Bên cạnh những thuận lợi kể trên, gia nhập WTO còn tạo ra những thách thức lớn bởi thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam vẫn còn là một điều mới mẻ, một khái niệm chƣa thực sự rõ ràng, cụ thể.
Thứ nhất, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ hơn, gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, đó là môi trƣờng kinh doanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nƣớc, giữa doanh nghiệp nƣớc ta với doanh nghiệp các nƣớc. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp, cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nƣớc với nhà nƣớc trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lƣợc phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tƣ bên ngoài. Chiến lƣợc phát triển có phát huy đƣợc lợi thế so sánh hay không, có thể hiện đƣợc khả năng vƣợt trội trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không và chính sách quản lý có tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh, đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi hay không... Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên sẽ tạo nên sức cạnh tranh toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia.
Thứ hai, sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, những biến động trên thị trƣờng dịch vụ tài chính tiền tệ, thị trƣờng dịch vụ hàng hoá quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trƣờng dịch vụ trong nƣớc, tiềm ẩn nguy cơ không kiểm soát đƣợc thị trƣờng.
Thứ ba, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nƣớc ta (bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nƣớc, quản trị doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực) còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hội nhập. Đây cũng là một cản trở cho công cuộc hội nhập, việc nâng cao năng lực cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác hội nhập là đòi hỏi cần thiết để thực hiện tốt công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tƣ, chính sách về thƣơng mại nói chung và về thƣơng mại dịch vụ nói riêng chƣa thích ứng đƣợc với sự biến chuyển của tình hình, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thể hiện ở luật pháp về thƣơng mại và thƣơng mại dịch vụ của nƣớc ta có nhiều điều chƣa thích hợp, thủ tục hành chính còn rƣờm rà, môi trƣờng đầu tƣ chƣa đƣợc lành mạnh, các cơ sở quốc doanh đều hoạt động kém hiệu quả. Nhiều lĩnh vực dịch vụ Việt Nam có điểm xuất phát thấp về trình độ phát triển thị trƣờng, về quy mô doanh nghiệp dịch vụ, về vốn, về kỹ thuật và công nghệ, về kinh nghiệm quản lý và kinh doanh,... mặt khác lại phải chịu cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp dịch vụ nƣớc ngoài vƣợt trội về các tiêu chí nêu trên.
Thứ năm, tiềm lực tài chính so với các tập đoàn kinh tế quốc tế còn quá nhỏ bé, mô hình kinh doanh dịch vụ thiếu tính đa dạng, chất lƣợng dịch vụ thấp và thiếu tính chuyên nghiệp. Do vậy, thƣơng mại dịch vụ Việt Nam có thể gặp nhiều rủi ro nhƣ giảm thị phần, trong giới hạn nào đó, thậm chí đổ vỡ, phá sản.
Nhƣ vậy, gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lƣợng vật chất trên thị trƣờng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhƣng tác động của nó đến
đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vƣơn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng đƣợc cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vƣợt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngƣợc lại, không tận dụng đƣợc cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nƣớc, tinh thần tự lực tự cƣờng của toàn dân tộc là quyết định nhất.
Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nƣớc gia nhập WTO cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức.