Việt Nam khi gia nhập WTO
Gia nhập WTO là tham gia sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ cũng không nằm ngoài tiến trình đó. Tham gia vào WTO giúp các nƣớc tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của mình, tăng trƣởng kinh tế, tạo cho nền kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn. Theo đó, sức cạnh tranh dịch vụ đƣợc nâng cao. Đồng thời, quá trình này cũng tạo ra cơ hội rất lớn cho các nƣớc đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá và tham gia có hiệu quả hơn vào phân công lao động quốc tế. Bên cạnh mặt thuận, toàn cầu hoá kinh tế cũng có những mặt nghịch, đó là sự lệ thuộc ngày càng tăng của các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển vào các thành tố có độ ổn định kém của kinh tế toàn cầu nhƣ luồng vốn đầu tƣ và thị trƣờng tài chính,...
Nhận thức rõ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng tháng 4 năm 2001) và thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trƣờng, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phƣơng (mở cửa thị trƣờng) và đa phƣơng (thực hiện các hiệp định của WTO). Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức đƣợc kết nạp vào tổ chức Thƣơng mại thế giới. Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nƣớc và cả những thách thức cần phải vƣợt qua khi Việt Nam đƣợc tham gia vào tổ chức thƣơng mại toàn cầu.