Hoàn thiện cơ cấu cho vay với các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiên thành (Trang 48 - 49)

II Cơ cấu nguồn vốn tỷ đồng

3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu cho vay với các thành phần kinh tế

Tuy rằng việc đa dạng hoá sản phẩm là rất cần thiết và rất có hữu ích trong thời gian trước mắt. Và trong thời gian tới Ngân hàng cũng nên chú trọng thay đổi cơ cấu cho vay sao cho phù hợp nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế tối đa rủi ro. Với tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước quá cao như hiện nay làm lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng không cao mà còn hàm chứa nhiều rủi ro. Mặt khác, hiện nay những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu ưu tiên phát triển của Nhà nước, là những nơi cần nguồn vốn nhiều và có thể đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong tương lai. Vậy ngân hàng nên có những chính sách ưu tiên cho vay cho những đối tượng này. Điều này có thể được thực hiện bằng cách:

Đổi mới bằng cách tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng nâng cao hơn, giúp khách hàng cạnh tranh lành mạnh, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên phân loại khách hàng – doanh nghiệp theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi nhất định đối với các khách hàng mục tiêu. Có những chế độ ưu đãi đối với những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ...

Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ: ngoài việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay của nội bộ mình, các ngân hàng thương mại cần phối hợp với các ngành nhằm cải cách các thủ tục liên quan

để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng. Các ngân hàng cần tổ chức phối kết hợp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong việc vay vốn như dịch vụ hợp thức hóa nhà, hoàn công, hỗ trợ công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo… nhằm tạo ra những dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Mặt khác, cũng cần tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thiết lập phương án, dự án vay vốn, tích cực tham gia và tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn để giảm bớt thời gian, lãng phí, thất thoát cho doanh nghiệp. Bởi vì qua quá trình trao đổi thông tin này, các ngân hàng thương mại càng hiểu thêm về khách hàng và có cơ hội chọn lọc khách hàng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiên thành (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w