Nội dung cơ bản của Hiệp định chung về TMDV (GATS)

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 37)

Khuôn khổ chung của GATS nêu lên những nguyên tắc, quy định, thể chế chung điều chỉnh thƣơng mại dịch vụ trong phạm vi toàn cầu. Cụ thể GATS quy định rõ trong phần này về phạm vi áp dụng, nguyên tắc điều chỉnh và những miễn trừ chung với các quy định của GATS.

* Về phạm vi áp dụng

GATS quy định rõ ràng nó sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hình dịch vụ đƣợc giao dịch trên thế giới cũng nhƣ tất cả các phƣơng thức cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia mà nổi bật là có 4 phƣơng thức cung cấp chủ yếu sau:

Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh thổ một nƣớc thành viên sang lãnh thổ một nƣớc thành viên khác. Ví dụ nhƣ một công ty tƣ vấn tài chính của Mỹ tƣ vấn cho một công ty Việt Nam bằng điện thoại. Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới, còn ngƣời cung cấp dịch vụ không có mặt tại nƣớc nhận dịch vụ.

Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ - ngƣời tiêu dùng của một nƣớc thành viên (hoặc tài sản của họ) tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ của nƣớc thành viên khác. Ví dụ, ngƣời du lịch Việt Nam đi du lịch sang Trung Quốc và tiêu dùng các dịch vụ du lịch do các cá nhân và công ty Trung Quốc cung cấp. Tàu biển của Việt Nam đƣợc đƣa ra nƣớc ngoài để sửa chữa chính là việc Việt Nam đã nhập khẩu dịch vụ từ nƣớc ngoài.

Phương thức 3: Hiện diện thƣơng mại - một công ty nƣớc ngoài thành lập chi nhánh hoặc công ty con để cung cấp dịch vụ tại một nƣớc khác. Ví dụ một ngân hàng của Mỹ lập chi nhánh tại Việt Nam. Phƣơng thức này liên quan trực tiếp đến việc đầu tƣ tại thị trƣờng nƣớc khác để thiết lập công việc kinh doanh.

Phương thức 4: Sự hiện diện của thể nhân một nƣớc thành viên trực tiếp cung cấp dịch vụ tại nƣớc thành viên khác. Ví dụ, ca sỹ của Hàn quốc tới Việt Nam biểu diễn theo chƣơng trình do các nhà tổ chức Việt Nam thực hiện. Mục tiêu của GATS là coi dịch vụ là đối tƣợng điều chỉnh. Tƣơng tự nhƣ hàng hóa, dịch vụ cũng đƣợc đem ra trao đổi, mua bán nhằm thu lợi nhuận. Để tạo thuận lợi cho thƣơng mại hóa các hoạt động dịch vụ, GATS yêu cầu các nƣớc thành viên phải mở cửa cho thƣơng mại dịch vụ.

Thực hiện 4 phƣơng thức cung ứng dịch vụ nói trên chính là mở cửa về thƣơng mại dịch vụ. Thƣơng mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ thƣờng đƣợc hiểu là sự di chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của một quốc gia. Theo quan điểm của GATS, thƣơng mại dịch vụ không chỉ bao gồm việc cung cấp dịch vụ qua biên giới của quốc gia mà còn liên quan đến sự di chuyển nguồn vốn và lao động, bởi vì việc cung cấp dịch vụ cần có sự hiện diện của cá nhân ngƣời cung cấp hoặc của công ty cung cấp. Do vậy, việc một chi nhánh công ty bảo hiểm của nƣớc B có trụ sở ở nƣớc A bán bảo hiểm cho các công ty và cá nhân ở nƣớc A chính là việc xuất khẩu dịch vụ từ nƣớc B sang nƣớc A; những dịch vụ đƣợc cung cấp bởi cá nhân nƣớc B tại thị trƣờng nội địa của nƣớc A cũng đƣợc coi là một hoạt động xuất khẩu dịch vụ, mặc dù trong cả hai trƣờng hợp trên, cả ngƣời cung cấp và ngƣời tiêu dùng dịch vụ đều nằm trên lãnh thổ nƣớc A và không có sự dịch chuyển của bản thân dịch vụ qua biên giới quốc gia.

Việc yêu cầu các nƣớc mở cửa thị trƣờng cho thƣơng mại dịch vụ thế giới phát triển thông qua 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ với các nguyên tắc cơ bản của WTO về MFN, NT, kể cả cạnh tranh trong GATS dẫn đến việc

GATS sẽ có tác động lớn đến sự thay đổi và phát triển của pháp luật của các nƣớc thành viên. Ví dụ, một quốc gia khi gia nhập Hiệp định GATS, sẽ phải xem xét và điều chỉnh không chỉ các chính sách và luật pháp trong lĩnh vực dịch vụ mà còn cả những quy định đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, công việc kinh doanh của công ty nƣớc ngoài hay của ngƣời nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ nƣớc mình. Bởi vậy, những quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài và đối với cá nhân ngƣời nƣớc ngoài cũng trực tiếp liên quan đến các nghĩa vụ mà một nƣớc thành viên của Hiệp định GATS phải tuân thủ.

