1.Tính cấp thiết của đề tài Theo đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào) và Chính phủ Lào, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) phải có sự nỗ lực, cố gắng rất lớn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nói riêng. Đây là một trong những điều kiện rất cần thiết để mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngày 2/2/2013, nước CHDCND Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ 158 của WTO sau 15 năm đàm phán từ giai đoạn 1997-2013 và cũng là nước cuối cùng trong 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gia nhập WTO. Từ đó, có thể thúc đẩy nền kinh tế của Lào tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định tiến tới đưa nước CHDCND Lào trở thành nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Để đạt được điều đó, nước CHDCND Lào phải coi trọng việc xây dựng và không ngừng điều chỉnh các chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Đồng thời, phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hành trên thế giới cũng như có thể thực hiện các cam kết và những yêu cầu đối với mỗi nước thành viên của WTO. Có thể nói, chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia có tầm quan trọng rất lớn, quyết định đến khả năng đưa nền kinh tế của quốc gia đó vượt ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ đến với nền kinh tế thế giới với môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhưng chứa đựng những cơ hội phát triển cho quốc gia đó. Đối với nước CHDCND Lào, việc xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế rất được coi trọng cần phải tiếp tục xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp hơn trong hoàn cảnh mới nhằm đảm bảo đưa đất nước gia nhập thành công WTO, đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoan 2011 - 2015 và hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên. Đó là “Cố gắng giảm tỷ lệ đói nghèo và đưa Lào thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển vào năm 2020”. Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
Trang 1Tôi, Nidaphone NALISACK xin cam đoan luận văn : “Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu ra
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nidaphone NALISACK
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Đỗ Thị Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi Trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cô đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoànthành luận văn Cô giúp tôi tìm ra được hướng đi trong luận văn của mình, góp ý và chỉ ra những hạn chế, vấn đề trong luận văn cũng như giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Viện Thương mại và Kinh
tế quốc tế, trường Đại học kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ, chỉ ra và góp ý những nội dung thiếu xót để luận văn hoàn thành hơn
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình của tôi, những người đã động viên, hỗ trợ
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi để vượt qua nhiều khó khăn trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, Tôi xin cảm ơn các anh chị em và bạn bè ở Bộ Công thương Lào, đặc biệt là vụ xuất nhập khẩu, vụ chính sách thương mại đa biên và các bộ ngành khác đã tạo điều kiện cho tôi cập nhật số liệu và tài liệu để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nidaphone NALISACK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
TÓM TẮT LUÂN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 7
1.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO 7
1.2 Những nguyên tắc của WTO và nội dung chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh 8
1.2.1.Những nguyên tắc của WTO 8
1.2.2 Nội dung chính sách TMQT của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh .13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO 20
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế 20
1.3.2 Các nhân tố nội tại của các quốc gia 21
1.3.3 Các nhân tố khác 22
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 23
2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước CHDCND Lào 23
2.2 Những cam kết về thương mại hàng hóa của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO 32
Trang 42.3.1 Hiện trạng điều chỉnh công cụ thuế quan 362.3.2 Hiện trạng điều chỉnh các công cụ, biện pháp phi thuế quan 392.3.3 Hiện trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nướcCHDCND Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 48
2.4 Đánh giá chung về hiện trạng chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới 53
2.4.1 Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Làophù hợp với yêu cầu của WTO 532.4.2 Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Làokhông phù hợp với yêu cầu của WTO và nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020 58
3.1 Định hướng về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào đến năm 2020 58
3.1.1 Chiến lược phát triển thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào đếnnăm 2020 583.1.2 Những yêu cầu cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mạiquốc tế của CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO đến năm 2020 653.1.3 Định hướng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nướcCHDCND Lào 67
3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO 71
3.2.1 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các thông lệ quốc tế 723.2.2.Hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các hoạt động ngoại thương 733.2.3 Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu 78
Trang 53.2.5.Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách TMQT 83
3.3 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp 86
3.3.1 Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành Nhànước, địa phương và toàn thể cộng đồng DN trong việc hoàn thiện chính sách TMQT .863.3.2 Tận dụng và phát huy hơn nữa những lợi thế quốc gia 873.3.3 Sự thống nhất trong các mục tiêu phát triển TMQT nói riêng và phát triểnkinh tế đất nước nói chung 87
KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 6Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng hạn mức trần biểu thuế của CHDCND Lào 33
Bảng 2.2: Cơ cấu một số mặt hàng nông nghiệp của CHDCND Lào 34
Bảng 2.3: Cơ cấu một số mặt hàng công nghiệp của CHDCND Lào 35
Bảng 2.4: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu tự động 44
Bảng 2.5: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu không tự động 44
Bảng 2.6: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu tự động 45
Bảng 2.7: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu không tự động 45
BIỂU: Biểu đồ2.1: Tỷ lệ người lao động theo ngành 2009-2013 53
Trang 7STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
2 CHXHCN Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
3 CHND Trung Hoa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trang 82 APEC Asia - Pacific Economic
Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương
3 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á
4 ATIGA ASEAN Trade in Goods
Agreement Hiệp định Thương mại Hànghóa ASEAN
7 DTIS Diagnostic Trade Integration
Study Chẩn đoán học tích hợpthương mại
8 EIF The Enhance Integrated
Framework
Dự án hội nhập quốc tế vềthương mại giai đoạn cảithiện
10 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
11 GATT General Agreement on Tariff
and Trade Hiệp định chung về thuếquan và mậu dịch
12 GATS General Agreement on Trade
in Service
Hiệp định chung về thươngmại dịch vụ
13 GDP Gross Domestic Production Tổng sản phẩm quốc nội
14 GNP Gross National Production Tổng sản phẩm quốc gia
15 GSP Generalized System of
Preferences Hệ thống ưu đãi tổng quát
17 IF Intergrated Framework Dự án hội nhập quốc tế về
thương mại
18 IMF the International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
19 ITC the International Trade
Centre
Trung tâm thương mại quốctế
20 MFN Most Favored Nation Quy chế tối huệ quốc
21 QCDM Quality Cost Delivery
Management Tăng cường nhận thức và kỹnăng thực hiện
22 TRTA Trade - related Technical
Assistance
Hiệp định về hỗ trợ kỹ thuậtliên quan đến thương mại
23 TRIMs Trade-related Investment
Measures Hiệp định về các biện phápđầu tư liên quan đến thương
Trang 9của quyền sở hữu trí tuệ
25 UNCTAD the United Nations
Conference on Trade andDevelopment
Diễn đàn Thương mại vàPhát triển Liên hiệp quốc
26 UNDP the United Nations
Development Program Chương trình Phát triển Liênhiệp quốc
29 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế
giới
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào)
và Chính phủ Lào, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) phải có
sự nỗ lực, cố gắng rất lớn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nói riêng Đây là một trong những điều kiệnrất cần thiết để mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Ngày 2/2/2013, nước CHDCND Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ
158 của WTO sau 15 năm đàm phán từ giai đoạn 1997-2013 và cũng là nước cuốicùng trong 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gia nhậpWTO Từ đó, có thể thúc đẩy nền kinh tế của Lào tăng trưởng với tốc độ nhanh và
ổn định tiến tới đưa nước CHDCND Lào trở thành nước công nghiệp hóa-hiện đạihóa Để đạt được điều đó, nước CHDCND Lào phải coi trọng việc xây dựng vàkhông ngừng điều chỉnh các chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Đồng thời, phù hợp với các chuẩn mựcthương mại quốc tế hiện hành trên thế giới cũng như có thể thực hiện các cam kết
