chuyển tiền quốc tế
Theo quy định của điều XI GATS, GATS thừa nhận việc tự do hoá thực tiễn các giao dịch kinh tế nhưng đòi hỏi phải có kỷ luật được áp dụng cho việc
Trang 37di chuyển tư bản Do vậy, GATS quy định các thành viên phải cho phép thực hiện "việc chuyển tiền và thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch hàng ngày có quan hệ với các cam kết đặc biệt" Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng các cam kết về giao dịch trong một khu vực bị ảnh hưởng xấu bởi các hạn chế về thanh toán và chuyển tiền gần với việc cung cấp dịch vụ Những hạn chế này không thể được duy trì hoặc đưa vào Danh sách các cam kết
1.2.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định chung về TMDV ( GATS)
Khuôn khổ chung của GATS nêu lên những nguyên tắc, quy định, thể chế chung điều chỉnh thương mại dịch vụ trong phạm vi toàn cầu Cụ thể GATS quy định rõ trong phần này về phạm vi áp dụng, nguyên tắc điều chỉnh
và những miễn trừ chung với các quy định của GATS
* Về phạm vi áp dụng
GATS quy định rõ ràng nó sẽ được áp dụng cho tất cả các loại hình dịch vụ được giao dịch trên thế giới cũng như tất cả các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia mà nổi bật là có 4 phương thức cung cấp chủ yếu sau:
Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dịch vụ được cung cấp từ
lãnh thổ một nước thành viên sang lãnh thổ một nước thành viên khác Ví dụ như một công ty tư vấn tài chính của Mỹ tư vấn cho một công ty Việt Nam bằng điện thoại Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ
Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ - người tiêu dùng của một
nước thành viên (hoặc tài sản của họ) tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ của nước thành viên khác Ví dụ, người du lịch Việt Nam đi du lịch sang Trung Quốc
và tiêu dùng các dịch vụ du lịch do các cá nhân và công ty Trung Quốc cung cấp Tàu biển của Việt Nam được đưa ra nước ngoài để sửa chữa chính là việc Việt Nam đã nhập khẩu dịch vụ từ nước ngoài
Trang 38Phương thức 3: Hiện diện thương mại - một công ty nước ngoài thành
lập chi nhánh hoặc công ty con để cung cấp dịch vụ tại một nước khác Ví dụ một ngân hàng của Mỹ lập chi nhánh tại Việt Nam Phương thức này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư tại thị trường nước khác để thiết lập công việc kinh doanh
Phương thức 4: Sự hiện diện của thể nhân một nước thành viên trực
tiếp cung cấp dịch vụ tại nước thành viên khác Ví dụ, ca sỹ của Hàn quốc tới Việt Nam biểu diễn theo chương trình do các nhà tổ chức Việt Nam thực hiện Mục tiêu của GATS là coi dịch vụ là đối tượng điều chỉnh Tương tự như hàng hóa, dịch vụ cũng được đem ra trao đổi, mua bán nhằm thu lợi nhuận
Để tạo thuận lợi cho thương mại hóa các hoạt động dịch vụ, GATS yêu cầu các nước thành viên phải mở cửa cho thương mại dịch vụ
Thực hiện 4 phương thức cung ứng dịch vụ nói trên chính là mở cửa về thương mại dịch vụ Thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ thường được hiểu là sự di chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của một quốc gia Theo quan điểm của GATS, thương mại dịch vụ không chỉ bao gồm việc cung cấp dịch vụ qua biên giới của quốc gia mà còn liên quan đến sự di chuyển nguồn vốn và lao động, bởi vì việc cung cấp dịch vụ cần có sự hiện diện của cá nhân người cung cấp hoặc của công ty cung cấp Do vậy, việc một chi nhánh công ty bảo hiểm của nước B có trụ sở ở nước A bán bảo hiểm cho các công ty và cá nhân ở nước A chính là việc xuất khẩu dịch vụ từ nước B sang nước A; những dịch vụ được cung cấp bởi cá nhân nước B tại thị trường nội địa của nước A cũng được coi là một hoạt động xuất khẩu dịch vụ, mặc dù trong cả hai trường hợp trên, cả người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ đều nằm trên lãnh thổ nước A và không có sự dịch chuyển của bản thân dịch
vụ qua biên giới quốc gia
Việc yêu cầu các nước mở cửa thị trường cho thương mại dịch vụ thế giới phát triển thông qua 4 phương thức cung cấp dịch vụ với các nguyên tắc
