1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam

108 628 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

TS.Lê Văn Sang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 phần nhiều nói lên ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với các nước Đông Nam Á mà chưa có được những nghiên cứu, phân tích sâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _

Phạm Bích Ngọc

NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO

ĐẾN NAY VÀ GỢI Ý VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội, 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

_

Phạm Bích Ngọc

NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY VÀ GỢI Ý VỚI VIỆT

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính

sách thương mại quốc tế

1.3.7 Các công cụ khác của chính sách thương mại 30

Chương 2: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của

Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

32

2.1 Đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc 32 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách 35

Trang 4

thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO

2.2.1 Cải cách cơ cấu tổ chức quản lý hành chính phù hợp với

yêu cầu mới sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới

36

2.2.2 Xây dựng khung luật pháp quản lý xuất nhập khẩu phù

hợp với tình hình trong nước và cũng phù hợp với quy tắc của WTO

2.3 Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế

của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

2.3.8 Thực hiện chiến lược hàng hiệu 56

2.4 Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc với cuộc

khủng hoảng toàn cầu

58

Trang 5

2.5 Kết quả của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế

của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

68

2.5.1 Gia nhập WTO tạo động lực mới cho thương mại quốc

tế Trung Quốc

68

2.5.2 Cố gắng chuyển đổi phương thức tăng trưởng, thương

mại quốc tế của Trung Quốc phát triển theo hướng xuyên quốc gia

71

2.6 Những hạn chế trong việc điều chỉnh chính sách thương

mại quốc tế của Trung Quốc

73

Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 74

3.1 Bối cảnh của Việt Nam và thế giới khi Việt Nam gia nhập

WTO

74

3.1.2 Cơ hội và lợi ích từ việc gia nhập WTO 76

3.2 Cải cách chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam từ

sau khi gia nhập WTO

78

3.3.1 Chuyển hướng sang chiến lược hội nhập 82 3.3.2 Chuyển hướng cơ cấu xuất khẩu sang các ngành sử dụng

công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

83

3.3.3 Hạn chế xuất khẩu tài nguyên, các mặt hàng sử dụng

nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường

83

3.3.4 Nhập khẩu công nghệ tiên tiến 84

Trang 6

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4 FTA Hiệp định Thương mại tự do

5 GTGT Giá trị gia tăng

8 Nước ĐPT Nước đang phát triển

9 Nước PT Nước phát triển

10 R&D Nghiên cứu và phát triển

Trang 7

2 3.1 Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết WTO 71

3 3.2 Tỷ trọng các mặt hàng giảm thuế theo cam kết WTO 72

2 1.2 Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước lớn 24

3 1.3 Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước nhỏ 26

4 2.1 Tình hình cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu Trung Quốc từ năm

1 1 Chương trình nghị sự của thủ tướng về thương mại: Thương

mại phục vụ cho các gia đình Mỹ

16

2 2 Một số điều chỉnh và biện pháp chính sách cụ thể được sử

dụng ở tỉnh Quảng Tây khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO

53

Sơ đồ

1 1.1 Các công cụ chính sách thương mại phổ biến nhất 22

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 11-12-2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO chấm dứt quá trình đàm phán kéo dài 15 năm ròng rã, dài nhất trong lịch sử WTO Để đảm bảo có thể thực hiện tốt những cam kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có một số điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của mình Kết quả là, sau khi gia nhập WTO, việc đầu tiên của Trung Quốc là bước vào “Câu lạc bộ các nước đạt ngàn tỷ USD về tổng sản phẩm quốc nội” năm 2001 Chỉ 3 năm sau, đến năm 2004, với tổng kim ngạch thương mại đạt mức 1.154,8 tỷ USD, Trung Quốc lại trở thành thành viên “Câu lạc bộ các nước đạt ngàn tỷ USD về tổng kim ngạch thương mại”, mở ra con đường đưa Trung Quốc từ “nước lớn thương mại” thành “cường quốc thương mại” Đây mới chỉ là những thành quả đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế và công cuộc chinh phục thị trường toàn cầu của Trung Quốc trong vai trò là thành viên của WTO Đặc biệt tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế, nhưng tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm 2009 vẫn đạt 2.207,27 tỷ USD, giảm 13,9% so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm 2007 Vậy Trung Quốc đã làm gì để có thể hội nhập và phát triển như vậy?

Việc xem xét, phân tích nghiên cứu xem Trung Quốc đã đưa ra những điều chỉnh gì để đạt được kết quả thành công như vậy? tại sao lại điều chỉnh

và điều chỉnh như thế nào trong chính sách thương mại từ sau khi gia nhập WTO đến nay và có thể rút ra được những gợi mở gì cho Việt Nam trong giai đoạn đầu hội nhập WTO là rất cần thiết Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến 2 lần: lần thứ nhất là năm

2007, giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu; lần thứ hai là

Trang 9

2

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua Hơn nữa, chưa có một nghiên cứu hệ thống và đầy đủ nào ở Việt Nam về vấn đề này Do đó, việc nghiên cứu đề tài trở nên cần thiết

2 Tình hình nghiên cứu

Trong nước

Nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là môt việc làm rất có ý nghĩa Ở nước ta, giới nghiên cứu đã tốn khá nhiều giấy mực cho

đề tài này xong chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về

Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam Á của TS Đỗ Tiến

Sâm – PGS TS.Lê Văn Sang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 phần nhiều nói lên ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với các nước Đông Nam Á mà chưa có được những nghiên cứu, phân tích sâu những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc sau khi gia nhập

WTO “Chính sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và Bài học của Trung Quốc” do CIEM và UNDP nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm của Trung Quốc

trong hoạt động ngoại thương kể từ năm 1979 đến nay Nghiên cứu nêu lên được thực trạng phát triển của khu vực ngoại thương, chính sách thương mại

ở Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc gia nhập WTO nhưng từ năm

1979 và dừng lại ở năm 2002 – năm Trung Quốc gia nhập WTO được 1 năm nên chưa thể đánh giá được những thay đổi trong chính sách thương mại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước Trung Quốc một cách chính xác

Còn cuốn “Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì?” của TS Nguyễn

Kim Bảo, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006 tuy đã nghiên cứu và phân tích được những điều chỉnh chính sách và biện pháp sau khi gia nhập WTO nhưng chỉ dừng lại ở 3 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO

Trong Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có những luận văn viết về điều chỉnh chính sách thương mại như luận văn “Điều

Trang 10

3

chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà bảo vệ năm 2008 Trên cơ sở phân tích, tổng kết, đánh giá những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO, luận văn chỉ ra những điểm hợp lý và những bất cập còn tồn tại cần điều chỉnh trong quá trình hội nhập WTO Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO Nhưng năm 2008, Việt Nam mới chỉ gia nhập WTO được 1 năm nên chưa thể nhận diện và đánh giá chính xác được tình hình

Nước ngoài

Có một số học giả Trung Quốc có các bài nghiên cứu liên quan đến vấn

đề này nhưng chưa có bài viết nào có những thống kê, nghiên cứu tổng thể về những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay “中国在 WTO 中的定位,作用和策略”(Vị trí, vai trò và sách lược của Trung Quốc trong WTO) của 屠新泉 (Đồ Tân Tuyền),Nxb Đại học Kinh tế thương mại quốc tế, Trung Quốc, 2005 cho rằng: chính sách thương mại là một vấn đề chứa nhiều tranh cãi và mâu thuẫn,

lý luận về tự do thương mại và thực tế bảo hộ có một khoảng cách rất lớn Chính sách thương mại có quan hệ mật thiết tới chính trị trong nước, những

cọ sát trong thương mại quốc tế thường có xu hướng chính trị hóa và mang thuộc tính chủ quyền trong chính sách thương mại “WTO 框架下中国贸易政策与产业政策的协调”(Điều chỉnh chính sách thương mại và chính sách ngành nghề của Trung Quốc trong khung WTO) của 田玉红 (Điền Ngọc Hồng), Nxb Nhân dân, Bắc Kinh, 2009 đã nghiên cứu, phân tích cắt lát những điều chỉnh chính sách các ngành truyền thống, các ngành non trẻ, các ngành

kỹ thuật cao, các ngành bảo vệ môi trường Trung Quốc trong khung WTO

“中国对外贸易三十年”(30 năm thương mại quốc tế Trung Quốc) của 傅

自应 (Phó Tự Ưng) chủ biên, Nxb Tài chính kinh tế Trung Quốc, 2008

Trang 11

4

nghiên cứu, phân tích theo chiều dọc thương mại quốc tế Trung Quốc trong suốt 30 năm cải cách mở cửa nên chưa đi sâu vào những thay đổi trong chính sách thương mại của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Từ góc độ các học giả phương Tây nghiên cứu về vấn đề này, “Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam” Giáo trình “Kinh tế học quốc tế -

Lý thuyết và chính sách” Tập 1 (Những vấn đề về thương mại quốc tế) của

Paul R Krugman – Maurice Obstfeld, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

đã lý giải những nội dung chủ yếu của kinh tế quốc tế hiện nay, những vấn đề nảy sinh từ những khó khăn đặc biệt trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia có chủ quyền Tuy nhiên đây là nghiên cứu tổng quan về lý thuyết chính sách thương mại mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc

Đứng từ góc độ học giả nước ngoài nghiên cứu về Trung Quốc sau khi

gia nhập WTO, trong “China: International Trade and WTO Accession” (Trung Quốc: Thương mại quốc tế và WTO), Thomas RumBaugh cho rằng,

Trung Quốc gia nhập WTO là một tất yếu và là một sự kiện mang tính bước ngoặt, tác động mạnh đến cả nền kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu Còn

“Chính sách công nghiệp và WTO” của Bijit và Pangestu (2000) và “Thiết kế lại chiến lược công nghiệp” của Lall Sanjaya (2004) chỉ ra những thách thức

đối với các nước đang phát triển trong việc sử dụng chính sách thương mại để thực hiện các mục tiêu chính sách công nghiệp của mình Do bị ràng buộc bởi các quy định trong cam kết thương mại quốc tế về thuế quan, hạn ngạch, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu v.v… các nước không còn nhiều sự lựa chọn như trước trong việc sử dụng chính sách thương mại hỗ trợ xuất khẩu Điều này đặt ra cho các nước đang phát triển vấn đề phải tìm kiếm các công cụ chính sách khác thay thế cho chính sách thương mại

Trang 12

ra những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trả lời

những câu hỏi sau:

+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO?

+ Với những thay đổi như vậy, Trung Quốc có những điều chỉnh như thế nào trong chính sách thương mại quốc tế?

+ Trung Quốc đã đưa ra những thay đổi gì trong chính sách thương mại quốc tế để khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua?

+ Bài học gì rút ra cho Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thương mại quốc tế Trung Quốc

Chỉ đề cập đến chính sách hàng hóa không đề cập đến chính sách dịch vụ

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian của nghiên cứu là Trung Quốc

+ Phạm vi thời gian của nghiên cứu là những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay (2001-2011)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích định tính (là chủ yếu): tổng hợp, so sánh (theo chuỗi thời

gian, theo loại hình, theo phân bố địa lý), phân tích tổng hợp tác động của các nhân tố về thể chế/ chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội và công nghệ (PEST)

Trang 13

6

6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn

- Luận văn sẽ làm rõ những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay đặc biệt là những chính sách Trung Quốc đã thực hiện để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

- Đưa ra những gợi mở cho Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Với mục tiêu và cách tiếp cận như đã trình bày ở trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính sách thương mại Chương 2: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Trang 14

7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế

Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với cùng một đích là thu được lợi ích do hai lý do:

Thứ nhất, do các quốc gia khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như trình độ sản xuất, dẫn đến thế mạnh khác nhau khi tham gia phân công lao

động quốc tế và thu được lợi ích nhất định khi trao đổi với các quốc gia khác

Thứ hai, các quốc gia tiến hành trao đổi, buôn bán với nhau để đạt được

lợi thế sản xuất theo quy mô Lợi thế này có được bởi thị trường tiêu thụ

hàng hóa được mở rộng hơn khi các quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm này đã ở phạm vi quốc tế

Cơ sở của thương mại quốc tế đầu tiên được giải thích bởi Adam Smith qua mô hình lợi thế tuyệt đối Theo mô hình này, quốc gia có lợi thế tuyệt đối

về một sản phẩm nào đó (do có năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa đó cao hơn các quốc gia khác) có thể thu được lợi từ thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hóa sản xuất Mô hình này đã giải thích được một phần nguồn gốc của thương mại quốc tế là bắt nguồn từ sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia, nhưng nó chưa giải thích được tại sao có những quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất bất cứ hàng hóa nào vẫn có thể tham gia và thu lợi được từ thương mại quốc tế

Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển đã giải thích được điều này Mô hình lợi thế so sánh giả định thế giới chỉ gồm 2 quốc gia, 2 hàng hóa và một yếu tố sản xuất duy nhất là lao động Qua phân tích mô hình dựa trên chi phí

Trang 15

8

cơ hội, David Ricardo chỉ ra rằng, một quốc gia không nhất thiết phải có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một hàng hóa nào đó, mà chỉ cần có lợi thế so sánh (tức là chi phí cơ hội sản xuất hàng hóa đó thấp hơn của quốc gia đối tác), thì quốc gia đó có thể chuyên môn hóa sản xuất và thu được lợi từ thương mại quốc tế Mô hình lợi thế so sánh của Ricardo tiến bộ hơn mô hình lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith, tuy nhiên vẫn hạn chế ở chỗ chỉ xét thương mại quốc tế với một nguồn lực duy nhất là lao động

Khắc phục được điểm hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thụy Điển, Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã đưa ra lý thuyết Heckscher-Ohlin, trong đó coi

sự khác biệt nguồn lực giữa các quốc gia là nguồn gốc của thương mại Mô hình này cho thấy lợi ích so sánh của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự tác động qua lại giữa nguồn lực của các quốc gia (sự dồi dào tương đối của các yếu tố sản xuất) và công nghệ sản xuất (cái gây ra ảnh hưởng đến cường độ tương đối trong việc sử dụng những yếu tố sản xuất khác nhau để sản xuất các hàng hóa khác nhau) [46]

Lợi ích thu được từ thương mại có thể phân chia thành lợi ích tĩnh và

động Lợi ích tĩnh có được từ chuyên môn hóa quốc tế theo học thuyết lợi thế

so sánh Xem xét trường hợp của hai quốc gia A và B cùng có khả năng sản xuất hàng hóa X và Y Một phát biểu đơn giản trong học thuyết thương mại

cổ điển là nếu quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa X, và quốc gia B có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa Y, cả hai quốc gia sẽ có lợi ích chung nếu quốc gia A chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa X và quốc gia B chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa Y và thặng dư của X và Y trong cầu nội địa thặng dư được trao đổi tự do, trong điều kiện tỷ giá hối đoái quốc tế của hai hàng hóa nằm giữ tỷ giá hối đoái nội địa của hai quốc gia Lợi thế so sánh là một khái niệm chi phí cơ hội được đo bởi tỷ lệ chuyển đổi biên giữa một hàng hóa và hàng hóa khác được cho bởi độ cong của đường giới hạn khả

Trang 16

9

năng sản xuất Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ giá cả nội địa giữa hai hàng hóa sẽ cân bằng với tỷ lệ biên chuyển hóa Nếu không như vậy, các nhà sản xuất sẽ chuyển từ một hàng hóa sang hàng hóa khác để tận dụng tỷ lệ giá cả khá thuận lợi