và những yêu cầu đối với mỗi nước thành viên của WTO
Có thể nói, chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia có tầm quan trọngrất lớn, quyết định đến khả năng đưa nền kinh tế của quốc gia đó vượt ra bên ngoàiphạm vi lãnh thổ đến với nền kinh tế thế giới với môi trường cạnh tranh khốc liệt,nhưng chứa đựng những cơ hội phát triển cho quốc gia đó Đối với nước CHDCNDLào, việc xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế rất được coi trọngcần phải tiếp tục xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế cho phùhợp hơn trong hoàn cảnh mới nhằm đảm bảo đưa đất nước gia nhập thành côngWTO, đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoan
2011 - 2015 và hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên Đó là “Cố gắng giảm tỷ lệđói nghèo và đưa Lào thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển vào năm 2020”
Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay, vấn đề điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế là một vấn đề đangnhận được sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện đầy đủ
Trang 11các chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hành của thế giới trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế của quốc gia mình Chính vì thế, về đề tài này cũng có nhiều bàibáo, luận án, luận văn được công bố Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu gầnnhất có liên quan như:
+ Đề tài “Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thứcđối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay” Tác giả HồNgọc Bích (Luận văn thạc sĩ - 2003) tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Trongluận văn, tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, chính sách thương mại quốc tế củaHoa Kỳ, cơ hội và thách thức đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam sang Hoa Kỳ Luận văn đã tập trung phân tích về chính sách thương mại quốc
tế của Hoa Kỳ, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chính sách thươngmại quốc tế và một số biện pháp về mặt chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng như đẩy nhanh tiến độ trở thành thành viênchính thức của WTO
+Đề tài: “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điềukiện hội nhập quốc tế” Tác giả Mai Thế Cường (Luận án tiến sĩ -2007) tại Trườngđại học Kinh tế Quốc dân Trong luận án, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết
về chính sách thương mại quốc tế, nghiên cứu về thực tiễn chính sách thương mạiquốc tế của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong khoảng thờigian từ 1988 đến năm 2007, từ đó đã đề xuất được những giải pháp mang tính thựctiễn nhằm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong các giaiđoạn tiếp theo
+ Đề tài: “Hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại củanước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” Tác giả BounnaHanexingxay (Luận án tiến sĩ - 2010) tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Trongluận án, tác giả đã nghiên cứu về các chính sách quản lý hoạt động thuơng mại nóichung của nước CHDCND Lào Luận án đã xác định một số vấn đề có tính lý luậnlàm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách thương mại, xác định những nộidung cơ bản của chính sách quản lý Nhà nước về thương mại và tính tất yếu kháchquan của hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về thương mại trong quá trình hộinhập vào nền kinh tế thị trường thế giới
+Đề tài: “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đến năm 2020” Tác giả PhongtisoukSiphomthaviboun (Luận án tiến sĩ - 2011) tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân.Trong luận án, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết thống nhất về chính sách
Trang 12thương mại, trên cơ sở đó phân tích thực trạng chính sách thương mại quốc tế củanước CHDCND Lào trong giai đoạn 1986 đến 2010, rút ra được những điểm đạtđược và chưa đạt được, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện chính sách thương mại quốc tế của Lào nhằm mục tiêu hướng tới hoàn tất mọiđiều kiện cho sự gia nhập WTO.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thương mại quốc tế củanước CHDCND Lào sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, luận văn đề xuấtcác giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nướcCHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến năm 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về chính sách thương mại quốc tế đốivới các quốc gia
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thương mại quốc tế của nướcCHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, trên cơ sở đó đánhgiá được những mặt đạt được, những bất cập, hạn chế và tìm ra nguyên nhân củanhững bất cập, hạn chế đó
- Từ đó luận văn đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tụcđiều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Lý luận và thực tiễn về chính sáchthương mại quốc tế của một quốc gia
và đề xuất định hướng, giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn áp dụng khung lý thuyết về chính sách thương mại quốc tế để phântích thực trạng, kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong việc thu thập,
xử lý thông tin với việc sử dụng các dữ liệu sẵn có
Trang 13- Các dữ liệu sử dụng trong luận văn là các dữ liệu thứ cấp thu thập từ nguồn
dữ liệu được thu thập từ: Bộ Công thương Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Bộ Tàichính Lào, Quốc hội Lào
- Một số phương pháp khác: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu…Ngoài ra, luận văn sử dụng và tham khảo các công trình nghiên cứu trong vàngoài nước về các vấn đề có liên quan
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục các chữ viếttắt, danh mục bảng, biểu đồ và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấuthành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về điều chỉnh chính sách thương mại quốc
tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Chương 2: Hiện trạng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước
CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương
mại quốc tế của nước CHDCND Lào đến năm 2020
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO
Nhận thức được tầm quan trọng của việc gia nhập các tổ chức quốc tế WTO,Lào rất nỗ lực trong việc đàm phán và chính thức gia nhập WTO vào tháng 2/2013.Trong tiến trình gia nhập, nước xin gia nhập đàm phán các biểu nhượng bộ về thuếquan và các cam kết cụ thể về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ với cácnước có quan tâm Vì thế, Lào bắt buộc phải điều chỉnh chính sách TMQT của mìnhnhằm tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn, từng bước phù hợp với các nguyên tắc,quy tắc chung theo các điều khoản đã ký kết đồng thời giảm thiểu những tác độngbất lợi từ việc gia nhập WTO và thực hiện công bằng xã hội
1.2 Những nguyên tắc của WTO và nội dung chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh
1.2.1 Những nguyên tắc của WTO
- Nguyên tắc tương hỗ - Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
- Nguyên tắc tối huệ quốc - Ưu đãi cho các nước đang phát triển
1.2.2 Nội dung chính sách TMQT của nước CHDCND Lào cần
Trang 14phải điều chỉnh
Nội dung chính sách TMQT của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnhnhư mở cửa thị trường, điều chỉnh danh mục hàng hóa XNK, cắt giảm thuế quan vàđiều chỉnh các công cụ phi thuế quan theo xu hướng tự do hóa phù hợp với nguyêntắc của WTO
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia khi tham gia vào các tổ chức KTQTđều phải đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộccủa các tổ chức đó từ thời điểm gia nhập
1.3.2 Các nhân tố nội tại của các quốc gia
- Nhu cầu, mục tiêu phát triển quốc gia: Sự phát triển không ngừng của cáchoạt động kinh tế và xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia ngày càng phải thừanhận và thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và gia tăng các hoạt động thươngmại bên ngoài biên giới quốc gia
- Thể chế chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị, pháp luật đóng vai tròquan trọng trong TMQT Thể chế chính trị, pháp luật của mỗi quốc gia sẽ địnhhướng chính sách TMQT của quốc gia đó
- Các nguồn lực phát triển KT - XH của quốc gia: Nguồn lực là tổng thể vị tríđịa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực,đường lối chính sách, vốn và thị trường , ở trong nước có thể được khai thác nhằmphục vụ cho việc phát triển kinh tế của quốc gia
1.3.3 Các nhân tố khác
Mối quan hệ giữa các quốc gia: Tùy thuộc vào sự gắn bó, gần gũi, thân thuộcgiữa các quốc gia mà chính sách TMQT có thể sẽ có những nội dung mang tính chấttạo điều kiện thuận lợi và nhiều ưu đãi hơn cho các quốc gia đó và ngược lại
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước CHDCND Lào
- Giai đoạn thăm dò hội nhập (7/1997 - 2/1998): Lào thực hiện viết đơn đềnghị gia nhập WTO
- Giai đoạn khởi động hội nhập (2/1998 - 3/2001): Lào đang chấp nhậnquan sát viên và thành lập nhóm tổ chức thực hiện
Trang 15- Giai đoạn tăng cường hội nhập (3/2001 đến nay): Lào tích cực thực hiệncác cam kết đã ký kết trong giai đoạn khởi động hội nhập, giải quyết các vấn đềphát sinh trong việc đẩy mạnh hội nhập (như các tranh luận trong nước về lộ trìnhhội nhập KTQT) và tích cực đàm phán gia nhập WTO.
