hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ mới
Trong tiến trình gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để sửa đổi, bổ sung một số luật, pháp lệnh cho phù hợp với điều ƣớc quốc tế, tạo ra sự hài hoà giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Trước tiên là sự thay đổi nhận thức của Đảng và Nhà nước về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đẩy nhanh tốc độ xây dựng và ban hành luật liên quan đến thương mại và thương mại dịch vụ.
Trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, Đảng, Nhà nƣớc và các bộ, ngành có liên quan đã cố gắng xây dựng pháp luật phù hợp với yêu cầu của WTO. Những năm qua, Quốc hội nƣớc ta đã đƣa việc xây dựng và thông qua các văn bản pháp luật thành nội dung ƣu tiên trong các chƣơng trình làm việc. Chủ trƣơng chủ động sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với quy định của điều ƣớc quốc tế là cách tiếp cận mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nói, trong quá trình xây dựng, Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội nƣớc ta luôn đánh giá sự tƣơng thích của pháp luật quốc gia với chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Đây là bƣớc chuyển biến to lớn về cách thức tiếp cận của pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể hiện sự tƣơng đồng, không chia cắt về những quy tắc ứng xử chung giữa hai hệ thống pháp luật, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Thực tiễn xây dựng pháp luật nƣớc ta kể từ Quốc hội khoá XI cho thấy, ngay từ bắt đầu của nhiệm kỳ, Quốc hội đề ra mục tiêu ƣu tiên ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều văn bản luật, pháp lệnh và nghị quyết liên quan đến lĩnh vực kinh tế đã đƣợc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu chuẩn mực quốc tế.
Bƣớc ngoặt có tính chất đột phá mở đầu cho sự tiếp tục phát triển của pháp luật nƣớc ta là sự kiện ký BTA Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000. Lần đầu tiên trong một điều ƣớc quốc tế song phƣơng, Việt Nam đã cam kết trong một thời gian nhất định, chủ động sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật liên quan đến kinh tế, thƣơng mại cho phù hợp với các chuẩn mực của BTA Việt Nam - Hoa Kỳ. Ý nghĩa của cam kết này đã vƣợt ra ngoài khuôn khổ quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Nó đã trở thành nguyên tắc ứng xử chung của Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật quốc gia. Thực hiện tốt cam kết BTA Việt
Nam - Hoa Kỳ cũng chính là mở đầu cho việc thực hiện các yêu cầu tối thiểu của điều kiện gia nhập WTO.
Thực tiễn xây dựng pháp luật nƣớc ta kể từ Quốc hội khoá XI cho thấy, ngay từ bắt đầu của nhiệm kỳ, Quốc hội đề ra mục tiêu ƣu tiên ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến phát triển kinh tế. Nhiều văn bản luật, pháp lệnh và nghị quyết liên quan đến lĩnh vực kinh tế trên thực tế đã đƣợc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu chuẩn mực quốc tế. Một số luật đƣợc điều chỉnh, ban hành nhƣ: Bộ Luật dân sự (sửa đổi) (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế (2005), Luật Kiểm toán nhà nƣớc (2005), luật bổ sung một số điều của Luật Hải Quan (2005), Luật Du Lịch (2005), Luật Thuế xuất khẩu (2005), thuế nhập khẩu (sửa đổi), luật Đầu tƣ (chung), luật doanh nghiệp (chung), luật bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi), Luật giao dịch điện tử, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Luật sƣ, Luật Chứng khoán...
