Cam kết của các quốc gia thành viên về Thƣơng mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 51)

Cam kết của các quốc gia thành viên chính là chƣơng trình quốc gia về mở cửa thị trƣờng thƣơng mại dịch vụ. Chƣơng trình quốc gia này chính là yếu tố thực chất bảo đảm cho việc tự do hoá thƣơng mại dịch vụ đƣợc diễn ra thông suốt trong phạm vi toàn cầu. Sau khi đƣợc thoả thuận của tất cả các bên có liên quan, danh mục cam kết này sẽ đƣợc ghi nhận vào danh mục mở cửa thị trƣờng dịch vụ của nƣớc chủ nhà, nó có giá trị ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý đối với nƣớc này nhƣ là cam kết thuế quan trong thƣơng mại hàng hoá của WTO. Chúng ta chỉ có thể bị loại bỏ hay thay đổi sau khi chính phủ hữu quan đƣa ra cam kết là đã tiến hành thƣơng lƣợng về đền bù cho các nƣớc bị ảnh hƣởng. Do đó, chƣơng trình cam kết cụ thể của chính phủ sẽ là điều kiện đảm bảo cho các nhà đầu tƣ, nhà xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ nƣớc ngoài có thể tiến hành kinh doanh dịch vụ một cách thuận lợi và an toàn hơn.

Mỗi danh mục cam kết thƣờng đƣợc chia làm 2 cấp độ: các cam kết chung cho mọi lĩnh vực dịch vụ và những cam kết cụ thể cho từng khu vực dịch vụ riêng lẻ. ở mỗi cấp độ, những cam kết bao gồm 3 phần: Giới hạn mức độ mở cửa thị trƣờng, giới hạn áp dụng quy chế quốc gia và những cam kết phụ thêm.

Một điểm cần đặc biệt chú ý là GATS cho phép các nƣớc, trong danh mục cam kết của mình, khi quy định khả năng tiếp cận thị trƣờng nội địa đối với các dịch vụ đến từ bên ngoài, đƣa ra những hạn chế thuộc các dạng sau:

- Giới hạn số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ; - Giới hạn tổng giá trị trao đổi dịch vụ;

- Giới hạn tổng số các hoạt động dịch vụ;

- Hạn chế các loại thực thể pháp lý (pháp nhân) hay các loại liên doanh đƣợc phép tiến hành kinh doanh;

- Giới hạn về tỷ lệ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong công ty cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, nhƣ đã nói ở trên, điều kiện áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia trong GATS khắc hẳn với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia trong thƣơng mại hàng hoá, đặc biệt là sự khác biệt về phạm vi và cách thức áp dụng cho những lĩnh vực dịch vụ cụ thể đã đƣợc ghi nhận trong danh mục cam kết của từng quốc gia, theo các điều kiện tuỳ ý đã đƣợc nêu. Nghĩa là mỗi nƣớc thành viên không bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc này khi chƣa đƣa ra cam kết đích danh cho khu vực dịch vụ nào đấy. Và, ngay cả khi cam kết, họ vẫn đƣợc phép đặt ra các hạn chế của nguyên tắc này trên mố số khía cạnh, đƣợc phép bảo lƣu quyền phân biệt đối xử giữa dịch vụ của nƣớc ngoài đối với dịch vụ nội địa trên những khía cạnh đó. Ví dụ: Trong chƣơng trình mở của cho thị trƣờng dịch vụ nay mai của Viêt Nam, Chính phủ có thể quy định mọi ngân hàng nƣớc ngoài vào hoạt động tại lãnh thổ của Việt Nam chỉ đƣợc phép mở một chi nhánh trong khi các ngân hàng trong nƣớc không bị hạn chế này. GATS đƣơng nhiên cho phép sự hạn chế này khi áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia đối với thƣơng mại dịch vụ.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO (Trang 51)