2.2 Những cam kết về thương mại hàng hóa của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO
CHDCND Lào đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO về thương mại hàng hóatất cả bao gồm 10.694 mặt hàng (phân theo HS 2002), mà có mức trần biểu thuếbình quân 19,3% đối với hàng nông nghiệp và 18,7% đối với hàng công nghiệp Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng hạn mức trần biểu thuế của CHDCND Lào
Mức trần biểu thuế Hàng nông nghiệp Hàng công nghiệp
-Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về việc CHDCND Lào gia nhập WTO (2012)
2.3 Hiện trạng chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào
2.3.1 Hiện trạng điều chỉnh công cụ thuế quan
- Về danh mục hàng hóa chịu thuế và thuế suất:
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chịu thuế của Lào được xây dựngtrên cơ sở áp dụng đầy đủ hệ thống mô tả hàng hoá (HS) phiên bản 2007 (thay thế
hệ thống mô tả hàng hóa (HS) phiên bản 2002 trước đây), danh mục hàng hoáđược chi tiết theo mã số tối thiểu 8 chữ số
CHDCND Lào đã sửa đổi các mức thuế suất, bình thường trong 6 mức độ(5%, 10%, 15%, 20%, 30% và 40%) Mức thuế tối thiểu (5-10%) đối với nguyên
Trang 16liệu nhập khẩu và sản phẩm nông nghiệp Mức thuế tối đa áp dụng đối với hàng hóa
xa xỉ hoặc để bảo hộ sản xuất nông nghiệp, thủ công và sản xuất trong nước và cómột số loại thuế được điều chỉnh trong giai đoạn này như: Thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT
- Về giá trị tính thuế:
Giá trị tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (giáFOB không bao giờ gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F) Cách xác định giátrị tính thuế xuất khẩu như vậy là phù hợp và ổn định
Còn cách xác định giá trị hàng nhập khẩu chủ yếu bằng 2 cách: 1) Là giámua của khách hàng tại cửa khẩu nhập khẩu, bao gồm cả cước phí vận tải (F) vàchi phí bảo hiểm (I), tức là giá nhập khẩu CIF và 2) Áp dụng bảng giá tối thiểu đểtính thuế hàng nhập khẩu
2.3.2 Hiện trạng điều chỉnh các công cụ, biện pháp phi thuế quan
Chính sách quản lý hoạt động XNK bằng hàng rào phi thuế quan mà Lào ápdụng chủ yếu là:
- Các hình thức hạn chế định lượng bao gồm: Cấm xuất khẩu, nhập khẩu; hạnngạch xuất khẩu, nhập khẩu và giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Còn về cấp giấyphép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có 2 hình thức như: Giấy phép xuất khẩu, nhậpkhẩu tự động và giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu không tự động
- Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Lào làdoanh nghiệp nhỏ và vừa, số vốn tự có của họ là quá nhỏ nên không thể tự đầu tưđổi mới công nghệ, không đáp ứng được các yêu cầu sản xuất hàng hoá xuất khẩu
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Xúc tiến thương mại là những hoạt động hỗ trợkinh doanh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và lưu thônghàng hoá, cung ứng dịch vụ
2.3.3 Hiện trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bộ Công thương được Chính phủ giao thường trực và đảm bảo cơ sở vậtchất cho hoạt động của Ủy ban quốc gia về hợp tác KTQT Về cơ chế phối hợp,chính sách TMQT chỉ là một trong số các chính sách KT-XH của quốc gia nên
nó không thể đặt ngoài hay đặt cao hơn các chính sách KT-XH khác Uỷ banquốc gia về hợp tác KTQT và các bộ ngành như: Bộ Năng lượng và Mỏ, Bộ Tàichính, Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động và Phúc lợi xãhội đang đóng vai trò quan trọng cùng với Bộ Công thương trong việc hoànthiện chính sách TMQT của Lào
Trang 172.4 Đánh giá chung về hiện trạng chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
2.4.1 Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào phù hợp với yêu cầu của WTO
Trong quá trình đàm phán và sau khi gia nhập WTO, việc đơn giản hóa cácthủ tục cấp phép XNK hàng hóa đã được chính phủ Lào nỗ lực thực hiện Riêngtheo Nghị định số 180/NĐ-TTg ngày 7/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “cấpgiấy phép nhập khẩu hàng hóa” Nghị định này đề ra nguyên tắc, luật lệ và thủ tụccấp phép nhập khẩu, được thực hiện thống nhất trong cả nước và được quản lý mộtcách đơn giản, minh bạch phù hợp với các công ước quốc tế mà Lào là thành viên
2.4.2 Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào không phù hợp với yêu cầu của WTO và nguyên nhân
Các quy định về hạn ngạch đối với hàng hóa XNK cũng là vấn đề cần điềuchỉnh trong chính sách TMQT của CHDCND Lào trong thời gian tới đây Việc sửdụng hạn ngạch có tác dụng nhất định trong quản lý và kiểm soát hoạt động XNK.Tuy nhiên hạn ngạch lại tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, việc phân phốihạn ngạch cũng như thủ tục xin phép phức tạp sinh ra tham nhũng, hối lộ, cửaquyền Đồng thời theo quan điểm của WTO biện pháp này không được phép ápdụng Bởi vậy, ngày 4/4/2013, Bộ Công thương đã ra Thông tư 04/BCT-XNK Nộidung Thông tư nêu rõ “tinh thần chung là giảm tối thiểu mặt hàng XNK phải quản
lý bằng hạn ngạch chỉ áp dụng đối với các mặt hàng mà Lào có cam kết theo Hiệpđịnh thương mại với nước ngoài” Tuy vậy, trên thực tế, những biện pháp tươngđương hạn ngạch vẫn được sử dụng đối với hàng nhập khẩu như kế hoạch nhậpkhẩu, hạn mức nhập khẩu
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020
3.1 Định hướng về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào đến năm 2020
3.1.1 Chiến lược phát triển thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào đến năm 2020
- Chiến lược về chính sách thương mại quốc tế: Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VII (2001) của ĐNDCM Lào khẳng định chính sách thương mại XNK củaCHDCND Lào là: “Tiếp tục thực hiện chính sách thương mại địa phương, xây dựng
Trang 18thị trường xuất khẩu bền vững, khuyến khích đầu tư cho các ngành xuất khẩu mũinhọn, bằng cách ưu tiên nhập khẩu thiết bị, vật tư, kỹ thuật và công nghệ mới hiệnđại nhằm tăng năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và tăng sản lượng vàtrị giá hàng xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế so sánh trong tiến trình tham giaAFTA”
- Chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu củaLào đến năm 2020 cần phải tập trung vào mặt hàng mà thị trường cần và có khảnăng cạnh tranh về chất lượng, giá cả, đặc tính văn hóa mà các nước khác khôngsản xuất hoặc không đủ cho thị trường
- Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Lào: Muốn thực hiện thànhcông phương án và chỉ tiêu xuất khẩu thì vấn đề quan trọng là phải xác định thịtrường đầu ra ổn định lâu dài
3.1.2 Những yêu cầu cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO đến năm 2020
Sau 1 năm gia nhập WTO với rất nhiều thách thức đối với nền kinh tế củaLào, để bắt kịp xu hướng và tốc độ phát triển kinh tế thế giới bắt buộc nướcCHDCND Lào phải có những chính sách TMQT phù hợp hơn Bởi vậy, yêu cầu cơbản đặt ra cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách TMQT cần được chú trọng, trướchết là: Thứ nhất, chính sách TMQT phải góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh,thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước Thứ hai, chính sách TMQT phải góp phầngiải quyết những vấn đề KT-XH quan trọng của đất nước về yêu cầu này, điều cơbản trước hết mà hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đó là vốn, việc làm, côngnghệ và sử dụng tài nguyên có hiệu quả Thứ ba, chính sách TMQT cần phải gópphần phát triển thương mại dịch vụ, để vừa hỗ trợ cho sản xuất trong nước, vừa thúcđẩy xuất khẩu
3.1.3 Định hướng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào
Định hướng hoàn thiện chính sách TMQT của nước CHDCND Lào như tậndụng những cơ chế ưu đãi đặc biệt, khác biệt trong những quy định của hội nhậpkinh tế quốc tế và WTO, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại vàbảo hộ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh hội nhập kinh tế, TMQTthông qua việc ký FTA với một số nước
3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO
3.2.1 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các thông lệ quốc tế
Trang 19Khi đã là thành viên của WTO và tham gia các tổ chức KTQT, Lào phải đảmbảo tuân thủ các nguyên tắc như: Không phân biệt đối xử thông qua thực hiện MFN
và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT); nguyên tắc về thương mại tự do hơn (ngàycàng giảm dần các biện pháp can thiệp vào thương mại); nguyên tắc về tính có thể
dự đoán và đảm bảo minh bạch hóa quá trình thiết kế và thực thi chính sách; đảmbảo cạnh tranh công bằng; khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
