Thứ nhất, Việt Nam đƣợc tiếp cận với thị trƣờng dịch vụ và không bị phân biệt đối xử ở tất cả các nƣớc thành viên với mức thuế nhập khẩu đã đƣợc cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nƣớc mở cửa theo các Nghị định gia nhập của các nƣớc này. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và trong tƣơng lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, chúng ta sẽ mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn nhƣ nền kinh tế nƣớc ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố đảm bảo tăng trƣởng.
Thứ hai, với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trƣờng kinh doanh của nƣớc ta ngày càng đƣợc cải thiện. Đây không những là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nƣớc mà còn thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, bảo đảm tốc độ tăng trƣởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nƣớc ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động, trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thứ ba, khi gia nhập WTO chúng ta có đƣợc vị thế bình đẳng nhƣ các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thƣơng mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, của đất nƣớc,. Đƣơng
nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lƣợng và năng lực quản lý điều hành của ta.
Thứ tƣ, gia nhập WTO, dịch vụ của Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng sự đối xử bình đẳng khi tiếp cận thị trƣờng của tất cả các thành viên WTO, chí ít là cũng bình đẳng theo các chuẩn mực của WTO; uy tín và vị thế của từng lĩnh vực trên thị trƣờng dịch vụ khu vực và thế giới tăng mạnh, mang lại rất nhiều lợi thế trong việc khai thác, sử dụng từng loại dịch vụ. Từ đó, Việt Nam có thêm động lực thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ, nâng cao tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của mình, để mỗi ngành dịch vụ vƣơn lên, thích nghi, tự hoàn thiện và phát triển với tốc độ cao hơn. Đồng thời ta sẽ có cơ hội sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để đấu tranh bình đẳng với các đối tác thƣơng mại lớn, hạn chế đƣợc việc sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử, trái quy định của WTO đối với thƣơng mại dịch vụ.
Thứ năm, với tƣ cách là thành viên của WTO, Việt Nam có cơ hội để cùng các nƣớc đang phát triển khác trong WTO đƣợc tham gia các cuộc đàm phán quốc tế, xây dựng những quy định, quy tắc của WTO, tránh sự áp đặt đơn phƣơng, bất bình đẳng của các nƣớc khác. Việt Nam có cơ hội tiếp cận với hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể bị các nƣớc lớn chèn ép khi xảy ra các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Nếu trƣớc kia các quy định của GATT còn nhiều hạn chế với đặc trƣng là thiếu cơ chế đảm bảo các nghị quyết đƣợc thực hiện thì ở WTO, đƣợc xem nhƣ một “Liên hợp quốc” trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, mà trong đó mỗi quốc gia thành viên đều có một phiếu bầu, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã đảm bảo mục tiêu công bằng hơn, thống nhất và chắc chắn hơn; đảm bảo một quy trình, thủ tục và thời gian biểu chặt chẽ cho việc giải quyết tranh chấp; đảm bảo có đƣợc kết luận đúng cho tranh chấp.
Thứ sáu, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ nƣớc bạn nhƣ: có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm từ các nƣớc công nghiệp phát triển có
trình độ dịch vụ văn minh cao, có điều kiện tiếp cận thị trƣờng dịch vụ quốc tế rộng mở, huy động thêm các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển. Bƣớc trƣởng thành và kinh nghiệm của các lĩnh vực dịch vụ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc sẽ giúp các doanh nghiệp dịch vụ giảm thiểu rủi ro, đứng vững khi hội nhập, vƣợt qua thử thách và phát triển; tiếp nhận nguồn vốn đầu tƣ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, phƣơng pháp và kinh nghiệm quản lý... từ bên ngoài. Khi mở cửa nền kinh tế, tham gia WTO, tham gia thị trƣờng toàn cầu, các luồng vốn đầu tƣ, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực trong nƣớc có cơ hội giao lƣu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Trong sự giao lƣu và phân công, phân công lại mang tính thị trƣờng nhƣ vậy, tất yếu thị trƣờng trong nƣớc đƣợc tiếp nhận những yếu tố tiên tiến, vƣợt trội về khoa học - công nghệ, khoa học quản lý, tiếp thị, đồng thời nguồn nhân lực trong nƣớc đƣợc đào tạo, đƣợc cọ xát, học hỏi tiếp thu những thành quả tinh hoa của các nền kinh tế phát triển hơn.
Thứ bảy, mở cửa thị trƣờng dịch vụ sẽ là một tín hiệu rất mạnh về quyết tâm đổi mới của ta, qua đó góp phần thúc đẩy đầu tƣ trong nƣớc và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo thêm năng lực sản xuất mới. Nếu có sự chuẩn bị tốt và tận dụng linh hoạt các công cụ mà ta bảo lƣu đƣợc trong Biểu cam kết dịch vụ, tác động của việc mở cửa thị trƣờng là có thể kiểm soát đƣợc. Chính phủ cũng nhận thức đƣợc rằng, việc bảo lƣu đƣợc một số hạn chế về mở cửa thị trƣờng các ngành nhƣ bán lẻ và ngân hàng không có nghĩa là sẽ cứng nhắc lạm dụng các hạn chế đó bởi tƣơng tự nhƣ khi giảm thuế nhập khẩu, nhiều ngành sản xuất trong nƣớc sẽ đƣợc lợi vì có thể tiếp cận nguyên vật liệu đầu vào với chi phí rẻ, việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ cũng mang lại lợi ích tƣơng tự, thậm chí lớn hơn, nhất là khi dịch vụ đó là dịch vụ cơ bản, có ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế (nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, giao thông vận tải,....)
Thứ tám, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ sẽ làm chi phí sản xuất và chi phí giao dịch nói chung giảm, giúp các ngành sản xuất trong nƣớc nâng
cao khả năng cạnh tranh. Theo hƣớng đó, Chính phủ chủ trƣơng nhìn nhận một cách cân đối về thách thức và tác động của việc mở cửa thị trƣờng trong cả lĩnh vực dịch vụ và hàng hoá. Thách thức của doanh nghiệp này, ngành này có thể là cơ hội của doanh nghiệp khác, ngành khác và ngƣợc lại. Theo hƣớng đó, sẽ không lạm dụng hạn chế bảo lƣu đƣợc một số ngành để tránh tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh trong các ngành đó.
Cuối cùng, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội nâng cao vai trò và vị thế của mình trên trƣờng quốc tế, tham gia bình đẳng vào việc hoạch định các định chế thƣơng mại toàn cầu và nâng dần khả năng bảo vệ quyền lợi thƣơng mại của ta.