Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thương mạ

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 102)

mại dịch vụ

Thƣơng mại dịch vụ trên thế giới ngày càng phát triển, nhiều loại dịch

vụ mới phát sinh, cũng nhƣ nội dung của mỗi loại dịch vụ cũng đa dạng và mở rộng. Một số văn bản quy phạm pháp luật về thƣơng mại dịch vụ đƣợc ban hành trƣớc năm 1995 (khi WTO chƣa ra đời), hoặc ban hành sau năm 1995 nhƣng chƣa lƣờng hết đƣợc những điểm mới phát sinh của thƣơng mại dịch vụ, do đó có những quy định của pháp luật tỏ ra cứng nhắc, còn mang tính thủ tục, chồng chéo, chƣa bảo đảm mở cửa cho hoạt động thƣơng mại dịch vụ. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cũ theo hƣớng tƣơng thích với quy định của WTO nhƣng phải phù hợp với lộ trình cam kết của Việt Nam.

*) Điều chỉnh Luật thương mại

Luật Thƣơng mại năm 1997 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng. Luật Thƣơng mại quy định (điều chỉnh ) các hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam cũng nhƣ các hoạt đông thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc. Luật Thƣơng mại năm 1997 đã thể chế hoá đƣờng lối chính sách về thƣơng mại của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới; tạo nền tảng pháp luật vững chắc cho các hoạt động thƣơng mại hình thành và phát triển. Luật Thƣơng mại đã trở thành đạo luật xƣơng sống điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại tƣơng thích, tạo cơ sở pháp luật ổn định cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, sau hơn 7 năm triển khai thi hàn luật Thƣơng mại, cùng với các thành tựu đạt đƣợc, Luật Thƣơng mại năm 1997 đã bộc lộ một số bất cập: phạm vi điều chỉnh hẹp; một số vấn đề đƣợc quy định trong luật trở nên lạc hậu so với yêu cầu của sự phát triển nền thƣơng mại trong nƣớc cũng nhƣ yêu cầu của thực tiễn thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt trong tiến trình Việt Nam gia

nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) đã đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc sửa đổi Luật Thƣơng mại năm 1997.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, ngày 14 - 06 - 2005 Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Thƣơng mại (gọi là Luật Thƣơng mại năm 2005). Luật này có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2006, thay thế luật Thƣơng mại năm 1997.

Việc xây dựng Luật Thƣơng mại năm 2005 đƣợc thực hiện trên cơ sở: Tổng kết 7 năm thực hiện Luật Thƣơng mại năm 1997; các cam kết quốc tế của Việt Nam; Thực tiễn hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng Việt Nam. Vì đƣợc xây dựng trên cơ sở đó nên Luật năm 2005 đạt đƣợc những mục tiêu quan trọng nhƣ: Khắc phục đƣợc những bất cập trong điều tiết hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng; xử lý những chồng lấn giữa những văn bản pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động thƣơng mại; đƣa ra những quy định điều chỉnh hoạt động thƣơng mại của Việt Nam tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế; kịp thời đƣa ra quy định điều chỉnh những hoạt động thƣơng mại lên thành luật; kịp thời xây dựng hành lang pháp lý để thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.

Luật Thƣơng mại năm 2005 có phạm vi điều chỉnh rộng, không bị giới hạn trong 14 hành vi thƣơng mại của Luật Thƣơng mại năm 1997. Luật mới điều chỉnh tất cả hoạt động thƣơng mại bao gồm cả dịch vụ và đầu tƣ phù hợp với quy định của WTO và UNCITRAL. Việc xác định rõ ràng nguyên tắc điều chỉnh tất cả các hoạt động sinh lời và áp dụng cho tất cả các đối tƣợng có thực hiện hoạt động thƣơng mại hoặc có liên quan đến hoạt động thƣơng mại.

Luật Thƣơng mại năm 2005 gồm 9 chƣơng, 324 điều (so với Luật Thƣơng mại 1997 có 6 chƣơng, 264 điều), trong đó có 96 điều trong Luật Thƣơng mại năm 1997 đƣợc bãi bỏ, 149 điều đƣợc sửa đổi và 143 điều đƣợc bổ sung mới.

Về đối tƣợng áp dụng, luật 2005 đã mở rộng đối tƣợng áp dụng Luật, không chỉ bao gồm thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại nhƣ cũ mà còn áp

dụng cho cả tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thƣơng mại. Luật Thƣơng mại 2005 có điểm khác biệt với luật 1997 ở chỗ đối tƣợng thƣơng nhân đã đƣợc mở rộng khái niệm để bao trùm toàn bộ những chủ thể có hoạt động thƣơng mại [7; tr24]. Điều này tạo điều kiện cho các cơ quan thực thi pháp luật dễ áp dụng và triển khai trên thực tế.