Bên cạnh các luật, một số pháp lệnh cũng đƣợc điều chỉnh, bổ sung nhƣ: pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong quan hệ thƣơng mại, Pháp lệnh về biện pháp tự vệ trong thƣơng mại quốc tế, Pháp lệnh về trọng tài thƣơng mại, Pháp lệnh về quảng cáo, Pháp lệnh về chống phá giá, UBTVQH cũng xem xét, thông qua các dự án pháp lệnh quan trọng nhƣ pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Lý lịch tƣ pháp, Pháp lệnh về án phí, lệ phí tại toà án nhân dân, Pháp lệnh ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế…có nhiều luật quan trọng đã đƣợc ban hành trƣớc đây nhƣ Luật Thƣơng mại, Bộ Luật dân sự, Luật hải quan… đều đƣợc Quốc Hội đƣa ra sửa đổi cho phù hợp với các chuẩn mực của BTA Việt Nam - Hoa Kỳ và WTO. Trong số các văn bản luật đƣợc điều chỉnh, có thể nói Luật Thƣơng mại năm 2005 thay thế cho luật Thƣơng mại năm 1997 đƣợc xác định là đạo luật có vai trò cơ bản trong hệ thống pháp luật Thƣơng mại Việt Nam đã đƣợc xây dựng với quan điểm đổi mới, cải cách hành chính, thể hiện nguyên tắc quan trọng là cụ thể
hoá đƣờng lối, chính sách để đảm bảo tính khả thi của quy định pháp luật. Do đó Luật Thƣơng mại 2005 đã bỏ đi những quy định không cần thiết hoặc không còn phù hợp với thực tiễn nhƣ các quy định về chính sách thƣơng mại, những quy định mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế (Chính sách ƣu đãi hỗ trợ cho hợp tác xã hay những quy định phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc). Bên cạnh việc mở rộng điều chỉnh của Luật thì Luật Thƣơng mại 2005 đã bổ sung những quy định về một số hoạt động thƣơng mại mới là mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, hoạt động cung ứng dịch vụ nói chung, đấu thầu dịch vụ hàng hoá, dịch vụ và nhƣợng quyền thƣơng mại. Luật đã thể hiện đƣợc quyền tự do tham gia vào các hoạt động thƣơng mại mà pháp luật không cấm.
Các hoạt động xây dựng pháp luật đã cho thấy những đóng góp quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và Quốc hội nói riêng trong việc thúc đẩy các đối tác tích cực tham gia và kết thúc đàm phán với Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế trong WTO.
Thứ hai, trên cơ sở những chính sách cụ thể, Việt Nam đã nhanh chóng soạn thảo và ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật đã ra đời nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại năm 1997.
- Trong số các văn bản đó, đáng kể nhất là Nghị định số 11/1999/NĐ- CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về các loại hình dịch vụ cấm kinh doanh và các dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
- Trong hoạt động thƣơng mại với nƣớc ngoài, văn bản có ý nghĩa quan trọng là Nghị định số 57/1998/NĐ - CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại 1997 về hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động cung ứng dịch vụ gia công và dịch vụ đại lý mua bán hàng hóa với nƣớc ngoài. Nghị định 57/CP đã khẳng định chính sách tự do tiến hành hoạt động thƣơng mại với nƣớc ngoài thông qua các quy định xóa bỏ hoàn toàn
chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có xuất nhập khẩu dịch vụ thƣơng mại.
- Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 4/4/2001của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005, một loạt chính sách thông thoáng đã đƣợc khẳng định, trong đó đặc biệt là chính sách giảm thiểu các biện pháp hạn chế định lƣợng và áp dụng các công cụ bảo hộ mới, phù hợp với pháp luật và tập quán thƣơng mại quốc tế. Những chính sách này đƣợc cụ thể hóa tại Nghị định số 44/2001/NĐ - CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/CP.
Nhƣ vậy, pháp luật thực hiện điều chỉnh hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam trong đó có dịch vụ thƣơng mại, xét về hình thức biểu hiện, gồm Hiến pháp (năm 1992), Luật Thƣơng mại (năm 1997, sửa đổi năm 2005) và các văn bản luật khác có liên quan nhƣ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (năm 1989), Bộ luật dân sự (năm 1995), Luật thuế giá trị gia tăng (năm 1999), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 1997, sửa đổi năm 2003), Luật thuế xuất nhập khẩu (năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 1998), Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 1998), Luật doanh nghiệp (1999), Luật đầu tƣ nƣớc ngoài (năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2000), Luật Hợp tác xã (năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2003), Luật phá sản doanh nghiệp (năm 1993), Luật Kế toán năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc năm 2003, Luật Xây dựng năm 2003, Luật Cạnh tranh (2004), Luật đầu tƣ (2005), Luật kiểm toán (2005), .v.v. Nhiều văn bản dƣới luật có liên quan đến hoạt động thƣơng mại dịch vụ cũng đƣợc ban hành nhƣ Pháp lệnh Luật sƣ (năm 2001), Pháp lệnh Bƣu chính, viễn thông (năm 2002), Pháp lệnh Giá (năm 2002), Pháp lệnh hành nghề y (năm 2003), pháp lệnh hành nghề thuốc tƣ nhân (2003)...
