Ban hành Luật cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 111)

liên quan

Việt Nam đã thực hiện đƣờng lối đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thep định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cạnh tranh không diễn ra trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhƣng lại là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiến pháp năm 1992 (đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2001) đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh và phát triển của kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta, đặt cơ sở cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng từ khi cạnh tranh đƣợc thừa nhận, các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã xuất hiện, đe dọa quyền kinh doanh, gây ra những hậu quả xấu cho môi trƣờng xung quanh, cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và cho ngƣời tiêu dùng. Trong khi đó, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cạnh tranh đã không đủ các chế định để

quản lý hoạt động cạnh tranh tinh vi, phức tạp của các doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Mặt khác, Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO/GATS là thƣơng mại quốc tế và việc cung ứng dịch vụ thƣơng mại trong phạm vi quốc tế phải đƣợc diễn ra theo các điều kiện công bằng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy ban hành luật cạnh tranh là hết sức cần thiết.

Trƣớc yêu cầu đó, Luật cạnh tranh đƣợc Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Luật cạnh tranh ra đời sẽ góp phần bảo vệ quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh, đồng thời duy trì và tạo lập một sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng. Với 6 chƣơng, 123 điều khoản, Luật Cạnh tranh là một trong những văn bản đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hƣớng cho nền kinh tế thị trƣờng đang hình thành và hội nhập ở nƣớc ta.

Phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh (quy định tại Điều 1 Luật cạnh tranh) bao gồm:

- Hành vi hạn chế cạnh tranh: là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trƣờng, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vụ trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế;

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng;

- Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh – vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật;

Đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh (quy định tại Điều 2 Luật cạnh tranh) bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động ở Việt Nam;

- Hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam, trong đó bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp.

Các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm trong luật bao gồm: các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (Điều 8) [5; tr16 - 28]. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm: các thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thoả thuận về việc phân chia thị trƣờng tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá hay dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ hay hạn chế đầu tƣ; thoả thuận áp đặt các điều kiện mua hoặc bán hàng hoá hoặc dịch vụ đối với các doanh nghiệp khác hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của hợp đồng; thoả thuận ngăn cản, kìm hãm hoặc không cho các doanh nghiệp khác tham gia thị trƣờng hoặc phát triển kinh doanh; thoả thuận nhằm loại bỏ thị trƣờng các doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; và thông đồng để một hoặc các bên thoả thuận thắng thầu trong trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Ba thoả thuận hạn chế cạnh tranh cuối cùng trong các loại nêu trên là các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối. Các loại khác bị cấm nếu thị phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan của các bên tham gia thoả thuận chiếm trên 30% trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 10. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng đƣợc quy định tại Điều 13 của Luật này và các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền đƣợc quy định tại Điều 14. Tập trung kinh tế (sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh và các hành vi tập trung kinh tế khác) bị cấm theo Điều 18 nếu thị phần kết hợp của

các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trƣờng liên quan.

Có 3 trƣờng hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm là: i) sau khi thực hiện tập trung kinh tế các doanh nghiệp vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Điều 18) [5; tr24]; ii) một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc iii) tập trung kinh tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, hoặc có tác dụng mở rộng xuất khẩu nhƣ quy định tại Điều 19. Các trƣờng hợp tập trung kinh tế phải đƣợc thông báo trƣớc khi tiến hành nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tập trung kinh tế chiếm từ 30% đến 50% trên thị trƣờng liên quan, trừ trƣờng hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thủ tục thông báo việc tập trung kinh tế đƣợc quy định trong các điều từ Điều 21 tới Điều 38 của Luật cạnh tranh [5; tr25 - 36].

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc quy định tại Chƣơng III của Luật Cạnh tranh bao gồm việc cung cấp chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo hoặc khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính (mô hình kim tự tháp); và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4, Điều 3 của Luật Cạnh tranh do Chính phủ quy định [5; tr36 - 42].

Luật Cạnh tranh quy định về các trình tự, thủ tục điều tra, về phiên điều trần, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, các hìn thức xử lý vi phạm. Các tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại các hành vi vi phạm quy định về cạnh trạnh với Cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 58 khoản 1). Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm điều tra sơ bộ nhằm xác định dấu hiệu vi phạm (Điều 59 và 86) [5; tr49, 75]. Trong trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm thì sẽ tiến hành điều tra chính thức (Điều 87). Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có

thể tự mình tiến hành điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Sau khi kết thúc điều tra, báo cáo điều tra đƣợc chuyển đến Hội đồng Cạnh tranh (Điều 93) [5; tr79], Hội đồng cạnh tranh sẽ thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định hoặc là sẽ mở phiên điều trần, hoặc là sẽ trả lạ hồ sơ cho cơ quan quản lý cạnh tranh để điều tra bổ sung. Hoặc là đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh (Điều 99 và 100). Phiên điều trần đƣợc tổ chức công khai. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định bằng cách bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số (Điều 104) [5; tr84]. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại điều 107 (Điều 106). Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể đƣụơc khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh và Quyết định của Cơ quan quản lý cạnh tranh đƣợc khiếu nại tới Bộ Thƣơng mại (Điều 107) (nay là Bộ Công Thƣơng) [5; tr 86]. Nếu các bên không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định của Hội đồng cạnh tranh hay Bộ Thƣơng mại, các bên liên quan có thể khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hay toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại tại Toàn án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thẩm quyền (Điều 115) [5; tr91]. Việc thực thi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đƣợc thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có trụ sở, nơi cƣ trú của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Để nhanh chóng đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống, tính đến tháng 1 năm 2007 các cơ quan chức năng đã ban hành 06 văn bản hướng dẫn về một số nội dung mang tính chất kỹ thuật chưa được quy định chi tiết trong Luật. Các văn bản này bao gồm:

- Nghị định số 05/2006/NĐ - CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

- Nghị định số 06/2006/NĐ - CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.

- Nghị định số 116/2005/NĐ - CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

- Nghị định số 120/2005/NĐ - CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

- Nghị định số 110/2005/NĐ - CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

- Thông tƣ số 19/2005/TT - BTM ngày 08/11/2005 hƣớng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ - CP.

Có thể nói hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh đã tƣơng đối hoàn thiện. Trên cơ sở các quy định này, một mặt, Cục quản lý cạnh tranh tiến hành thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc liên quan đến các hành vi phản cạnh tranh, mặt khác, Cục tích cực triển khai các chƣơng trình phổ biến pháp luật, tham vấn và giải đáp các vƣớng mắc liên quan đến Luật Cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp định hình chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 111)