II Cơ cấu nguồn vốn tỷ đồng
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế và sự an toàn trong hệ thống các ngân hàng thương mại
Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tránh tình trạng lách luật, cũng như có tính hệ thống hơn trong hoạt động Ngân hàng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống NHNN có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.
Hình thành quỹ bảo hiểm tín dụng: đây là một biện pháp nhằm chia sẻ rủi ro, hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro gây ra trong quan hệ tín dụng
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro. NHNH nên sớm có quy chế về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp cho các ngân hàng thi có rủi ro xảy ra. Điều này sẽ đảm bảo sự hoạt động bình thường cho các ngân hàng, tự bù đắp rủi ro.
Nâng cao thông tín phòng ngừa rủi ro: NHNN cần có những chính sách và biện pháp tích cực để giải quyết những hạn chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, những thông tin thị trường quan trọng, phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Trong đó, cần áp dụng ngay một biện pháp đó là áp dụng hệ thống thông tin điện tử và có biện pháp bảo mật thích hợp
KẾT LUẬN
Phải khẳng định rằng rủi ro ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng ngân hàng nói riêng luôn là một vấn đề “tiềm ẩn” có thể xảy ra bất cứ lúc nào và làm sai lệch, ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của một ngân hàng. Chính vì thế việc quản lý rủi ro một cách hiệu quả luôn được các ngân hàng quan tâm, bàn luận và đưa ra những giải pháp tích cựu, những hướng đi đúng đắn để quản lý rủi ro được hiệu quả và bền vững nhất
Với năm hoạt động và trưởng thành Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Hoàn Kiếm luôn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình không những chỉ trong hệ thống Ngân hàng Công Thương mà trong cả hệ
thống NHTM, đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.
Qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng cũng như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, trong bài viết này em đã phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh trong 4 năm 2007 -2010, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Em mong rằng mình có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng trong ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng và hệ thống NHTM nói chung
Do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh và có giá trị thực tế nhiều hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị công tác tại chi nhánh Hoàn Kiếm Ngân hàng Công Thương Việt Nam đặc biệt là cán bộ, nhân viên phòng khách hàng cá nhân đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể nghiên cứu hoạt động thực tế cũng như có thể hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành bài viết này
Em xin chân thành cảm ơn!