Với hệ thống chính sách, pháp luật về thƣơng mại và về dịch vụ thƣơng mại nói trên, trong thời gian qua, các dịch vụ thƣơng mại ở Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, các văn phòng đại diện xuất hiện rất nhiều. Việc
ủy thác mua bán hàng hoá, gia công thƣơng mại phát triển. Việt Nam không chỉ nhận gia công các mặt hàng may mặc mà còn nhận gia công những mặt hàng yêu cầu trình độ lao động ở mức cao nhƣ lắp ráp các linh kiện điện tử. Các hoạt động đấu thầu diễn ra sôi nổi biểu hiện rõ nét nhƣ đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu các công trình xây dựng. Các hoạt động quảng cáo, trƣng bày giới thiệu hàng hoá, các hội chợ, triển lãm và xúc tiến thƣơng mại không còn là những khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, với đặc thù là nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé, lạc hậu so với thế giới nên nhiều vấn đề đã đƣợc đặt ra từ lâu với thế giới lại chƣa đƣợc đặt ra hoặc mới đƣợc đặt ra với Việt Nam. Ví dụ nhƣ vấn đề thƣơng mại điện tử, thƣơng mại dịch vụ, môi giới chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tƣ vấn. Trong quan hệ đối ngoại, các quy định về tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia nhằm điều tiết các hoạt động dịch vụ thƣơng mại với nƣớc ngoài cũng chƣa đƣợc quy định một cách cụ thể. Vì vậy, chúng ta rất khó khăn khi xây dựng văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề mới này khiến pháp luật Việt Nam ở đôi chỗ còn khác xa so với thế giới, nhất là về khái niệm. Ở nhiều nƣớc, ngƣời ta đã đi đến việc định nghĩa các khái niệm theo cách tổng quát có tính hiện đại thì Việt Nam vẫn định nghĩa theo kiểu liệt kê cho dễ hiểu. Ví dụ điển hình là sự liệt kê 14 hành vi thƣơng mại, trong đó có 13 hành vi cung cấp dịch vụ thƣơng mại ở điều 45 Luật Thƣơng mại 1997. Sự khác nhau này đã gây rất nhiều khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà trƣớc mắt là việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành các cam kết của Việt Nam với các nƣớc nhƣ Công ƣớc New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài, Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ. Có thể thấy rằng, cách tiếp cận thƣơng mại theo nghĩa hẹp sẽ dẫn đến khó khăn trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện các công ƣớc quốc tế và các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng mà ví dụ điển hình là việc ký kết và thực hiện các cam kết của Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ. Chúng ta mất 4 năm trong đó lại mất 70% thời gian để đàm phán về mặt nguyên tắc ký kết Hiệp định.
Ngay từ đầu, Mỹ đã đề nghị đàm phán, ký kết dựa trên chuẩn mực của WTO và một số diễn đàn khác, song do nhiều lý do, trong đó có cả lý do cách tiếp cận khái niệm thƣơng mại của Việt Nam nên mãi chúng ta mới đi đến đƣợc thỏa thuận về nguyên tắc đàm phán đó.
Với sự nỗ lực điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tiến trình gia nhập WTO, theo kết quả rà soát của các cơ quan chức năng cho thấy: Nhiều quy định của Pháp luật Việt Nam cơ bản thống nhất với các điều kiện của WTO nhờ việc đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội và sự nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành trong việc xây dựng pháp luật và ban hành văn bản pháp quy trong suốt cả thời gian vừa qua và hiện nay công việc này vẫn còn đang tiếp tục. Cho đến nay, chƣa có điều ƣớc quốc tế nào trong lịch sử Việt Nam mà việc ký kết đặt ra việc phải sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nƣớc nhƣ điều ƣớc quốc tế gia nhập WTO của Việt Nam. Những nỗ lực, rà soát, đối chiếu pháp luật trong nƣớc với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán gia nhập WTO đã đƣợc tiến hành liên tục kể từ năm 2000, qua đó, chúng ta có đƣợc bức tranh toàn diện về nhu cầu sửa đổi pháp luật phục vụ gia nhập WTO. Vì vậy, trong thời gian 3 năm tới cũng không phải sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật để thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO. Trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ có thể cần điều chỉnh một số quy định của Pháp luật điện ảnh, pháp lệnh bƣu chính, viễn thông, luật doanh nghiệp. Ngoài ra, những quy định của pháp luật liên quan đến tính minh bạch, công khai, có thể phải điều chỉnh một số nội dung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO tại các địa phƣơng. Về các văn bản pháp quy có thể phải điều chỉnh một số quy định liên quan đến các luật, pháp lệnh nói trên và ban hành một số văn bản cấp bộ, ngành để hƣớng dẫn cụ thể việc thi hành các cam kết của Việt Nam theo Bộ hồ sơ cam kết về điều kiện và quy chế thành viên WTO.