Phần cam kết chung

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 53)

Về cơ bản là nhƣ BTA. Trƣớc hết, công ty nƣớc ngoài không đƣợc hiện diện tại Việt Nam dƣới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó đƣợc ta cho phép trong từng ngành cụ thể (những ngành nhƣ vậy không nhiều). Ta cũng bảo lƣu những ƣu đãi đã dành cho các nhà cung cấp rằng hoạt động kinh doanh của họ không bị ảnh hƣởng bởi các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ. Ngoài ra, ta cho phép tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài đƣợc phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng mức độ mua cổ phần trong từng ngành phải phù hợp với mức độ cam kết của ngành đó trong Biểu cam kết dịch vụ (thí dụ, nếu ngành A ta chỉ cho phép thành lập liên doanh 51% vốn nƣớc ngoài thì tỷ lệ mua cổ phần của nƣớc ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành đó cũng không đƣợc quá 51%). Riêng ngân hàng, ta chỉ cho phép nƣớc ngoài đƣợc mua tối đa là 30% cổ phần.

Ta cho phép công ty nƣớc ngoài đƣa cán bộ quản lý và các chuyên gia có trình độ cao vào làm việc tại Việt Nam theo thông lệ của WTO nhƣng tối thiểu là 20% cán bộ quản lý của công ty phải là ngƣời Việt Nam. Ngoài ra, để đƣợc phép vào Việt Nam làm việc ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam về thủ tục xuất nhập cảnh và lƣu trú, cán bộ quản lý mà công ty nƣớc ngoài đƣa vào phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí đƣợc quy định rất rõ tại phần Cam kết chung.

Một điểm khác với BTA là ta đồng ý cam kết với đối tƣợng nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS) nhƣng chỉ đối với dịch vụ máy tính và dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là thể nhân nƣớc ngoài sang Việt Nam cung cấp dịch vụ theo hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Hình thức cung cấp dịch vụ này hiện khá phổ biến ở nƣớc ta nhƣng để bảo đảm sự chủ động cho ta trong việc ban hành các quy định về quản lý, Biểu cam kết đƣa ra những điều kiện rất chặt chẽ. Có ít nƣớc mới gia nhập bảo lƣu đƣợc các điều kiện cụ thể.

Ta bảo lƣu đƣợc phạm vi trợ cấp tƣơng đối rộng, trong đó có trợ cấp để tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số, trợ cấp vì mục tiêu nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho các doanh nghiệp cổ phần hoá.... Bảo lƣu này rộng hơn nhiều so với Trung Quốc khi gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)