cơ bản của WTO về MFN, NT, kể cả cạnh tranh trong GATS dẫn đến việc
Trang 39GATS sẽ có tác động lớn đến sự thay đổi và phát triển của pháp luật của các nước thành viên Ví dụ, một quốc gia khi gia nhập Hiệp định GATS, sẽ phải xem xét và điều chỉnh không chỉ các chính sách và luật pháp trong lĩnh vực dịch vụ mà còn cả những quy định đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, công việc kinh doanh của công ty nước ngoài hay của người nước ngoài cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ nước mình Bởi vậy, những quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài và đối với cá nhân người nước ngoài cũng trực tiếp liên quan đến các nghĩa vụ mà một nước thành viên của Hiệp định GATS phải tuân thủ
Như vậy, về mặt nguyên tắc, GATS - với mục đích tăng cường tự do hóa thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu- không đưa ra định nghĩa về dịch vụ, dịch vụ thương mại hay thương mại dịch vụ một cách cụ thể, rạch ròi
mà đưa ra những nguyên tắc pháp lý để tiến hành thương mại hóa các hoạt động dịch vụ trên phạm vi toàn cầu Với cách quy định như vậy, nhiều người cho rằng 4 phương thức cung cấp dịch vụ của GATS cũng chính là cách hiểu
về thương mại dịch vụ của WTO Tuy nhiên, GATS không điều chỉnh tất cả các loại hình dịch vụ GATS có loại trừ dịch vụ được cung cấp trong thi hành
thẩm quyền của chính phủ., đó là những dịch vụ được cung cấp không trên cơ
sở thương mại, cũng như không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều
người cung cấp dịch vụ (điều I khoản 3 Hiệp định GATS) Những dịch vụ do các cơ quan chữ thập đỏ hay cơ quan nhân đạo quốc tế cung cấp là không trên
cơ sở thương mại, không vì mục đích lợi nhuận và bị loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của GATS GATS cũng không điều chỉnh các dịch vụ công cộng
mà các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ độc quyền thực hiện trong khuôn khổ thực thi quyền lực nhà nước của mình Những loại trừ nói trên khẳng định rằng, theo quan niệm của GATS, nói đến thương mại dịch
vụ là nói đến việc cung cấp dịch vụ, theo một hay tất cả 4 phương thức trên,
vì mục đích thương mại, vì mục tiêu thu lợi nhuận, và để có được lợi nhuận
Trang 40đó, các nhà cung cấp dịch vụ phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường quốc gia cũng như thị trường thế giới
Có thể nói, phạm vi điều chỉnh của GATS rất rộng, nó không chỉ giao dịch cổ truyền về dịch vụ qua biên giới mà còn bao gồm cả các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cư trú tại lãnh thổ một quốc gia
*) Về những miễn trừ chung đối với các quy định của GATS
- Hội nhập kinh tế: Khi các nước kí với nhau những hiệp định thanh lập khu mậu dịch tự do hay liên minh kinh tế, họ được quyền đưa ra một số quy định riêng về thương mại dịch vụ trong nội bộ khu vực hay liên minh kinh tế
đó Những quy định riêng có này không nhất thiết phải phù hợp với các quy định của GATS
- Trong trường hợp bị đe doạ gây khó khăn đến nguồn tài chính trong nước hay ảnh hưởng đến cán cân thanh toán (Xem điều 12 GATS), chính phủ nước thành viên được phép không tuân theo một số quy định chung của GATS cũng như các cam kết cụ thể của mình để áp dụng các biện pháp cứu chữa khẩn cấp Tuy nhiên, những biện pháp cứu chữa này không được kéo dài quá mức cần thiết và phải đảm bảo là:
+ Phù hợp với các quy định của MFN;
+ áp dụng không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên;
+ Không gây ra những thiệt hại không cần thiết về lợi ích kinh tế, thương mại, tài chính cho bất kỳ nước thành viên nào;
- Các quy định về MFN, NT và các cam kết mở cửa thị trường sẽ được loại trừ khi:
+ Liên quan đến lĩnh vực mua bán chính phủ không nhằm mục đích thương mại (Điều B GATS);
+ Cần có sự bảo vệ các giá trị truyền thống về đạo đức xã hội, bảo vệ con người, động vật, thực vật, bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 12 GATS)
*) Phụ lục về các vấn đề cụ thể