3.2.2 Hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các hoạt động ngoại thương
Nhà nước CHDCND Lào phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách vềgiải pháp kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể đẩy mạnh phát triển hoạtđộng ngoại thương cụ thể như ký kết các hiệp định song phương và đa phương vềrào cản kỹ thuật trong thương mại, tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh nghiệp vềrào cản kỹ thuật của các nước, tổ chức đào tạo đội ngũ quản lý chất lượng và kỹ thuậtcho các doanh nghiệp và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm vàthành lập các cơ quan kiểm tra chất lượng và kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu
3.2.3 Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Mục tiêu phù hợp nhất của chính sách TMQT của Lào là thúc đẩy xuất khẩu
và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Lào trên thị trường thế giới (và trongnước) Định hướng chính sách TMQT của Lào cần chỉ ra những ưu tiên chính trong
số nhiều ưu tiên của chiến lược phát triển KT-XH
3.2.4 Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới
- Tăng cường minh bạch hóa và vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan: Bộ Tàichính cần vận dụng linh hoạt chính sách thay đổi thuế để tạo sự thuận lợi cho hànghóa của Lào Việc vận dụng linh hoạt biểu thuế là hành động phù hợp với cácnguyên tắc và quy định của WTO
- Sử dụng một cách hệ thống các công cụ phi thuế quan: Bộ Công thương nên
là cơ quan chủ trì hệ thống hóa các biện pháp đang được các cơ quan khác nhau sửdụng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (mua sắm của Chính phủ), Ngânhàng Phát triển (tín dụng xuất khẩu), các bộ ngành khác (các biện pháp hành chính)
3.2.5 Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách TMQT
Trong quá trình hội nhập KTQT muốn đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý thương mại đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành trong điều kiện mới đòi hỏiphải có những giải pháp thích hợp như xây dựng quy hoạch đào tạo cho phù hợp với
Trang 20quy hoạch phát triển kinh tế, cần đầu tư xây dựng trường đại học Thương mại Làochính quy, ban hành chính sách và chế độ đào tạo của trường đại học Thương mạiLào, tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ và tăng cường trách nhiệmcủa các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
3.3 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1 Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành Nhà nước, địa phương và toàn thể cộng đồng DN trong việc hoàn thiện chính sách TMQT
Việc hoàn thiện chính sách TMQT phải đảm bảo sự tham gia không chỉ các cơquan quản lý Nhà nước (hoạch định và thực thi chính sách) mà cả các đối tượngkhác như cộng đồng doanh nghiệp (các hiệp hội, các doanh nghiệp) và giới nghiêncứu Sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, vàgiới nghiên cứu thể hiện bằng việc chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích trongviệc hoàn thiện chính sách TMQT
3.3.2 Tận dụng và phát huy hơn nữa những lợi thế quốc gia
Lào trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1997, APEC đượcthành lập vào năm 1993, WTO được thành lập vào năm 1995 nhưng tiền thân củaWTO là GATT hoạt động từ năm 1947 Để đảm bảo khai thác lợi thế của nước đisau, các quốc gia phải có những chuẩn bị về mặt tinh thần như tự tin là khai thác tốtcác lợi thế của nước đi sau, thay đổi nhận thức về cách thức hoàn thiện chính sáchTMQT ở các bên liên quan đến việc hoạch định và thực hiện chính sách
3.3.3 Sự thống nhất trong các mục tiêu phát triển TMQT nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung
Việc giải quyết mối quan hệ giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch trong chínhsách TMQT lại chưa được thống nhất giữa các cơ quan liên quan Điều này dẫn đếnnhững quan điểm và nỗ lực khác nhau trong quá trình thực hiện chính sáchTMQT Mục tiêu của chính sách TMQT rõ ràng là nhằm vào phục vụ các mục tiêuphát triển KT-XH của quốc gia nhưng nếu không có sự thống nhất thì những diễngiải khác nhau sẽ làm giảm tác động tích cực của chính sách TMQT của Lào
Trang 21LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Theo đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào)
và Chính phủ Lào, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) phải có
sự nỗ lực, cố gắng rất lớn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nói riêng Đây là một trong những điều kiệnrất cần thiết để mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới Nhận thức
rõ tầm quan trọng đó, nước CHDCND Lào đã có những chính sách thương mạiquốc tế cụ thể, thiết thực để phù hợp với thực tiễn phát triển và hội nhập kinh tếquốc tế trong thời đại ngày nay
Ngày 2/2/2013, nước CHDCND Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ
158 của WTO sau 15 năm đàm phán từ giai đoạn 1997-2013 và cũng là nước cuốicùng trong 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gia nhậpWTO Đây là bước tiến lớn giúp Lào tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình toàn cầuhóa kinh tế, tham gia sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế, thu hútvốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế, tạo môi trường kinhdoanh lành mạnh, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Từ đó, cóthể thúc đẩy nền kinh tế của Lào tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định tiến tớiđưa nước CHDCND Lào trở thành nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa Để đạt đượcđiều đó, nước CHDCND Lào phải coi trọng việc xây dựng và không ngừng điềuchỉnh các chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội quốc gia Đồng thời, phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế hiệnhành trên thế giới cũng như có thể thực hiện các cam kết và những yêu cầu đối vớimỗi nước thành viên của WTO Đây là cơ hội rất lớn và cũng là thách thức khôngnhỏ đối với nước CHDCND Lào
Có thể nói, chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia có tầm quan trọngrất lớn, quyết định đến khả năng đưa nền kinh tế của quốc gia đó vượt ra bên ngoàiphạm vi lãnh thổ đến với nền kinh tế thế giới với môi trường cạnh tranh khốc liệt,
Trang 22nhưng chứa đựng những cơ hội phát triển cho quốc gia đó Đối với nước CHDCNDLào, việc xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế rất được coi trọng
và do Chính phủ Lào chủ trì phối hợp với Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế, Bộ Công thương và với các bộ ngành khác thực hiện.Trước khi gia nhập WTO,nước CHDCND Lào cũng đã có những chính sách thương mại quốc tế tích cựcnhằm đưa nền kinh tế theo kịp xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa Tuy nhiên, ở một
vị thế mới, với cơ hội mới, thách thức mới, là thành viên chính thức của WTO, kèmtheo đó là rất nhiều cam kết cần thực hiện, nước CHDCND Lào cần phải tiếp tụcxây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp hơn trong hoàncảnh mới nhằm đảm bảo đưa đất nước gia nhập thành công WTO, đạt được các mụctiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoan 2011 - 2015 và hoàn thànhmục tiêu phát triển thiên niên Đó là “Cố gắng giảm tỷ lệ đói nghèo và đưa Làothoát khỏi danh sách các nước kém phát triển vào năm 2020”
Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay, vấn đề điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế là một vấn đề đangnhận được sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện đầy đủcác chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hành của thế giới trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế của quốc gia mình Chính vì thế, về đề tài này cũng có nhiều bàibáo, luận án, luận văn được công bố Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu gầnnhất có liên quan như:
+ Đề tài “Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thứcđối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay” Tác giả HồNgọc Bích (Luận văn thạc sĩ - 2003) tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Trongluận văn, tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, chính sách thương mại quốc tế củaHoa Kỳ, cơ hội và thách thức đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam sang Hoa Kỳ Luận văn đã tập trung phân tích về chính sách thương mại quốc
Trang 23tế của Hoa Kỳ, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chính sách thươngmại quốc tế và một số biện pháp về mặt chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng như đẩy nhanh tiến độ trở thành thành viênchính thức của WTO.
