II Cơ cấu nguồn vốn tỷ đồng
2.3.3. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng 1 Chiến lược quản trị rủi ro
2.3.3.1. Chiến lược quản trị rủi ro
NHCTHK đã xây dựng chiến lược cho vay, trong đó nêu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí và lĩnh vực cần hướng tới. Khách hàng mục tiêu là các công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh và năng lực cao, còn khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân. Thị trường mục tiêu là các thành phố lớn, các khu vực kinh tế có tiềm năng, các khu vực đô thị và khu công nghiệp đang phát triển. Các lĩnh vực ngành nghề mục tiêu ngân hàng hướng tới bao gồm các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
NHCT đã đưa ra chính sách quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc chung của chính sách này bao gồm đa dạng hóa danh mục đầu tư, quá trình xem xét và phê chuẩn đa cấp, quy trình giám sát thường xuyên và kiểm tra hạn mức tín dụng. Căn cứ vào thị trường mục tiêu và chiến lược tổng thể của NHCTHK cũng như kết quả tình hình hoạt động tín dụng trong quá khứ, sự thay đổi của thị trường và nhu cầu vốn dự kiến, phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư đề xuất mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, các giới hạn tín dụng toàn hệ thống theo sản phẩm, loại tiền, lĩnh vực, ngành hàng, thành phần kinh tế, khách hàng, nhóm khách hàng… các đề xuất của phòng sau đó được trình lên giám đốc để phê duyệt
Chức năng quản lý rủi ro tín dụng hàng ngày của ngân hàng do các phòng chế độ tín dụng và đầu tư, phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề. Thêm vào đó ban kiểm soát nội bộ tiến hành đánh giá định kỳ hoặc đột xuất đối với các hoạt động cấp tín dụng của NHCTHK để đảm bảo phù hợp với các hướng đẫn của NHCTVN và các quy định của pháp luật.
Chức năng đánh giá tài sản đảm bảo hiện do các phòng khách hàng và chi nhánh đảm trách tại thời điểm cho vay và định giá theo quy định của Ngân hàng
Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo được giới hạn theo tỷ lệ phần trăm giá trị của từng loại tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo được đánh giá lại ít nhất 1 lần/ năm hoặc đột xuất.
Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được xác định trên cơ sở mức phán quyết tín dụng: định kỳ được xem xét lại hàng năm căn cứ vào quy mô năng lực trình độ cán bộ, kết quả hoạt động, việc đáp ứng các điều kiện tín dụng của khách hàng, điều kiện tín dụng được xây dựng chỉnh sửa thay đổi tuân theo các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn đảm bảo an toàn và tính cạnh tranh của ngân hàng.