Luật Thƣơng mại năm 2005 đƣợc xây dựng với tinh thần mở rộng khái niệm thƣơng mại. Việc mở rộng khái niệm thƣơng mại đã giúp hài hoà nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thƣơng mại của Việt Nam với chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, khái niệm hoạt động thƣơng mại của Việt Nam hiện đã bao trùm các lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ và các khía cạnh thƣơng mại của đầu tƣ và sở hữu trí tuệ [7; tr21]. Việc mở rộng này còn giúp cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế đƣợc thực hiện dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho Việt Nam thực thi đƣợc cam kết cho thi hành phán quyết của Trọng tài nƣớc ngoài liên quan đến thƣơng mại tại Việt Nam.

Việc Luật thƣơng mại năm 2005 thừa nhận và thể chế những nguyên tắc nhƣ: Bình đẳng trƣớc pháp luật của thƣơng nhân trong hoạt động thƣơng mại; Tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thƣơng mại; áp dụng thói quen trong hoạt động thƣơng mại đƣợc thiết lập giữa các bên; Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời tiêu dùng; Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thƣơng mại… đã giúp xác định rõ cơ chế quản lý hoạt động thƣơng mại cũng nhƣ giúp các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động thƣơng mại biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình [7; tr26]. Hơn nữa, việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp và dữ liệu là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam có thể triển khai thƣơng mại điện tử trong thời gian tới.

Ngoài ra, Luật Thƣơng mại 2005 xác định các hình thức và quyền hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam. So với Luật Thƣơng mại năm 1997, Luật Thƣơng mại 2005 bổ sung thêm hai hình thức hoạt động bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài [7; tr31]. Sự bổ sung này là phù hợp với quy định của các điều ƣớc

quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Mặt khác, các hoạt động khuyến mãi trƣớc đây chỉ có 6 điều trong Luật Thƣơng mại 1997 nay đã đƣợc bổ sung và sửa đổi thành 14 điều [7; tr60 - 67]; quảng cáo thƣơng mại tăng từ 12 (Luật Thƣơng mại 1997) lên 15 điều [7; tr67 - 73]; Trƣng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tăng từ 10 lên 12 điều [7; tr73 - 78]; Hội chợ; triển lãm thƣơng mại tăng từ 11 lên 12 điều [7; tr78 - 84]. Nhiều nội dung mới đƣợc đƣa vào nhƣ: bổ sung các hình thức khuyến mãi, làm rõ các thông tin phải thông báo công khai trong hoạt động khuyến mại; bảo hội quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thƣơng mại; ghi nhận thêm hoạt động dịch vụ cũng đƣợc giới thiệu và bổ sung hình thức trƣng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ qua Internet; trách nhiệm của các bên trong hoạt động hội chợ, triển lãm…

*) Bên cạnh Luật thương mại, một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khác liên quan cũng được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với WTO:

Những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt đƣợc trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc có sự đóng góp tích cực của khu vực tài chính. Môi trƣờng tài chính từng bƣớc đổi mới và lành mạnh hoá, tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia ngày càng đƣợc củng cố và phát triển. Chính sách tài chính - Ngân sách, chính sách thuế, phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng dịch vụ tài chính đã động viên, huy động đƣợc các nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc để sử dụng có hiệu quả cho đầu tƣ phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô.

Về chính sách tài chính ngân sách: Luật Ngân sách nhà nƣớc (sửa đổi) năm 2002 đã góp phần đổi mới hệ thống cơ chế quản lý Ngân sách nhà nƣớc (NSNN), từng bƣớc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng góp phần huy động đầu tƣ xã hội; thực hiện quản lý an toàn dƣ nợ chính phủ, dƣ nợ quốc gia. Cân đối ngân sách Nhà nƣớc đƣợc điều hành nhất quán đảm bảo

nguyên tắc tích cực, thúc đẩy tăng trƣởng, góp phần giữ ổn định cân đối vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Việc cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đƣợc đẩy mạnh. Thực hiện đổi mới phân cấp. Thực hiện cơ chế trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Chính sách xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả, đã huy động đƣợc một bộ phận nguồn lực xã hội để phát triển các sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao. Công tác kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc, hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính đã đƣợc tăng cƣờng, thực hiện công khai minh bạch quyết toán và dự toán hàng năm.

Trên thực tế, đối với chính sách tài chính thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực thi cam kết về thuế quan, thuế xuất khẩu, thực hiện đầy đủ Hiệp định xác định trị giá hải quan của WTO, thực hiện chính sách giá theo cơ chế thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng dịch vụ tài chính. Việc thực thi các hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ (BTA), cam kết tự do hoá khu vực CEPT/AFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) cũng đƣợc Việt Nam đảm bảo theo cam kết đã ký.