Nhƣ vậy, về mặt nguyên tắc, GATS - với mục đích tăng cƣờng tự do hóa thƣơng mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu- không đƣa ra định nghĩa về dịch vụ, dịch vụ thƣơng mại hay thƣơng mại dịch vụ một cách cụ thể, rạch ròi mà đƣa ra những nguyên tắc pháp lý để tiến hành thƣơng mại hóa các hoạt động dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Với cách quy định nhƣ vậy, nhiều ngƣời cho rằng 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ của GATS cũng chính là cách hiểu về thƣơng mại dịch vụ của WTO. Tuy nhiên, GATS không điều chỉnh tất cả các loại hình dịch vụ. GATS có loại trừ dịch vụ đƣợc cung cấp trong thi hành thẩm quyền của chính phủ., đó là những dịch vụ đƣợc cung cấp không trên cơ sở thương mại, cũng nhƣ không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều ngƣời cung cấp dịch vụ (điều I khoản 3 Hiệp định GATS). Những dịch vụ do các cơ quan chữ thập đỏ hay cơ quan nhân đạo quốc tế cung cấp là không trên cơ sở thƣơng mại, không vì mục đích lợi nhuận và bị loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của GATS. GATS cũng không điều chỉnh các dịch vụ công cộng mà các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ độc quyền thực hiện trong khuôn khổ thực thi quyền lực nhà nƣớc của mình. Những loại trừ nói trên khẳng định rằng, theo quan niệm của GATS, nói đến thƣơng mại dịch vụ là nói đến việc cung cấp dịch vụ, theo một hay tất cả 4 phƣơng thức trên, vì mục đích thƣơng mại, vì mục tiêu thu lợi nhuận, và để có đƣợc lợi nhuận

đó, các nhà cung cấp dịch vụ phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trƣờng quốc gia cũng nhƣ thị trƣờng thế giới.

Có thể nói, phạm vi điều chỉnh của GATS rất rộng, nó không chỉ giao dịch cổ truyền về dịch vụ qua biên giới mà còn bao gồm cả các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài cƣ trú tại lãnh thổ một quốc gia.

*) Về những miễn trừ chung đối với các quy định của GATS

- Hội nhập kinh tế: Khi các nƣớc kí với nhau những hiệp định thanh lập khu mậu dịch tự do hay liên minh kinh tế, họ đƣợc quyền đƣa ra một số quy định riêng về thƣơng mại dịch vụ trong nội bộ khu vực hay liên minh kinh tế đó. Những quy định riêng có này không nhất thiết phải phù hợp với các quy định của GATS.

- Trong trƣờng hợp bị đe doạ gây khó khăn đến nguồn tài chính trong nƣớc hay ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán (Xem điều 12 GATS), chính phủ nƣớc thành viên đƣợc phép không tuân theo một số quy định chung của GATS cũng nhƣ các cam kết cụ thể của mình để áp dụng các biện pháp cứu chữa khẩn cấp. Tuy nhiên, những biện pháp cứu chữa này không đƣợc kéo dài quá mức cần thiết và phải đảm bảo là:

+ Phù hợp với các quy định của MFN;

+ áp dụng không phân biệt đối xử giữa các nƣớc thành viên;

+ Không gây ra những thiệt hại không cần thiết về lợi ích kinh tế, thƣơng mại, tài chính cho bất kỳ nƣớc thành viên nào;

- Các quy định về MFN, NT và các cam kết mở cửa thị trƣờng sẽ đƣợc loại trừ khi:

+ Liên quan đến lĩnh vực mua bán chính phủ không nhằm mục đích thƣơng mại (Điều B GATS);

+ Cần có sự bảo vệ các giá trị truyền thống về đạo đức xã hội, bảo vệ con ngƣời, động vật, thực vật, bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 12 GATS).

Phụ lục các vấn đề cụ thể là một trong 3 phần của GATS với những quy định điều chỉnh thƣơng mại dịch vụ không thể thiếu trong toàn bộ nội dung của GATS. Vì thƣơng mại dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh đa dạng và phức tạp cho nên các phụ lục về vấn đề cụ thể của thƣơng mại dịch vụ là rất cần thiết. Ví dụ: khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ các công ty tƣ vấn, các công ty du lịch, các hãng vận tải, bảo hiểm, thậm chí cả các cơ sở đào tạo đại học... cung cấp các dịch vụ theo cách thức rất không giống nhau. Chính phụ lục các vấn đề cụ thể sẽ giúp các nƣớc thành viên có cách tiếp cận thống nhất, cụ thể và dễ hiểu đối với từng bộ phận cấu thành riêng lẻ của tổng thể các quy định chung cho toàn ngành dịch vụ.

Hiện tại, GATS mới chỉ có 4 phụ lục về các vấn đề: Tài Chính, viễn thông cơ bản, vận tải hàng không và di chuyển của tự nhiên nhân. Trong tƣơng lai, với đặc thù đa dạng của thƣơng mại dịch vụ cũng nhƣ nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của ngành sản xuất có hàm lƣợng trí thức cao này, phụ lục về nhiều vấn đề thƣơng mại dịch vụ mới chắc chắn sẽ đƣợc các nƣớc đàm phán thoả thuận đƣa vào GATS, góp phần hoàn thiện thệ thống pháp lý điều chỉnh thƣơng mại nói chung và thƣơng mại dịch vụ nói riêng của WTO.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 37)