Kết quả của sự phân công lao động quốc tế là sản xuất tăng và phúc lợi thế giới cũng tăng Phân công lao động trên cơ sở lợi thế so sánh cho phép sản xuất được khối lượng tối đa từ khối lượng nguồn lực có sẵn Sự tăng lên trong phúc lợi mà thương mại cho phép do cơ hội được tiêu thụ hàng hóa nước ngoài rẻ hơn, xét về những nguồn lực thực phải bỏ ra, so với hàng hóa nội địa thay thế nhập khẩu Theo John Richard Hick, cái lợi thu được từ thương mại

là sự khác nhau giữa giá trị của thứ mà ta có được và giá trị của cái mà ta từ

bỏ (Hicks, 1959) Thông qua phân công lao động quốc tế, một quốc gia được coi như thu hút được nhiều hơn mất Nếu lợi thế so sánh là chính xác giống nhau tại hai quốc gia, thì tất nhiên sẽ không có lợi thế tĩnh và lý do cho thương mại quốc tế đã có thể là nhận được kinh tế quy mô và lợi thế động khác

Lợi ích động từ thương mại chủ yếu là các thị trường xuất khẩu mở

rộng thị trường cho các nhà sản xuất Nếu một sản phẩm chú trọng vào tăng lợi nhuận, tổng lợi ích từ thương mại sẽ vượt qua lợi ích tĩnh từ sự phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn Với sự gia tăng doanh thu theo quy mô, các quốc gia

có thể được lợi từ thương mại, không phân biệt giá cánh kéo thương mại (terms of trade) John Richard Hicks (1959) đã tranh luận rằng không thể hiểu được các hiện tượng của thương mại quốc tế nếu một quốc gia không dựa trên doanh thu tăng do mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu tăng và tích tụ vốn Đối với một quốc gia nhỏ không tiến hành thương mại, vốn quy mô lớn đầu

tư vào thiêt bị tư bản tiên tiến hạn chế, chuyên môn hóa hạn chế bởi quy mô của thị trường Nhưng nếu các quốc gia nghèo đang phát triển có thể tiến hành

Trang 17

10

thương mại, có triển vọng công nghiệp hóa và cung cấp các phương pháp sản xuất truyền thống Thị trường lớn hơn, tích tụ vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu doanh thu theo quy mô tăng Ở khía cạnh này, các quốc gia lớn, như Ấn Độ,

có vị thế thuận lợi hơn các quốc gia nhỏ, như Sri Lanka hoặc Jamaica Ấn Độ

có dân cư lớn nên có cơ sở hứa hẹn cho việc thành lập những ngành công nghiệp hàng hóa thâm dụng vốn và sản xuất hàng hóa chế biến, vì sản xuất có thể tiến hành trên cơ sở có thể thấy trước thương mại Các quốc gia nhỏ hơn, tuy nhiên, có thể cần sự bảo hộ lớn cho một hàng hóa trước khi nó có thể được sản xuất một cách có hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường thế giới Ít nhất 6 quốc gia được liệt vào hàng đang phát triển mà có dân số dưới 15 triệu Một trong những ảnh hưởng quan trọng khác của các tác động của thương mại bao gồm sự kích thích cạnh tranh, thu được tri thức mới, ý tưởng mới và phát tán tri thức công nghệ, khả năng đi cùng dòng vốn, tăng phân công lao động dẫn tới các phương pháp quay vòng sản xuất và thay đổi thái độ và thể chế Tác động của các lợi ích động là dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất của cả hai quốc gia dẫn tới mức độ cao hơn của lợi ích cộng đồng

Thương mại như một động cơ của tăng trưởng, không chỉ trong sự đóng góp của nó tới sự phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn trong phạm vi các quốc gia,

mà còn truyền sự phát triển từ một phần của thế giới sang phần khác Cầu tại châu Âu và tại Anh về nguyên liệu thô mang đến sự thịnh vượng cho những quốc gia khác như Canada, Argentina, Nam Phi, Úc và New Zealand Khi cầu

về hàng hóa tăng, đầu tư tại các quốc gia này cũng tăng Thương mại là lợi ích

chung Vào thế kỷ XIX, Alfred Marshall đã viết “những nguyên nhân quyết định tiến trình kinh tế của các quốc gia thuộc về nghiên cứu thương mại quốc tế” [51]

Từ những lập luận trên, có thể tóm lược vai trò của xuất, nhập khẩu trong nền kinh tế như sau:

Trang 18

11

Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển Xuất khẩu mang lại nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế, để từ đó, nền kinh tế có thể tiến hành các hoạt động phục vụ tăng trưởng, trong đó bao gồm cả hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu máy móc phục vụ sản xuất, cũng như các hoạt động của dân chúng

Các ngành xuất khẩu nhờ tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tiếp cận thị trường ngoài nước rộng lớn nên tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của ngành, dẫn đến tác động tích cực đến chất lượng tăng trưởng

Bên cạnh đó, vai trò dẫn dắt nền kinh tế của xuất khẩu còn thể hiện qua

sự cung cấp một kênh cho hàng hóa dư thừa, nếu không có xuất khẩu thì số hàng hóa này sẽ không được bán và biểu hiện như một sự lãng phí tài nguyên Điều này đã được minh họa bằng sự dịch chuyển từ một điểm trong đường giới hạn khả năng sản xuất tới một điểm khác trên đường giới hạn khả năng sản xuất, đường biểu diễn một mức độ phúc lợi cao hơn Đây là lợi ích vì lượng hàng hóa dư thừa để xuất khẩu không thể có mục đích sử dụng thay thế

và không thể chuyển sang mục đích tiêu dùng nội địa, do qui mô dân số và khẩu vị tiêu dùng Điều này nâng cao hiệu quả kinh thế thông qua sự sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực trong xã hội

Xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu kinh tế Hình 1.1 dưới mô tả sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa tại các nước đang phát triển Nhìn vào hình vẽ có thể thấy tỷ lệ của hàng hóa sản xuất tại các nước đang phát triển tăng liên tục, ngoại trừ sự giảm sút tạm thời vào năm

1997 kết hợp với sự bắt đầu của khủng hoảng tài chính Đông Á Tỷ lệ của các sản phẩm nông nghiệp đã cho thấy sự giảm sút tương đương với mức giảm khoảng 10% vào năm 1998 Tỷ lệ của kim loại và khoáng chất giao động, tăng lên vào năm 1973 kết hợp với sự tăng giá dầu mỏ của OPEC đẩy tỷ trọng

Trang 19

12

của nhóm hàng này từ năm 1973 đến đầu thập niên 1980 Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ 1980, tỷ trọng của xuất khẩu khoáng sản giảm liên tục, chỉ còn dưới 10% trong tổng xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển Rõ ràng, tại các quốc gia đang phát triển, sự thay đổi tỷ trọng xuất khẩu rất rõ rệt và dẫn đầu trong sự thay đổi mô thức thương mại toàn cầu Chuyển dịch mô thức thương mại tại các nước đang phát triển (từ hàng hóa cơ bản sang hàng hóa sản xuất hàng loạt) nhanh hơn sự chuyển dịch mô thức thương mại toàn cầu Sự thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu kéo theo sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế một cách tương ứng Cơ cấu kinh tế tại các quốc gia đang phát triển cũng thay đổi, cụ thể là tại khu vực sản xuất phục vụ xuất khẩu, ngành công nghiệp chế biến ngày càng chiếm ưu thế

Nguồn: Martin (2001), Chính sách thương mại, các quốc gia đang phát triển, và toàn cầu hóa

Ghi chú: Agric: Nông nghiệp; Minerals: khoáng sản; Manuf: Hàng hóa công nghiệp chế biến

Hình 1.1: Sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển (%)

Ngoài ra, các bằng chứng thống kê cho các quốc gia phát triển hôm nay khá rõ ràng rằng sự tăng trưởng của xuất khẩu đóng một phần quan trọng trong tiến trình phát triển bởi kích cầu, thúc đẩy tiết kiệm và tích tụ vốn vì

Trang 20

13

xuất khẩu tăng cung tiềm năng của nền kinh tế, bằng cách tăng khả năng nhập khẩu Một số nghiên cứu vai trò xuất khẩu nhằm kiểm tra mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng xuất khẩu và mối quan hệ tăng trưởng nhập khẩu Xuất khẩu, đặc biệt là các hàng hóa cơ bản, có xu hướng sản xuất thu nhập tập trung cao, làm tăng mức độ tiết kiệm cho bất cứ tổng mức độ thu nhập Bên cạnh đó, cần nhớ rằng tiết kiệm chính phủ dựa chủ yếu vào thuế xuất khẩu tại một số quốc gia đang phát triển [51]

Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu cũng có đóng góp lớn cho nền kinh tế thông qua sự mở rộng

sự lựa chọn của người tiêu dùng, nguồn cung đầu vào cho sản xuất của nền kinh tế và tạo sức ép cạnh tranh cho khu vực sản xuất trong nước tự đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất

Về vai trò thứ nhất, như đã đề cập đến ở trên, nhờ nhập khẩu, nền kinh

tế có thể tiếp cận với những hàng hóa mà bản thân sản xuất không hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa Đây cũng được coi như một sự nâng cao hiệu quả của nền kinh tế vì tài nguyên nội địa được phân bổ vào những ngành có chi phí cơ hội thấp nhất Bên cạnh đó, sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng được mở rộng với sự đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm

Vai trò thứ hai là nhập khẩu đóng vai trò như một nguồn cung cấp máy

móc, nguyên liệu cho nền kinh tế Việc tiếp cận tốt hơn đối với công nghệ, máy móc hiện đại của nước ngoài sẽ giúp các công ty trong nước nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế Một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong giai đoạn đầu CNH đều phải nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, sau đó dần dần tích lũy được tri thức tự đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong nước Đến nay, những nước này đã có một nền tảng công nghệ trong nước hiện đại

Trang 21

14

Từ những vai trò như trên đối với nền kinh tế, nhập khẩu còn có tác động trực tiếp tới tiết kiệm Nhập khẩu là quan trọng đối với tiết kiệm không chỉ thông qua các tác động tới sản phẩm đầu vào mà còn bởi vì khu vực có định hướng xuất khẩu [51] Nhập khẩu, với vai trò là nguồn cung nguyên liệu đầu vào, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, trong đó có cả khu vực sản xuất định hướng xuất khẩu, làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm Nhập khẩu, với vai trò mở rộng sự lựa chọn cho người tiêu dùng, làm tăng phúc lợi tổng xã hội, do tăng thặng dư tiêu dùng, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế

1.2 Các nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại

1.2.1 Các nguyên tắc

Chính sách thương mại là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ

và biện pháp nhằm tác động, điều chỉnh, kiểm soát, các hoạt động thương mại góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia

Chính sách thương mại có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chính sách thương mại mang tính lịch sử rõ rệt Nó chỉ có tác

dụng trong những thời kỳ nhất định Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính sách thương mại quốc tế độc lập, thể hiện ý chí, nguyên tắc và mục tiêu phát triển của mình Ví dụ: trước đây, Việt Nam sử dụng rất nhiều các công cụ trong chính sách ngoại thương như: Thuế quan, Bảng giá tính thuế tối thiểu, Thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phụ thu, Hạn ngạch và các hạn chế số lượng khác, Giấy phép nhập khẩu, Kiểm soát ngoại hối, Thuế xuất khẩu nhưng hiện nay, các công cụ này đã được giảm đi rất nhiều

Thứ hai, chính sách thương mại không tồn tại độc lập mà luôn là một

bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế của quốc gia Chính sách thương mại phải phục vụ mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống kinh tế Trong trường hợp mâu thuẫn về mục tiêu, đòi hỏi phải tôn trọng mục tiêu chung của hệ thống

Trang 22

15

Thứ ba, chính sách thương mại còn có mối liên quan chặt chẽ với các

chính sách khác như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách khoa học – công nghệ và trong nhiều trường hợp có sự đan xen giữa các chính sách Ví dụ: khi một quốc gia quyết định phá giá đồng tiền nội tệ thì sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu (do giá của hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa khác)

Thứ tư, chính sách thương mại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố về

kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế

Thứ năm, để thực hiện chính sách thương mại chịu sự tác động của rất

nhiều công cụ khác nhau như: thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, tín dụng, trợ cấp, phá giá … Các công cụ này có thể được sử dụng riêng hoặc phối hợp, tùy theo mục đích điều chỉnh hoạt động thương mại

Cuối cùng, xét về cấu trúc, chính sách thương mại có thể được hình

dung như một cơ chế ma trận đa chiều:

+ Chiều thứ nhất thường được gọi là cơ chế thúc đẩy – kìm hãm (dùng

các công cụ khác nhau để kìm hãm, thả nổi hoặc thúc đẩy hoạt động thương mại)

+ Chiều thứ hai thường được gọi chính sách mặt hàng (áp dụng có phân

biệt theo từng hàng, ngành hàng, mặt hàng cụ thể)

+ Chiều thứ ba là chính sách bạn hàng (thể hiện sự phân biệt mức độ áp

dụng chính sách đối với từng nhóm bạn hàng hoặc bạn hàng cụ thể đối với cả chiều xuất và nhập)

Do đó, các nguyên tắc xây dựng và sửa đổi chính sách thương mại là:

- Phải được đặt trong thể thống nhất với chính sách kinh tế chung của quốc gia, ví dụ như cắt giảm thuế quan không tách rời việc trợ cấp cho các doanh nghiệp khó khăn

- Phải được đặt trong mối tương tác với chính sách thương mại được áp dụng bởi các nước khác và các thể chế thương mại đa phương

Trang 23

16

Hộp 1.1 dưới đây cung cấp một ví dụ về sự hòa hợp giữa chính sách thương mại và các chính sách kinh tế khác của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama

Hộp 1: Chương trình nghị sự của thủ tướng về thương mại:

Thương mại phục vụ cho các gia đình Mỹ

Tổng thống Obama đã định ra tiến trình khôi phục kinh tế là sẽ khôi phục tăng trưởng và thúc đẩy thịnh vượng trên diện rộng Quá trình khôi phục kinh tế sẽ nhấn mạnh vào những cải thiện mức sống của các gia đình Mỹ trong khi tái định hướng nền kinh tế Mỹ để đáp ứng những thách thức hiện tại: năng lượng, môi trường, và cạnh tranh toàn cầu

Chương trình nghị sự của tổng thống sẽ giúp đạt được những mục tiêu trên Chương trình sẽ phản ánh mối quan tâm đối với các doanh nghiệp và cạnh tranh thị trường, môi trường, cơ hội cho tất cả và quyền lợi của công nhân Đặc biệt, chúng ta cần nhận ra nhu cầu cần chú ý làm thế nào để chính sách ảnh hưởng tới điều kiện sống tốt của con người, những người đang đấu tranh tại Mỹ và tại những vùng nghèo nhất trên thế giới Cơ bản, chính sách thương mại của Mỹ phải thực sự đề cao những hệ quả kinh tế cho những người công nhân của Mỹ, gia đình họ, và cộng đồng của họ

Loại bỏ những rào cản thương mại trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng của nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ sẽ là một thách thức Trong khi thực thi Luật Khôi phục Kinh tế, quốc hội Mỹ khẳng định cam kết tuân theo những qui định điều chỉnh thương mại quốc tế và đạt được một thỏa thuận để thúc đẩy những chương trình hỗ trợ điều đỉnh thương mại quốc tế Những Luật này nhận

ra tầm quan trọng của thương mại tới nền kinh tế của chúng ta và trách nhiệm của chúng đối với những người phải đối mặt với rào cản cao nhất trong điều chỉnh những thay đổi mô thức thương mại

Trang 24

17

Tổng thống sẽ sử dụng tất cả những công cụ có sẵn để nhận diện cuộc khủng hoảng bao gồm tiếp cận tới thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ vừa và nhỏ Một trong những công cụ mà Quốc hội có thể dành cho ban quản trị đàm phán các hiệp định thương mại và đưa họ lập pháp với một phiếu lên hoặc xuống Mỹ chỉ có thể yêu cầu cơ quan đàm phán thương mại cải tổ sau khi tham gia