+Đề tài: “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điềukiện hội nhập quốc tế” Tác giả Mai Thế Cường (Luận án tiến sĩ -2007) tại Trườngđại học Kinh tế Quốc dân Trong luận án, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết
về chính sách thương mại quốc tế, nghiên cứu về thực tiễn chính sách thương mạiquốc tế của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong khoảng thờigian từ 1988 đến năm 2007, từ đó đã đề xuất được những giải pháp mang tính thựctiễn nhằm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong các giaiđoạn tiếp theo Đây là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích để đề tài tác giả đang thựchiện có thể rút ra những bài học quý báu từ việc điều chỉnh chính sách thương mạiquốc tế của Việt Nam nhằm cung cấp kinh nghiệm cho hoạt động này của nướcCHDCND Lào trong bối cảnh tương tự
+ Đề tài: “Hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại củanước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” Tác giả BounnaHanexingxay (Luận án tiến sĩ - 2010) tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Trongluận án, tác giả đã nghiên cứu về các chính sách quản lý hoạt động thuơng mại nóichung của nước CHDCND Lào Luận án đã xác định một số vấn đề có tính lý luậnlàm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách thương mại, xác định những nộidung cơ bản của chính sách quản lý Nhà nước về thương mại và tính tất yếu kháchquan của hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về thương mại trong quá trình hộinhập vào nền kinh tế thị trường thế giới Trên cơ sở lý thuyết đó, đồng thời dựa vàokinh nghiệm của một số quốc gia đã phân tích thực trạng chính sách quản lý Nhànước về thương mại của nước CHDCND Lào trong thời kỳ từ năm 1986 đến 2010,đánh giá những thành công và hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích
đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước vềthương mại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 24+Đề tài: “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đến năm 2020” Tác giả PhongtisoukSiphomthaviboun (Luận án tiến sĩ - 2011) tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân.Trong luận án, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết thống nhất về chính sáchthương mại, trên cơ sở đó phân tích thực trạng chính sách thương mại quốc tế củanước CHDCND Lào trong giai đoạn 1986 đến 2010, rút ra được những điểm đạtđược và chưa đạt được, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện chính sách thương mại quốc tế của Lào nhằm mục tiêu hướng tới hoàn tất mọiđiều kiện cho sự gia nhập WTO.
Đề tài này có nội dung tương tự như đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, tuynhiên, với thời điểm hiện tại, nước CHDCND Lào đã bước sang trang mới tronglịch sử hội nhập nền kinh tế quốc tế, là thành viên chính thức của WTO, đòi hỏi sựđiều chỉnh chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp trở nên cấp thiết hơn baogiờ hết
Ngoài ra cũng có những nghiên cứu khác tập trung vào giải pháp hoàn thiệnchính sách thương mại quốc tế của các quốc gia như Mỹ, Nhật, Trung Quốc… Nhưvậy, luận văn này sẽ kế thừa cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước và áp dụngphân tích thực trạng chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào saukhi gia nhập WTO, đánh giá những hạn chế, đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoànthiện chính sách thương mại quốc tế của Lào đến năm 2020
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thương mại quốc tế củanước CHDCND Lào sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, luận văn đề xuấtcác giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nướcCHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến năm 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về chính sách thương mại quốc tế đốivới các quốc gia
Trang 25- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thương mại quốc tế của nướcCHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, trên cơ sở đó đánhgiá được những mặt đạt được, những bất cập, hạn chế và tìm ra nguyên nhân củanhững bất cập, hạn chế đó.
- Từ đó luận văn đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tụcđiều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Lý luận và thực tiễn về chính sáchthương mại quốc tế của một quốc gia
và đề xuất định hướng, giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn áp dụng khung lý thuyết về chính sách thương mại quốc tế để phântích thực trạng, kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong việc thu thập,
xử lý thông tin với việc sử dụng các dữ liệu sẵn có
- Các dữ liệu sử dụng trong luận văn là các dữ liệu thứ cấp thu thập từ nguồn
dữ liệu được thu thập từ: Bộ Công thương Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Bộ Tàichính Lào, Quốc hội Lào
- Một số phương pháp khác: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu…Ngoài ra, luận văn sử dụng và tham khảo các công trình nghiên cứu trong vàngoài nước về các vấn đề có liên quan
Trang 266 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục các chữ viếttắt, danh mục bảng, biểu đồ, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về điều chỉnh chính sách thương mại quốc
tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Chương 2: Hiện trạng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước
CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương
mại quốc tế của nước CHDCND Lào đến năm 2020
Trang 27CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO KHI
GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO
Trong xu hướng tự do hoá thương mại và hội nhập KTQT, các quốc gia đềunhận thức rõ sự cần thiết phải mở cửa nền kinh tế, tham gia sâu rộng vào phân cônglao động quốc tế, thúc đẩy trao đổi TMQT Một nền kinh tế muốn phát triển xuấtkhẩu các sản phẩm chế biến thay vì nguyên liệu và tận dụng các nguồn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) trên thực tế không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia
hệ thống thương mại của WTO Mỗi một quốc gia khi gia nhập WTO đồng nghĩavới việc tham gia sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế Quá trình này giúp cácnước tận dụng được lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng kinh tế Vì vậy, trở nên
ổn định và bền vững hơn Sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ và phúc lợi chungcủa toàn xã hội được nâng cao nhờ nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quảhơn Quá trình hội nhập đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, đổi mới nền kinh
tế trong nước Xu hướng hội nhập KTQT hiện nay tạo ra sức ép buộc các nước phải
mở cửa, tự do hoá để hội nhập mạnh hơn, nhanh hơn Quá trình này cũng tạo ra cơhội rất lớn cho các nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá và tham gia cóhiệu quả hơn vào phân công lao động quốc tế
CHDCND Lào là một nước sản xuất nhỏ, còn nghèo nàn và lạc hậu, trình độphát triển khoa học-công nghệ còn rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiếuvốn đầu tư, thiếu lực lượng lao động chất lượng cao để thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH Đây chính là những khó khăn trong việc tham gia hợp tác kinh tế khu vực vàquốc tế Từ đó đòi hỏi phải nhanh chóng mở rộng phát triển mạnh mẽ ngành thươngmại và dịch vụ, lấy thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tăng
Trang 28trưởng; xác định thương mại là trọng tâm để phát triển kinh tế và thực hiện chiếnlược CNH-HĐH đất nước Nhận thức được tầm quan trọng của việc gia nhập các tổchức quốc tế trong đó đặc biệt là WTO, Lào rất nỗ lực trong việc đàm phán vàchính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO vào tháng 2/2013
Khi là thành viên của WTO, Lào sẽ có được nhiều cơ hội để phát triển nềnkinh tế, đặc biệt là tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Gia nhậpWTO sẽ khiến các doanh nghiệp tin tưởng hơn vì Lào sẽ được coi là một điểm đến
an toàn cho các nhà đầu tư Tuy nhiên, các nước đang gia nhập WTO phải chấpnhận một gói cam kết chung, được gọi là “cam kết cả gói” và thỏa thuận được vớitất cả các Thành viên WTO có yêu cầu nhượng bộ bổ sung để họ ủng hộ nước gianhập Yêu cầu này thường được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán songphương diễn ra trước khi gia nhập Các cuộc đàm phán gia nhập WTO được tiếnhành giữa nước xin gia nhập và tất cả các Thành viên WTO muốn tăng cường tiếpcận thị trường nước xin gia nhập Trong tiến trình gia nhập, nước xin gia nhập đàmphán các biểu nhượng bộ về thuế quan và các cam kết cụ thể về thương mại hànghóa, thương mại dịch vụ với các nước có quan tâm Vì thế, Lào bắt buộc phải điềuchỉnh chính sách TMQT của mình nhằm tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn, từngbước phù hợp với các nguyên tắc, quy tắc chung theo các điều khoản đã ký kết đồngthời giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gia nhập WTO và thực hiện côngbằng xã hội
1.2 Những nguyên tắc của WTO và nội dung chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh
1.2.1 Những nguyên tắc của WTO
a Nguyên tắc tương hỗ
Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng tương xứng nhautrong quan hệ buôn bán với nhau Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụthuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia Bên yếu hơn sẽ bị lép vế vàthường bị buộc phải chấp nhận những điều kiện do bên có thực lực kinh tế mạnhhơn đưa ra
Trang 29Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc này ít được các nước đề cập trongcác văn bản chính thức.