Hoàn thiện chính sách thuế: Sau hơn 20 năm cải cách, đến nay Việt Nam đã hình thành hệ thống chính sách thuế khá đầy đủ, bao quát đƣợc hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng. Hệ thống chính sách Thuế đã bao gồm các sắc thuế cơ bản nhƣ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế môn bài, các loại phí, lệ phí. Với hệ thống thuế tƣơng đối hoàn chỉnh, thuế đã trở thành công cụ đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho NSNN, là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nƣớc góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu

tƣ, khuyến khích xuất khẩu, đổi mới khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng thu NSNN ngày càng tăng và có tốc độ tăng trƣờng năm sau cao hơn năm trƣớc, tỷ lệ động viên khoảng 21%GDP, tốc độ tăng trƣởng bình quân thu NSNN trong 5 năm từ 2002 - 2007 đạt 17%.

Về cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước: Đến nay, có thể nói quá trình cổ phần hoá và cải cách khu vực DNNN đã thu đƣợc những kết quả quan trọng. Khung pháp lý về sắp xếp, cổ phần hoá DNNN đã liên tục đƣợc hoàn thiện và phù hợp với tiến trình cải cách, thúc đẩy công tác chuyển đổi sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc, đặc biệt là việc bán cổ phần lần đầu thông qua phƣơng thức đấu giá đã xóa bỏ cơ chế cổ phần hoá khép kín trong doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ, cùng với việc tiến hành cổ phần hoá một số lƣợng lớn các DNNN, các doanh nghiệp cũng đã thay đổi cách thức quản trị công ty, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và giảm gánh nặng cho NSNN. Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá đƣợc xác định giá trị và thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và các tổ chức tài chính trung gian. Cách thức này không chỉ góp phần nâng cao tính khách quan, minh bạch của quá trình cổ phần hoá mà còn gắn kết hơn nữa quá trình cổ phần hoá với phát triển thị trƣờng chứng khoán trong thời gian qua. Thông qua việc bán cổ phần ra bên ngoài, doanh nghiệp cổ phần hoá đã chủ động lựa chọn đƣợc nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, đã có một số Tổng công ty lớn đƣợc cổ phần hoá nhƣ: Tông Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty Thƣơng mại xây dựng, Tổng công ty Điện tử tin học, Tổng công ty Bảo hiểm... Một số tập đoàn kinh tế lớn đã đƣợc hình thành nhƣ: Tập đoàn Dầu khí, điện lực, Bƣu chính viễn thông, Than khoáng sản, Công nghiệp Tàu thuỷ, Dệt may, Công nghiệp cao su, Tập đoàn Tài chính bảo hiểm Việt Nam.

Một số doanh nghiệp và Tổng công ty lớn cũng đã và đang hoàn tất việc cổ phần hoá nhƣ: Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Tổng Công ty Rƣợu bia, nƣớc giải khát Sài Gòn và Hà Nội.. Trong năm 2008 và các năm tới, sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này.

Phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán: Sau 7 năm đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bƣớc phát triển ổn định. Thị trƣờng đã thực sự khởi sắc và phát triển khá ổn định trong hai năm gần đây tạo tiền đề cho bƣớc phát triển tiếp theo. Thông qua TTCK hoạt động huy động vốn đƣợc tăng cƣờng đóng góp tích cực cho việc phát triển doanh nghiệp và tăng trƣởng kinh tế. Các chính sách, giải pháp đề ra qua quá trình áp dụng, điều chỉnh đã khẳng định sự nắm bắt và chủ động hơn trong điều hành thị trƣờng gắn với hoạt động chung của nền kinh tế.

Sau một thời gian hoạt động, nhằm góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, đồng thời khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ. Điều này rất quan trọng vì tạo ra môi trƣờng pháp luật ổn định cho các nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, Luật Chứng khoán đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 là một tất yếu. Bao gồm 11 chƣơng với 136 điều, Luật Chứng khoán tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trƣờng, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trƣờng. Điều quan trọng, Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hội nhập với thị trƣờng khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động đầu tƣ gián tiếp có khả năng khơi thông nguồn vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tƣ Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về quy mô thị trƣờng, đến nay đã có khoảng trên dƣới 300 công ty đƣợc cấp phép niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, tổng giá trị vốn hoá thị trƣờng cổ phiếu trên cả 2 sản giao dịch xấp xỉ 40% GDP. Nhìn chung, các

doanh nghiệp sau cổ phần hoá và niêm yết trên TTCK luôn giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng và lợi nhuận khá tốt.

Các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK cũng tăng nhanh về số lƣợng, và từng bƣớc nâng cao về mặt chất lƣợng.

Thị trƣờng trái phiếu của Việt Nam cũng khá phát triển với nhiều loại

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 102)