Điều kiện kinh tế hiện tại đòi hỏi phải phản ứng ngay lập tức với các vấn đề trong khi vẫn kiên định với các mục tiêu dài hạn Phương hướng của Tổng thống sẽ

là cải thiện sự tuân thủ theo hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật định nhằm cải thiện sự ổn định kinh tế, trong khi giới thiệu những khái niệm mới – bao gồm tăng cường minh bạch và cải thiện sự tham gia tranh luận rộng rãi – để giúp khôi phục lại tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống tại Mỹ và nước ngoài Nước Mỹ đang trong giai đoạn phát triển một kế hoạch hành động để nhận diện những hiệp định thương mại chưa xử lý xong trong thảo luận với Quốc hội Hiệp định thương mại tự do với Panama được hy vọng đẩy nhanh và xây dựng các chuẩn cho quá trình hiệp định tự do Colombia và Hàn Quốc

Chương trình nghị sự của tổng thống sẽ cân nhắc diễn biến của nền kinh tế thế giới bằng việc tăng cường tầm quan trọng của giáo dục và làm chủ những kỹ năng mới để đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục củng cố tính cạnh tranh Chương trình nghị sự của tổng thống cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị công nghệ mới

để giúp công dân học, tổ chức kinh doanh và cạnh tranh

Đồng thời, để số người được thủ hưởng những lợi ích từ thương mại và nhận diện hoàn toàn những chi phí mà nó tạo ra Ví dụ, các chính sách thương mại nên giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ trở nên hội nhập hơn như những đối thủ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường toàn cầu Mục tiêu là không chỉ giúp họ phản ứng lại với hàng nhập khẩu cạnh tranh, và còn tạo điều kiện giúp họ trở thành những nhà xuất khẩu hiệu quả

Các ưu tiên của chính sách của Tổng thống Obama:

 Hỗ trợ một hệ thống thương mại dựa trên luật lệ

Trang 25

Nguồn: Chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ (2009)

1.2.2 Các cách tiếp cận trong việc điều chỉnh chính sách thương mại

Những thập kỷ qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng tầm quan trọng của thương mại trong nền kinh tế thế giới Thương mại đã tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của đầu vào và hầu hết các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất cũng chiếm tỷ trọng tăng nhanh trong thương mại thế giới Các chính sách thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi vào thập niên 50, 60 và 70; nhưng trở nên không thành công bằng chính sách định hướng xuất khẩu được sử dụng tại các nền kinh tế phát triển ở Đông Á Những năm 80, các quốc gia đang phát triển bắt đầu chuyển hướng chính sách sang tự do hóa chế

độ thương mại nhiều hơn Cuối thập niên 80, phần lớn các chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã tiến hành cải cách theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao vai trò quan trọng của thương mại và đầu tư nước ngoài trong chương trình phát triển của họ

Cùng với những điều chỉnh trong chính sách thương mại tại các quốc gia đang phát triển là sự thay đổi lớn vai trò tham gia của họ trong thương mại quốc tế Trước những năm 80, các nước đang phát triển dựa chủ yếu trên xuất

Trang 26

19

khẩu hàng sơ chế, do vậy làm cho họ dễ bị tổn thương cao do giá các mặt hàng này biến động lên xuống mạnh và có xu hướng đi xuống Hệ quả là các nước đang phát triển lo lắng về sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các mặt hàng chế tạo Tuy nhiên, từ đầu thập niên 80, các quốc gia đang phát triển tăng nhanh thị phần hàng chế tạo trong xuất khẩu của họ Tính đến cuối thập niên

90, khoảng 80% lượng xuất khẩu của họ là hàng chế tạo, thay đổi đáng kể vị thế quan trọng các nước đang phát triển trong hoạt động thương mại

Các điều chỉnh chính sách thương mại chịu tác động từ hai nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài Các nhân tố bên trong bao gồm các chính sách phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia; sức ép từ trong nước như từ phía các nhóm lợi ích: về phía các ngành và nhóm lợi ích xã hội Các nhân tố bên ngoài gồm các hiệp định thương mại, sức ép của các đối tác thương mại v.v… Trên cơ sở đó, có hai cách tiếp cận trong điều chỉnh chính sách thương mại: cải cách đơn phương và cải cách dưới tác động yếu tố bên ngoài

Cải cách đơn phương

Lý tưởng nhất là các chính sách thương mại được quyết định ở cấp độ quốc gia bởi chính phủ với mục đích đạt được lợi ích quốc gia một cách tốt nhất Chính phủ cần có ít nhất một công cụ chính sách cho mỗi mục tiêu chính sách mà nó hướng tới Như vậy sẽ có cơ hội để đạt được những mục tiêu của nó Chính phủ cần hướng đến tối đa hóa phúc lợi xã hội trong khi tính tới việc cân bằng giữa các mục tiêu của chúng và nhận diện những hạn chế như các năng lực thể chế yếu kém Đây chính là những yếu tố bên trong, hay nói cách khác, những yếu tố thuộc về nội tại của một quốc gia Nếu một quốc gia không biết rõ những mục tiêu của mình hoặc làm cách nào để đạt được chúng thì họ không thể sử dụng đàm phán quốc tế một cách hiệu quả để đảm bảo những mục tiêu của mình

Trang 27

20

Tuy nhiên, nếu một quốc gia đơn phương hình thành và thực thi chính sách thương mại riêng, cho dù hiểu rõ về nội tại của quốc gia đó, thì vẫn gặp những trở ngại sau:

Thứ nhất, quá trình thiết kế các chính sách nội đại thường chỉ bao gồm

những nhóm lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các rào cản thương mại Trong trường hợp này, những nhóm lợi ích có quyền lực lớn hơn thường có thể giành được những rào cản thương mại mà làm lợi chỉ cho nhóm lợi ích cá thể

của họ, trong khi làm giảm lợi ích của cả xã hội như một tổng thể Thứ hai,

những méo mó thương mại trong một quốc gia tạo ra tác động ngoại ứng đối với các đối tác thương mại của quốc gia đó khi làm cho giá cánh kéo thương

mại (terms of trade) của các quốc gia đối tác bị tổn hại Thứ ba, các cam kết

của chính phủ về cải cách chính sách không có tính rnagf buộc đối với các chính phủ kế nhiệm, do vậy sẽ khó để đảm bảo những khoản đầu tư vào các hoạt động hướng về xuất khẩu là những hoạt động cần thiết phải tiến hành để

thu được lợi ích đầy đủ từ quá trình tự do hóa Thứ tư, sự tập trung vào quá

trình lập chính sách cho các quốc gia đơn lẻ khiến cho các quốc gia đó thiếu vắng các quy tắc quản trị những tương tác của họ đối với các đối tác thương mại Cũng giống như các mối tương tác nội địa, có những lợi ích tiềm năng đáng kể, đặc biệt với các chủ thể thương mại nhỏ bé và yếu hơn, từ những quy tắc đồng thuận giữa các bên [79]

Cải cách dưới tác động yếu tố bên ngoài

Sự tham gia của bên ngoài, với các khối thương mại khu vực hoặc thông qua các hệ thương thương mại đa phương, có thể giúp giải quyết những vấn đề quan tâm trên Nó có thể giúp giải quyết vấn đề về nhóm lợi ích bằng việc mở rộng quá trình thiết kế chính sách có tính đến các nhóm lợi ích quyền lực nhất liên quan đến các ngành xuất khẩu, cung như các ngành cạnh tranh nhập khẩu Một khi quá trình chính sách trở nên bao quát các nhóm lợi ích

Trang 28

21

hơn, sẽ dễ tập trung vào cải cách chính sách giảm thiểu tính không hiệu quả

và tăng phúc lợi hơn là những chính sách chỉ với mục đích phân phối lại [62]

Các thỏa thuận thương mại quốc tế có thể trực tiếp giải quyết các vấn

đề giá cánh kéo thương mại vốn là kết quả của các rào cản thương mại nước ngoài bằng cách tăng sự tiếp cận thị trường tới thị trường của các đối tác, và bằng cách tăng cung và giảm giá nhập khẩu từ các đối tác [21] Các cam kết của những quốc gia đang phát triển về việc cắt giảm hàng rào thuế quan trong tương lai, hoặc giữ nguyên hàng rào, có thể được coi là đáng tin cậy hơn khi được cam kết trong các hiệp ước quốc tế hơn là thông qua những cải cách đơn phương Cuối cùng, các quy tắc quốc tế đã được thông qua và các cơ chế giải quyết tranh chấp có thể giúp bảo vệ những quốc gia nhỏ chống lại những hành động đơn phương bởi các quốc gia lớn hơn