b Nguyên tắc tối huệ quốc
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt đốixử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước Nó có nghĩa là các bên tham gia trongquan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơnnhững ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
- Cách thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trongcác quan hệ kinh tế và TMQT đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thìcũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện
- Cách thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tếthương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế
và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóanhập khẩu từ nước thứ ba khác
Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc là khôngphải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia
có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế
Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằmchống phân biệt đối xử, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằngnhau, nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển Mức độ và phạm
vi áp dụng nguyên tắc MFN còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa cácnước với nhau
Nguyên tắc MFN được các nước tùy vào lợi ích kinh tế của mình mà áp dụngrất khác nhau, nhìn chung có hai cách áp dụng:
- Cách thứ nhất (Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện): Quốc gia đượchưởng tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị
do Chính phủ của quốc gia cho hưởng đòi hỏi
Trang 30- Cách thứ hai (Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện): Là nguyên tắcquốc gia này cho quốc gia khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiệnràng buộc nào cả.
Để đạt được chế độ MFN của một quốc gia khác, có hai phương pháp thực hiện:+ Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại.+ Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
MFN được tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cam kếtthực hiện lẫn nhau
Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước Hiện nay, các nước chuyển sang cụm từ quan hệ thương mại bình thường(Normal Trade Relations - NTR) hay quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn(Permanent Normal Trade Relations - PNTR) thay thế MFN
c Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc đối xử trong nước NT được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưthương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ Với ý nghĩa là đối xử như
“trong nước” đối với phía đối tác trong các lĩnh vực được ghi trong thỏa ước Quy
mô của nghĩa vụ này có thể thay đổi tùy thỏa ước, đối với hiệp định chung về thuếquan và thương mại GATT, NT được quy định chủ yếu trong điều III “Đãi ngộquốc gia về thuế và nguyên tắc đối xử trong nước” Trong thương mại hàng hóa,nếu như nguyên tắc MFN đòi hỏi đãi ngộ công bằng giữa các quốc gia thì nghĩa vụ
NT đòi hỏi sự đãi ngộ với hàng nhập khẩu, sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan vàbiên giới không được tệ hơn cách đãi ngộ dành cho hàng sản xuất trong nước
Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳnggiữa các nhà kinh doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnhvực thương mại, dịch vụ và đầu tư Hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệphí, thủ tục kinh doanh, nhưng phải tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh antoàn thực phẩm so với hàng hóa sản xuất nội địa
Về người lao động: Công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tếthương mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (Trừ quyền bầu cử vàtham gia nghĩa vụ quân sự)
Trang 31d Ưu đãi cho các nước đang phát triển
Nghiên cứu chế độ tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệtdành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ thuế quan ưu đãiphổ cập GSP (Generalized System of Preference)
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dànhcho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (gọi làcác nước nhận ưu đãi)
Lần đầu tiên Hội nghị của Liên Hiệp quốc về Thương Mại và phát triển (UNCTAD) năm 1968 thông qua việc áp dụng hệ thống thuế quan ưu đãi chung(GSP) dành cho các nước đang phát triển tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thịtrường, khuyến khích phát triển công nghiệp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế củacác nước này
Nội dung chính của chế độ GSP là:
- Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đanghoặc kém phát triển
- GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thànhphẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến
Đặc điểm của việc áp dụng GSP:
- Không mang tính chất cam kết: Chính sách GSP thay đổi từng thời kỳ; sốnước cho ưu đãi và nhận ưu đãi không cố định Hiện nay có đến 16 chế độ GSP baogồm 27 nước cho ưu đãi và 128 nước, vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi
- GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển: Trong quá trình thực hiện GSP,các nước công nghiệp phát triển kiểm soát và khống chế các nước nhận ưu đãi rấtchặt, biểu hiện ở cách quy định về nước được hưởng GSP Ví dụ như EU quy địnhnước đang phát triển nào có thu nhập GDP tính trên đầu người cao hơn6000USD/năm thì không còn được hưởng GSP nữa
Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP:
Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ nhữngnước được hưởng đều được miễn hay giảm thuế theo GSP Để được hưởng chế độ
Trang 32thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào thị trường những nước cho hưởng phảithỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng
- Điều kiện về vận tải (ví dụ như hàng vận chuyển không qua lãnh thổ củanước thứ ba hoặc không bị mua bán, tái chế , tại nước thứ ba)
- Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ (chứng từ xác nhận xuất xứ From A)Ngoài ra các quốc gia cũng đặt ra các nguyên tắc điều chỉnh chính sáchTMQT của riêng mình để đạt được các mục tiêu vĩ mô của quốc gia đó như:
- Tiếp tục phát huy những thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được
- Đáp ứng đòi hỏi bức xúc của tự do hoá thương mại
Quá trình hội nhập đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, đổi mới nềnkinh tế trong nước Xu hướng hội nhập KTQT hiện nay tạo ra sức ép buộc các nướcphải mở cửa, tự do hoá để hội nhập mạnh hơn, nhanh hơn
- Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO
Sau khi gia nhập WTO, các thành viên phải điều chỉnh chính sách TMQTnhằm thực thi các cam kết gia nhập WTO: Chỉ được bảo hộ sản xuất trong nướcbằng thuế quan, không sử dụng các hạn chế định lượng; mức thuế quan phải giảmdần và ràng buộc không tăng trở lại; áp dụng quy chế MFN, quy chế NT
- Khắc phục tình trạng bảo hộ quá mức đối với sản xuất nội địa
Đối với các nước đang phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế rất yếu.Chính phủ quốc gia đó có xu hướng bảo hộ quá mức đối với sản xuất nội địa Dovậy, khi gia nhập WTO cần khắc phục dần tình trạng này
- Tăng cường hiệu quả kinh tế, giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gianhập WTO
Điều chỉnh chính sách TMQT nhằm tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn từviệc gia nhập WTO đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gia nhậpWTO và thực hiện công bằng xã hội
Trang 331.2.2 Nội dung chính sách TMQT của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh
a Mở cửa thị trường
Mở cửa thị trường hay còn gọi là tiếp cận thị trường thực chất là mở cửa thịtrường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài Trong hệ thống thương mại đabiên, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều
đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở
Về mặt chính trị, tiếp cận thị trường thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mạicủa WTO Về mặt pháp lý tiếp cận thị trường thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràngbuộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khiđàm phán gia nhập WTO Như vậy, khi là thành viên của WTO, CHDCND Lào sẽphải có những điều chỉnh trong chính sách TMQT của mình cho phù hợp với nhữngđiều khoản đã cam kết
b Điều chỉnh danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu
Các thành viên của WTO phải đảm bảo quyền kinh doanh cho các doanhnghiệp và công dân của các thành viên khác Quyền kinh doanh bao gồm quyềnxuất, nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ quy định WTO CHDCND Lào phải cam kếtđảm bảo cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhậpkhẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân người Lào kể từ khi gia nhập Đối vớimột số mặt hàng được các bên đồng ý cho là nhạy cảm, CHDCND Lào có thể thỏathuận một lộ trình chuyển đổi đối với các nước thành viên khác
Các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không hiện diện tại CHDCND Làođược đăng ký quyền XNK tại Lào Quyền XNK chỉ là quyền đứng tên trên tờ khaihải quan để làm thủ tục XNK Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhânnước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước.Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của Lào trongviệc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩmnhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo, tạp chí
Một nội dung thường được các nước thành viên WTO đặc biệt quan tâm là cácthủ tục hải quan và quy định về thuế quan Để đáp ứng yêu cầu của WTO, các quốc
Trang 34gia xin gia nhập cần tham gia công ước về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hànghóa (HS) Danh mục hàng hoá thuộc HS bao gồm hơn 5000 nhóm hàng, được mãhoá tới 6 chữ số, sắp xếp theo cấu trúc pháp lý và logic Hệ thống được sử dụng trên
200 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, làm cơ sở cho việc xây dựng biểu thuếxuất, nhập khẩu và thu thập số liệu thống kê, phân tích thương mại trên toàn cầu.Ngôn ngữ chính thức của HS là tiếng Anh và tiếng Pháp
c Cắt giảm thuế quan
Điều chỉnh chính sách thuế quan là việc điều chỉnh (cắt giảm) các mức thuếtrong nước nhằm đạt tới một hệ thống thuế quan có cơ cấu hài hoà hoá với mục tiêuhiệu quả kinh tế, dễ dự báo và dễ điều hành, phù hợp với thông lệ quốc tế
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua “biêngiới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan” Thuế quan có thể đánhvào hàng hóa, dịch vụ XNK, hàng quá cảnh
Thuế quan trên thế giới có xu hướng hài hòa hóa do tự do hóa thương mại vàtoàn cầu hóa kinh tế
Hiện nay có 3 phương pháp đánh thuế quan cơ bản: Thuế quan theo giá trị hàng hóa, thuế quan tuyệt đối và thuế quan hỗn hợp.
Tùy thuộc vào mục đích đánh thuế quan, hoạt động kinh doanh, loại hàng hóadịch vụ và trong từng điều kiện cụ thể về thị trường và quan hệ thương mại mà cácloại thuế quan khác nhau được áp đặt với vai trò khác nhau
Theo quan điểm của IMF và Ngân hàng thế giới thì việc cắt giảm thuế quankhông tác động đáng kể đến nguồn thu hải quan của các nước đang phát triển Việcgiảm thuế quan được kết hợp với nhiều hình thức miễn giảm khác nhau đối với cácnước đang phát triển cũng như việc hiện đại hóa công tác điều hành hải quan - vốn
có thể có những tác động giúp các nước tăng nguồn thu hải quan, chứ không phảigiảm đi
Một số quan điểm khác thì cho rằng việc giảm thuế quan thường làm tăngnhập khẩu Trong những trường hợp nhất định, tác động này có thể bù đắp cho việcgiảm thuế quan và làm nguồn thu hải quan thực tế tăng lên Giảm thuế quan sẽ góp
Trang 35phần giảm buôn lậu và tham nhũng nên có tác động tích cực đến các nguồn tàichính của chính phủ.
d Điều chỉnh các công cụ phi thuế quan theo xu hướng tự do hóa phù hợp với nguyên tắc của WTO
Điều chỉnh chính sách phi thuế quan là việc hạn chế dần tiến tới loại bỏ việc
sử dụng các biện pháp phi thuế quan
Các công cụ phi thuế quan bao gồm:
- Trợ cấp: Gồm các chính sách và biện pháp kinh tế tác động gián tiếp đến hoạtđộng thương mại như: Chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả…
- Các biện pháp hạn chế định lượng:
Cấm nhập khẩu
Là hàng rào phi thuế quan được áp đặt lên một số hàng hóa, dịch vụ nhất địnhtrong một khoảng thời gian xác định Cấm nhập khẩu thường áp đặt chủ yếu chohàng hóa ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, các chất độc hại, sản phẩm văn hóagây tác hại cho đạo đức, xã hội Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển đểbảo hộ cho một số ngành công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệpnon trẻ, hàng rào TMQT cấm nhập khẩu vẫn dùng khá phổ biến
Vai trò của hàng rào cấm nhập khẩu là để bảo hộ, tạo điều kiện cho các ngànhsản xuất trong nước phát triển, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợiích của cộng đồng dân cư trong nước nhập khẩu Hàng rào cấm nhập khẩu cần phải
sử dụng kết hợp với công cụ chính sách khác, kể cả chính sách thương mại nội địamới có thể phát huy vai trò kích thích sản xuất trong nước phát triển Nếu không,hàng rào cấm nhập khẩu sẽ có tác dụng ngược lại tạo ra độc quyền, lãng phí nguồnlực xã hội và làm giảm năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.Tác động kinh tế của cấm nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu là hàng hóa,dịch vụ không thâm nhập được vào thị trường, sản lượng sẽ giảm và ảnh hưởng đếnviệc làm Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải cắt giảm tiêudùng và chịu giá cả cao hơn Người sản xuất sẽ đẩy sản lượng lớn đến điểm cânbằng nội địa và được hưởng lợi do tăng sản lượng và giá cả cao hơn Thiệt hại của
Trang 36người tiêu dùng một phần thuộc về người sản xuất và một phần là thiệt hại ròng của
xã hội do nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa thay thếnhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là lượng hàng hóa được phép nhập khẩu vào một quốcgia hay vùng lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định Hạn ngạch nhập khẩu là hàng ràothương mại phi thuế quan đơn giản nhất Cơ chế tác động của hạn ngạch cũng cóthể so sánh với tác động của thuế quan Hạn ngạch tác động về mặt lượng còn thuếquan tác động thông qua giá
Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng rào định lượng do Chính phủ sửdụng đối với một số hàng hóa khi xuất hoặc nhập khẩu vào một thị trường xác định
Có thể áp đặt cho các doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu Cấp phép có thể theo thời
kỳ hoặc cho từng số lượng hàng hóa nhất định Cấp phép xuất hoặc nhập khẩu có thể
tự động hoặc không tùy vào điều kiện thương mại cụ thể giữa hai quốc gia Mục đích
là quản lý những mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là hàng rào phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thỏa thuận hạn chế xuấtkhẩu một số loại hàng hóa cụ thể sang một số thị trường cụ thể Hạn chế xuất khẩu
tự nguyện có thể là chính thức hoặc không chính thức Hạn ngạch của hạn chế xuấtkhẩu tự nguyện không nghiêm ngặt, mang tính linh hoạt Tùy sự biến động củacung cầu về hàng hóa trên thị trường cụ thể, các thành viên tham gia hạn chế xuấtkhẩu tự nguyện có thể thắt chặt hay nới lỏng hạn ngạch
Tác động kinh tế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng tương tự như hạnngạch nhập khẩu nhưng có ba sự khác biệt lớn Thứ nhất là tiến thuê hạn ngạch dohạn chế xuất khẩu tự nguyện hoàn toàn thuộc về dân cư của nước xuất khẩu Cónghĩa là nước nhập khẩu bị thiệt Thứ hai, ảnh hưởng cân bằng tổng quan ở chỗnước nhập khẩu phải thanh toán ở mức giá nội địa đầy đủ mà không ở mức giá thếgiới cho các hàng hóa nhập khẩu Thứ ba, hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính
Trang 37phân biệt đối xử nên chỉ áp dụng cho các nước cung ứng sản phẩm với chi phí thấpnhất Hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có thể buộc các nhà nhập khẩu phải chấpnhận nhập khẩu của nước có chi phí cao hơn và phân phối không hiệu quả cácnguồn lực của thế giới
- Các biện pháp quản lý về giá:
Phương thức định giá hải quan
Phương thức định giá hải quan là hàng rào phi thuế quan kỹ thuật dễ nhận thấynhất Nếu thực hiện tính thuế theo giá trị hàng hóa, bằng cách định giá hàng nhậpkhẩu ở mức giá cao hơn, nhân viên hải quan tăng tiền thuế phải trả Sử dụngphương thức định giá hải quan như là một hàng rào thương mại chỉ làm tăng chi phínhập khẩu tương tự như thuế quan nhưng không làm tăng thu nhập cho Chính phủcủa nước nhập khẩu
Quy định giá bán tối đa trong nước
Để cản trở một số loại hàng hóa nhập khẩu, công cụ quy định giá bán tối đatrong nước có thể được sử dụng bằng cách quy định giá bán tối đa cao, người tiêudùng phải chịu chi phí bổ sung tối đa trong nước thấp, người nhập khẩu sẽ khôngđạt được lợi nhuận mong muốn nên cắt giảm sản lượng nhập khẩu Áp dụng cho cáchàng hóa tiêu dùng hoặc đầu vào thay thế nhập khẩu
Phụ thu và phí
Khi tham gia các liên kết KTQT hoặc thực hiện các hiệp định thương mại đaphương hoặc song phương, các hàng rào định lượng không được sử dụng, thuế quanphải cắt giảm theo phụ thu và các loại phí được sử dụng Phụ thu là một khoản thutheo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá trị hàng hóa hay một số tiền tuyệt đối trên mộtđơn vị hàng hóa áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Thuế nội địa
Không phân biệt hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước Tuy nhiên đốivới một số hàng hóa có thể đề ra các loại thuế khác nhau với mức thuế khác nhau.Thuế tiêu thụ đặc biệt là một hàng rào điển hình
Trang 38- Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thương mại Nhà nước
Phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thương mại Nhà nước và doanh nghiệpngoài Nhà nước cũng là một loại rào cản TMQT Nhiều doanh nghiệp thương mạiNhà nước được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh XNK dẫn đến chênh lệch giá
Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
Một số quốc gia trên thế giới sử dụng việc trao quyền kinh doanh XNK chodoanh nghiệp như một hàng rào thương mại, chỉ những doanh nghiệp được phépcủa Chính phủ mới được quyền kinh doanh XNK dẫn đến phân phối sai lệch lợi íchTMQT
Đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu
Áp đặt lên hàng xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu những hàng hóa khôngkhuyến khích
- Hàng rào kỹ thuật: Là những quy định của các quốc gia về tiêu chuẩn kỹthuật sản xuất và sản phẩm Trên thị trường thế giới có các tiêu chuẩn kỹ thuật củacác quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế Tiêu chuẩn kỹ thuật không mang tính bắtbuộc vì một hàng hóa có thể tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của nước nhậpkhẩu hoặc nước sản xuất Tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ có thể trở thành hàng rào thươngmại khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dùng
Quy định kỹ thuật là mang tính bắt buộc Doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trìnhsản xuất, thay đổi yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đáp ứng quy trình kỹ thuật
Xuất xứ và nhãn hiệu hàng hóa là các quốc gia nhất là những nước phát triểnthường quy định chặt chẽ về nhãn hàng hóa, từ chữ viết, khổ chữ Những hàng hóakhông đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng đều không được nhập khẩu Cùng với nhãnhàng là quy định về xuất xứ hàng hóa Nhiều quốc gia quy định nơi sản xuất, cáchàng hóa nhập khẩu phải ghi rõ xuất xứ trên bao bì
- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: Áp dụng với các sản phẩm nhập
Trang 39khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trongnước sản xuất các sản phẩm tương tự (tự vệ, chống trợ cấp, chống bán phá giá)
- Các biện pháp quản lý hành chính: Quy định về thanh toán thuế nhập khẩu,các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu vàkhông phân biệt đó là hàng nhập khẩu hay hàng hóa tái xuất khẩu, tạm nhập táixuất, hàng hóa là đầu vào của kinh doanh gia công quốc tế Gắn với quy định nàythường là thủ tục hoàn thuế phức tạp và mất thời gian đã làm cho nhiều nhà nhậpkhẩu nản chí
- Các biện pháp liên quan đến đầu tư:
Hàm lượng nội địa
Quy định thành phần sản phẩm có nguồn gốc địa phương cũng là một hàng ràothương mại quan trọng Các quy định này bảo vệ các nhà sản xuất phụ tùng nội địatương tự như hạn ngạch nhập khẩu Tuy nhiên, các quy định này không khuyếnkhích đầu tư nước ngoài mà chỉ làm tăng buôn bán và có thể làm tăng chi phí dohàng hóa không được kết thúc quá trình sản xuất tại nơi có chi phí thấp nhất
Tỷ giá hối đoái
Nhiều quốc gia quy định tỷ lệ giữa lượng ngoại hối để nhập khẩu và lượngngoại hối thu được từ xuất khẩu đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Tácđộng của hàng rào này tới ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng vì đây lànhững ngành mang lại lợi nhuận cao và nguồn nguyên liệu trong nước sẵn có
Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu
Đối với một số loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng trong nước đã tới hạn và
để bảo hộ thị trường cho doanh nghiệp nội địa, quy định tỷ lệ sản phẩm xuất khẩutrở thành một hàng rào quan trọng Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao buộc các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào xuấtkhẩu sản phẩm, hạn chế tiêu thụ nội địa
Các biện pháp mới
Trang 40Các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào khi gia nhập WTO
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia khi tham gia vào các tổ chức KTQTđều phải đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộccủa các tổ chức đó từ thời điểm gia nhập
Thứ nhất, phải kể đến là các nguyên tắc các quốc gia cam kết phải tuân thủ,trên cơ sở đó, các quốc gia bắt buộc phải có những điều chỉnh chính sách TMQTcho phù hợp Ví dụ, khi là thành viên của WTO các quốc gia phải tuân theo nguyêntắc đối xử tối huệ quốc (MFN): “Tối huệ quốc” có nghĩa là “nước được ưu đãinhất”, “nước được ưu tiên nhất” Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việcWTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thươngmại của mình Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau:
Thứ nhất, mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác củaWTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất” Nếu một nước dànhcho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước nàycũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO đểtất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất” Như vậy, kết quả là khôngphân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào Khi là thành viên của WTO, thìcác chính sách TMQT của CHDCND Lào cũng phải tuân theo nguyên tắc này.Thứ hai, sau khi gia nhập các tổ chức quốc tế, các yêu cầu về minh bạchkhông phân biệt đối xử cam kết sẽ có tác động góp phần làm thay đổi hệ thốngkhuôn khổ pháp luật theo hướng ngày càng đồng bộ, công bằng, hiệu quả, minhbạch và công khai kết hợp với hiện đại hoá công tác quản lý thuế Đồng thời, nhằmthực hiện các cam kết về trợ cấp, các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế cũng sẽ đượcđiều chỉnh theo hướng xoá bỏ cơ chế bao cấp, xây dựng và hoàn thiện chính sách,theo hướng bảo đảm bình đẳng, ổn định, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để các