Những hiệp định thương mại quốc tế cũng có thể giúp cải cách chính sách của một nước có tính liên tục qua các nhiệm kỳ chính phủ khác nhau Điều này thực sự là cần thiết đối với những quốc gia có tiền lệ đảo ngược chính sách, nơi mà các nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng đầu tư trong điều kiện cải cách chính sách dễ đảo ngược trong ngắn hạn Do đó, các hiệp ước quốc tế được mong đợi là làm giảm khả năng đảo ngược chính sách này Ngân hàng Thế giới (2000) kết luận rằng điều này đúng hơn tại các thỏa thuận vùng Bắc Nam hơn là tại khối thương mại Nam Nam [77] Những cam kết như vậy tương đối mạnh mẽ tại WTO, nơi mà những cam kết được củng cố bởi cơ chế được xây dựng tốt sao cho các đối tác thương mại có thể tiến hành các hành động cần thiết nếu các cam kết không tôn trọng

Cuối cùng, một hiệp ước quốc tế được xây dựng tốt yêu cầu một hệ thống quy tắc, có giá trị riêng của nó Ví dụ, hệ thống đa phương hiện tại bao gồm nguyên tắc tối huệ quốc, có thể giúp ngăn chặn các quốc gia đơn phương

áp dụng thuế quan phân biệt đối xử giữa những đối tác khác Những quy tắc

Trang 29

22

như vậy có giá trị đặc biệt đối với những quốc gia nhỏ đang phát triển, những quốc gia mà nếu không có những quy tắc này sẽ phải đối mặt với rào cản thương mại cao hơn những nước khác Ngay cả khi những quốc gia đang phát triển tương đối lớn như Trung Quốc và Việt Nam, sự bảo hộ do tư cách thành viên của WTO mang đến đã chứng tỏ động lực mạnh mẽ cho sự tham gia hiệp định quốc tế [41,50,52] Whalley (1996) nhận thấy rằng củng cố hệ thống đa phương là một mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia đang phát triển mà đã từng tham gia tích cực vào vòng Urugoay [75]

1.3 Các công cụ chính sách thương mại

Chính sách thương mại sử dụng nhiều công cụ để thực hiện được mục tiêu đề ra Các công cụ phổ biến nhất được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Mở rộng

NK tự nguyện (VIE)

Trợ cấp NK Trợ cấp XK Chính sách TMQT

Trang 30

Trường hợp 1: Tác động của thuế quan trong trường hợp nước lớn đánh thuế nhập khẩu cụ thể là cầu hàng hóa nhập khẩu của nước này đủ lớn

để ảnh hưởng đến lượng cầu của toàn thế giới

Khi không có thuế quan, mức giá thế giới của hàng hóa P* và lượng hàng hóa trao đổi là Q* Như vậy, tại mức giá P*, quốc gia I sẽ nhập khẩu một lượng là Q* và quốc gia II sẽ xuất khẩu một lượng cũng đúng bằng Q*

Trang 31

24

Hình 1.2 Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước lớn

Khi quốc gia I đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu T đơn vị, đường cung xuất khẩu thế giới dịch chuyển lên trên đúng một đoạn bằng T, cắt đường cầu nhập khẩu tại điểm A, điểm mà cầu nhập khẩu sau thuế sẽ được đáp ứng bởi cung xuất khẩu của thế giới Tại mức sản lượng cầu nhập khẩu sau thuế, cung nhập khẩu thế giới đáp ứng giảm, kéo theo mức giá tại quốc gia II giảm sao cho khoảng cách giá giữa quốc gia I và II đúng bằng thuế Giá

cả hàng hóa ở quốc gia I tăng ít hơn mức thuế nhập khẩu, do một phần tác động của thuế quan đã được phản ánh trong mức giá xuất khẩu ở quốc gia II

Tại quốc gia I, các nhà sản xuất nội địa cung cấp nhiều hàng hóa hơn

và nhu cầu của người tiêu dùng giảm xuống vì mức giá cao, do đó nhu cầu nhập khẩu giảm Tại quốc gia II, các nhà sản xuất cung cấp ít hàng hóa hơn và nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên do mức giá giảm, do đó cung xuất khẩu giảm Điều này dẫn đến khối lượng hàng hóa được trao đổi qua biên giới quốc gia giảm

Trang 32

25

Đây là kết quả mà những nhà xây dựng chính sách thương mại mong muốn để hạn chế nhập khẩu Tuy nhiên, trong thực tế, mức độ ảnh hưởng theo chiều hướng này rất nhỏ, đặc biệt trong trường hợp nước nhập khẩu có quy

mô thị trường nhập khẩu nhỏ bé Khi đó, lượng hàng hóa nhập khẩu giảm so với tổng sản lượng nhập khẩu của thị trường thế giới là rất nhỏ, không đủ để ảnh hưởng tới giá cả của thế giới Vì vậy, giá cả xuất khẩu của nước ngoài đối với thị trường của nước nhập khẩu được xem xét như một mức giá đã biết trong nhiều trường hợp

Trường hợp 2: Tác động của thuế quan trong trường hợp quốc gia đánh thuế là một nước nhỏ và cầu hàng hóa nhập khẩu của nước này không

đủ lớn để ảnh hưởng đến lượng cầu của toàn thế giới Tác động của thuế quan đến thị trường nội địa trong trường hợp này được gọi là tác động cân bằng cục

bộ

Giả thiết:

- Quốc gia A là một nước nhỏ, thuế quan không ảnh hưởng tới mức

giá thế giới

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa X là một ngành nhỏ, thuế

quan không ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp của nền kinh tế

Khi chưa có thuế quan, giá cả nội địa bằng với giá thế giới Pw Tại mức giá Pw, lượng nhập khẩu là Q1Q4 Khi Chính phủ đánh thuế t, do thị trường nội địa có quy mô quá nhỏ so với thị trường thế giới nên phải chịu toàn bộ thuế nhập khẩu, do đó mức giá tăng lên bằng Pw + t Tại mức giá này, lượng nhập khẩu giảm xuống còn Q2Q3

Tại mức giá Pw+t, thặng dư tiêu dùng mất đi một lượng bằng diện tích hình thang GABH, thặng dự sản xuất tăng lên một lượng bằng diện tích hình thang GACJ, Chính phủ thu được một khoản từ thuế bằng diện tích hình chữ

Trang 33

26

nhật JKLH Do đó, có sự mất trắng xảy ra khi thuế quan được thi hành, bằng tổng diện tích của 2 hình tam giác JCK và HBL

Hình 1.3 Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước nhỏ

Vậy, thuế quan đã phân phối lại thu nhập từ những người tiêu dùng nội địa (những người trả giá cao hơn cho hàng hóa) sang những nhà sản xuất hàng hóa đó ở nội địa (những người nhận được mức giá cao hơn) và từ các yếu tố

dư thừa của quốc gia (sản xuất hàng hóa xuất khẩu) sang các yếu tố khan hiếm của quốc gia (sản xuất hàng hóa nhập khẩu) Điều này dẫn tới sự không

hiệu quả (chi phí bảo hộ, hay khoản mất trắng) của thuế quan

Khi sử dụng thuế quan, Chính phủ cần quan tâm đến tỷ lệ bảo hộ

thực tế (ERP – Effective Rate of Protection) Tỷ lệ bảo hộ thực tế là tỷ lệ %

giữa thuế quan danh nghĩa (được tính toán dựa trên giá trị của hàng hóa cuối cùng) và giá trị nội địa tăng thêm (bằng với mức giá hàng hóa cuối cùng trừ đi

Trang 34

27

chi phí của việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa đó Công thức tổng quát của tỷ lệ bảo hộ hiệu quả như sau:

G = (t – aiti)/ (1 – ai) Trong đó

g: tỷ lệ bảo hộ hiệu quả đối với nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng

t: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với người tiêu dùng hàng hóa cuối cùng

ai: tỷ lệ giữa chi phí của các yếu tố đầu vào nhập khẩu và giá của hàng hóa cuối cùng khi không có thuế quan

ti: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đánh vào yếu tố đầu vào nhập khẩu

1.3.2 Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số lượng của một số hàng hóa có thể được nhập Thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hoặc cá nhân Hạn ngạch nhập khẩu luôn luôn nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa Khi nhập khẩu bị hạn chế, kết quả tức thì sẽ là ở mức giá ban đầu lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn lượng cung cấp trong nước cộng với lượng hàng nhập khẩu Điều này sẽ làm

cho giá tăng đến khi thị trường trở nên cân bằng Tóm lại, hạn ngạch sẽ làm

giá cả trong nước tăng một lên một lượng tương đương với một loại thuế quan

có tác dụng hạn chế nhập khẩu ở cùng một mức

Hạn ngạch khác thuế quan ở điểm chính phủ sẽ không có thu nhập từ hạn ngạch Khi một hạn ngạch được áp dụng thay cho thuế quan thì số tiền đáng lẽ ra chính phủ thu được nếu áp dụng thuế quan sẽ rơi vào tay các nhà

Trang 35

28

cấp giấy phép nhập khẩu Những người có giấy phép nhập khẩu có thể mua hàng hóa nhập khẩu và sau đó bán lại cho thị trường nội địa với giá cao hơn Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu thu được gọi là: tiền thuê hạn ngạch Khi đánh giá chi phí và lợi ích của một hạn ngạch nhập khẩu, điều quan trọng là việc xác định ai có được tiền thuê Trong trường hợp chính phủ của các nước xuất khẩu có quyền bán hàng tại thị trường trong nước, vốn là điều thường xảy ra, việc chuyển giao tiền thuê ra nước ngoài làm cho chi phí của một hạn ngạch thực tế sẽ cao hơn loại thuế quan tương ứng

Trợ cấp xuất khẩu sẽ nâng giá ở nước xuất khẩu trong khi lại giảm giá tại nước nhập khẩu

1.3.4 Những hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện hay thỏa thuận hạn chế tự nguyện là một hạn ngạch trong thương mại do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu Hạn chế xuất khẩu tự nguyện được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác Tuy vậy, về phương diện kinh tế, hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng hoàn toàn giống như hạn ngạch nhập khẩu mà trong đó giấy phép được dùng để cấp cho các chính phủ nước ngoài và vì vậy sẽ gây tốn kém cho nước nhập khẩu

Trang 36

29

1.3.5 Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa

Yêu cầu về nội địa hóa là một quy định đòi hỏi một số bộ phận của hàng hóa cuối cùng phải được sản xuất trong nước Trong một số trường hợp,

bộ phận này được cụ thể dưới dạng các đơn vị vật chất Trong trường hợp khác, yêu cầu này được thể hiện dưới dạng điều kiện về giá trị, bằng cách đòi hỏi rằng một số phần tối thiểu trong giá của một loại hàng hóa phải thể hiện giá trị gia tăng trong nước

Từ quan điểm của nhà sản xuất các bộ phận của sản phẩm trong nước, điều luật về nội địa hóa cũng có tính chất bảo hộ tương tự như một hạn ngạch nhập khẩu Tuy vậy, theo quan điểm của các hãng phải mua hàng tại chỗ, các tác động có phần nào khác đi Yêu cầu về nội địa hóa không hề hạn chế nhập khẩu Nó cho phép các hãng nhập khẩu nhiều hàng hơn, với điều kiện họ cũng mua hàng trong nước nhiều hơn Điều này có nghĩa là giá thực của đầu vào đối với hãng là số trung bình của giá đầu vào được nhập khẩu và được sản xuất trong nước Vấn đề là ở chỗ, các yêu cầu về nội địa hóa không hề đem lại thu nhập cho chính phủ cũng như tiền thuê hạn ngạch Ngược lại, sự chênh lệch về giá của hàng nhập khẩu và hàng hóa trong nước sẽ được tính trung bình trong giá cuối cùng và sẽ được chuyển sang cho người tiêu thụ Một sự đổi mới đáng quan tâm trong các quy định về nội địa hóa là cho phép các hãng thỏa mãn yêu cầu về nội địa hóa thông qua xuất khẩu chứ không phải thông qua việc sử dụng các bộ phận sản xuất trong nước

1.3.6 Kiểm soát tỷ giá hối đoái

Tất cả những công cụ trên liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa Công

cụ cuối cùng hạn chế thương mại quốc tế thông qua hạn chế sự tiếp cận ngoại

tệ cần thiết để mua hàng hóa nước ngoài Ví dụ, một chính phủ muốn bảo hộ những ngành công nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu cạnh tranh sẽ giữ cho tỷ giá hối đoái thấp Kết quả là, hàng hóa nước ngoài sẽ đắt hơn tại thị trường

Trang 37

30

nội địa trong khi hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn tại thị trường nước ngoài Các nhà sản xuất nội địa ngầm ý được bảo hộ và những người tiêu dùng nội địa ngầm ý bị đánh thuế Chính sách này khó mà duy trì được trong dài hạn Ngân hàng trung ương, để giữ tỷ giá hối đoái thấp, phải mua ngoại tệ bằng đồng nội tệ Những đồng nội tệ mới được phát hành sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông và cuối cùng gây ra lạm phát Những chính sách lạm phát thường không được coi là một cách khôn ngoan để bảo hộ công nghiệp trong nước

Một sự biện minh được đưa ra cho sự kiểm soát tỷ giá hối đoái là để cản trở nội địa đầu tư ra nước ngoài và điều này thúc đẩy tăng trưởng vì nó dẫn tới đầu tư nội địa thực lớn hơn Nhưng thực tế lại ngược lại Hạn chế tiếp cận tới tài sản nước ngoài có thể tăng mâu thuẫn và làm giảm lợi nhuận tới những người chủ của tài sản nội địa Trong ngắn hạn, nó có thể nâng giá nội

tệ và do đó làm cho những nhà sản xuất trong nước kém cạnh tranh hơn

1.3.7 Các công cụ khác của chính sách thương mại

Các chính phủ còn có thể dùng nhiều công cụ khác để ảnh hưởng đến thương mại

 Các khoản trợ cấp tín dụng xuất khẩu Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu trừ việc nó mang hình thức một khoản cho vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua

 Sự mua sắm của quốc gia Việc mua sắm của chính phủ hay của một số công ty chịu điều tiết mạnh mẽ có thể bị ảnh hưởng trực tiếp vào các hàng hóa được sản xuất ở trong nước ngay cả khi những hàng hóa đó đắt hơn hàng nhập khẩu

 Các hàng rào hành chính Đôi khi chính phủ lại muốn hạn chế nhập khẩu một cách không chính thức Họ xiết chặt những điều kiện tiêu chuẩn về y tế, về an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên những cản trở đối với buôn bán

Trang 38

31

Tóm lại, chính sách thương mại là một công cụ quan trọng để Chính

phủ thực hiện các mục tiêu vĩ mô Sự định hình và vận hành chính sách thương mại tại mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của chính quốc gia đó, đồng thời chịu tác động không nhỏ từ các hiệp định, hiệp ước và chính sách thương mại được áp dụng bởi các đối tác thương mại khác Thương mại đem lại nhiều lợi ích cho một quốc gia tiến hành nó, bao gồm lợi ích tĩnh (chính là sự mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế) và lợi ích động (chính là việc mở rộng thị trường xuất khẩu) Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau, các quốc gia vẫn thực hiện hạn chế thương mại Trong số các công cụ hạn chế thương mại của chính sách thương mại, thuế quan là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất, vì tác động nhanh và rõ rệt của

nó đến thương mại Tuy nhiên, thuế quan, cũng như các công cụ hạn chế thương mại khác đều dẫn đến giảm tổng phúc lợi xã hội do phân bổ tài nguyên không hiệu quả

Trang 39

32

CHƯƠNG 2 ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY

Ngày 11-12-2001, sau 15 năm kiên trì cố gắng, Trung Quốc cuối cùng cũng đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO Điều này đã đưa Trung

Quốc bước vào một giai đoạn mới: mở cửa toàn diện Kể từ sau khi gia nhập

WTO (từ năm 2001 đến nay), Trung Quốc không ngừng tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới Nền kinh tế Trung Quốc cũng vẫn giữ được đà tăng trưởng nhanh và ổn định

2.1 Đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc

Ít ai không cho rằng Trung Quốc là siêu sao kinh tế trong những năm gần đây Nhờ tốc độ tăng trưởng hàng năm liên tục ở mức hai con số, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và theo nhiều đánh giá, còn là nền kinh tế năng động nhất

Điều ít người biết hơn là bí quyết thành công của họ

Bí quyết này thường được quy cho “nền kinh tế đặc sắc Trung Quốc”, tức phần lớn phép màu là nhờ bàn tay hữu hình can thiệp mạnh mẽ của giới quan chức Đương nhiên quan điểm này được chính phủ Trung Quốc vui vẻ đón nhận và phổ biến

Nhưng điều đó có đúng không? Đương nhiên nhà nước có vai trò rất lớn và quan trọng Chính phủ đã giúp giải quyết những rào cản về công nghệ và cơ sở hạ tầng

Về cơ sở hạ tầng thông qua xây dựng đường xá, cầu cống, nhà máy điện Về công nghệ thông qua hỗ trợ chuyển giao tài sản trí tuệ nước ngoài (bằng cả hai con đường chính thức và phi chính thức)

Dù vậy quá trình đổi mới ở Trung Quốc đi từ cả trên xuống dưới lẫn từ dưới lên trên

Trang 40

33

Giống như các Mittelstand hùng mạnh, xương sống của nền kinh tế Đức, Trung Quốc cũng có vố số các doanh nghiệp tư nhân mạnh mẽ: những lóng tre cứng cáp của “nền kinh tế tre nứa”

Các doanh nhân này thường hoạt động không chỉ ngoài tầm kiểm soát của các công ty nhà nước, mà còn ngoài vòng cả pháp luật

Kết quả là, không thể đánh giá tầm quan trọng của họ dựa trên số liệu thống

kê của chính phủ, thứ vốn ngay cả kinh tế Trung Quốc cũng phản ánh sai lạc Nhưng họ thực sự là một lực lượng đáng gờm

Vương quốc tự do

Đầu tiên là quy mô của họ Ba thập kỷ trước, gần như mọi doanh nghiệp ở Trung Quốc đều trực thuộc một cơ quan nhà nước nào đó Đến nay, một ước tính cho thấy 70% GDP đến từ các công ty mà nhà nước không nắm cổ phần đa số

Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang Zheng Yumin năm ngoái phát biểu trong một hội nghị rằng 90% trong số 43 triệu công ty ở Trung Quốc là tư nhân

Nơi tập trung nhiều nhất các doanh nhiệp này là các vùng “ở xa mặt trời” như Chiết Giang, nhưng hiện họ đang mở rộng ra toàn quốc

Thứ hai là sự năng động của họ

Qiao Liu và Alan Siu từ ĐH Hong Kong tính toán rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) trung bình của các công ty tư nhân chưa niêm yết cao hơn 10%

so với con số ROE chỉ 4% của các công ty nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần

Số lượng công ty tư nhân mới thành lập tăng trưởng trung bình 30%/năm trong giai đoạn 2000-09 Các nhà máy mọc lên dọc các tuyến đường bộ và đường sắt mới hoạt động suốt ngày đêm để đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới

Những người đứng sau các doanh nghiệp này liên tục điều chỉnh sản phẩm

và cách thức sản xuất của mình để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt (thường đến từ chính các đối thủ địa phương) cũng như các biến động khác của thị trường

Giới chức địa phương vốn có hoạn lộ gắn với tăng trưởng thường để các công ty này hoạt động tự do không những không theo sự chỉ đạo trưc tiếp của nhà

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Tổng hợp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đột phá kinh tế ở Trung Quốc
Tác giả: Ngô Hiểu Ba
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. HCM
Năm: 2010
2. Nguyễn Kim Bảo (2005), Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Đề tài cấp Viện 2005 của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Năm: 2005
3. Nguyễn Kim Bảo (2006), Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì?, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
4. Đại học Kinh tế quốc dân (2003), “Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tập II, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Tác giả: Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
5. Phạm Văn Hà (2007), Đánh giá tỷ lệ bảo hộ thực tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập và khuyến cáo chính sách, Nhóm tư vấn chính sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tỷ lệ bảo hộ thực tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập và khuyến cáo chính sách
Tác giả: Phạm Văn Hà
Năm: 2007
6. Nguyễn Phúc Khanh (1999), Cải cách chính sách thương mại theo xu hướng tự do và những thách thức, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và phát triển
Tác giả: Nguyễn Phúc Khanh
Năm: 1999
7. Paul R.Krugman – Maurice Obstfeld (1996), Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách
Tác giả: Paul R.Krugman – Maurice Obstfeld
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đỗ Tiến Sâm – Lê Văn Sang (2002), Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam Á
Tác giả: Đỗ Tiến Sâm – Lê Văn Sang
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
9. Đỗ Tiến Sâm (2007), Báo cáo phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng
Tác giả: Đỗ Tiến Sâm
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2007
10. Đỗ Tiến Sâm (2007), Trung Quốc năm 2006-2007, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc năm 2006-2007
Tác giả: Đỗ Tiến Sâm
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
11. Hoàng Đức Thân (Chủ biên) (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập
Tác giả: Hoàng Đức Thân (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Đan Phú Thịnh – Phạm Duy Từ (2007), Giải quyết những thách thức khi gia nhập WTO, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết những thách thức khi gia nhập WTO
Tác giả: Đan Phú Thịnh – Phạm Duy Từ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2007
13. Lương Văn Tự (2007), Tài liệu bồi dưỡng: Các cam kết gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng: Các cam kết gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam
Tác giả: Lương Văn Tự
Năm: 2007
14. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme, viết tắt UNDP) (2004), Chính sách phát triển kinh tế - Kinh nghiệm và Bài học của Trung Quốc, Tập II, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển kinh tế - Kinh nghiệm và Bài học của Trung Quốc
Tác giả: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme, viết tắt UNDP)
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2004
15. Walter Goode (1997), Từ điển Chính sách thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Chính sách thương mại quốc tế
Tác giả: Walter Goode
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1997
16. Abnett, William and Cassidy, R.B. (2003), China’s WTO Accession: the Road to Implementation: Essays, Seattle: National Bureau of Asian Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: China’s WTO Accession: the Road to Implementation: Essays
Tác giả: Abnett, William and Cassidy, R.B
Năm: 2003
17. Abreu, M. (1996), “Trade in manufactures: the outcome of the Uruguay Round and developing country interests”, in Martin, W. and Winters, L. A. eds. The Uruguay Round and the Developing Economies, Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade in manufactures: the outcome of the Uruguay Round and developing country interests”, in Martin, W. and Winters, L. A. eds. "The Uruguay Round and the Developing Economies
Tác giả: Abreu, M
Năm: 1996
18. Anderson, J. (1995), “Tariff index theory”, Review of International Economics 3, pp. 156-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tariff index theory”, "Review of International Economics
Tác giả: Anderson, J
Năm: 1995
20. Andriamananjara, S. and Schiff, M. (2001), “Regional cooperation among microstates” Review of International Economics 9(1), pp. 42-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regional cooperation among microstates” "Review of International Economics
Tác giả: Andriamananjara, S. and Schiff, M
Năm: 2001
21. Bagwell, K. and Staiger, R. (1999), “An economic theory of GATT” American Economic Review 89(1), pp. 215-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An economic theory of GATT” "American Economic Review
Tác giả: Bagwell, K. and Staiger, R
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w