Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 90 - 91)

NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM

3.2.1.Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các thông lệ quốc tế

Khi đã là thành viên của WTO và tham gia các tổ chức KTQT, Lào phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như: Không phân biệt đối xử thông qua thực hiện MFN và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT); nguyên tắc về thương mại tự do hơn (ngày càng giảm dần các biện pháp can thiệp vào thương mại); nguyên tắc về tính có thể dự đoán và đảm bảo minh bạch hóa quá trình thiết kế và thực thi chính sách; đảm bảo cạnh tranh công bằng; khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế. Các quyền lợi về thâm nhập thị trường, tham gia đàm phán và các nghĩa vụ như mở cửa thị trường, báo cáo tình hình thực hiện cắt giảm các biện pháp can thiệp vào thương mại, đầu tư cần phải được thực hiện.

Lào phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với luật chơi chung trong các tổ chức đó. Việc quán triệt quan điểm này sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các tổ chức khu vực, quốc tế và chủ động tận dụng được các cơ hội từ hội nhập KTQT. Việc đàm phán thay đổi hoàn toàn lịch trình thực hiện cam kết là điều không nên làm và khó có thể được chấp nhận. Lào cần xác định thái độ tuân thủ nhưng không bó buộc trong các lịch trình thực hiện bởi vì những mốc thời gian là mục tiêu chung và các quốc gia được quyền chủ động đề xuất việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại các cuộc đàm phán cũng như có những linh hoạt trong một khuôn khổ nhất định khi thực hiện (lộ trình cho từng mặt hàng, từng lĩnh vực cụ thể).

- Các công cụ chính sách trong quản lý Nhà nước về thương mại trên thị trường nội địa phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với các thông lệ quốc tế để áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia trên thị trường.

- Các công cụ về tài chính như thuế, phí; các công cụ về tiền tệ như lãi suất, thị trường mở, tỷ giá hối đoái phải đổi mới phù hợp với lộ trình mở cửa và hội nhập theo nguyên tắc “có đi, có lại”, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của quốc gia để tận dụng triệt để các cơ hội và vượt qua thách thức khi tiến hành hội nhập.

- Công cụ chính sách đòn bẩy quản lý thương mại phải đổi mới theo hướng minh bạch, rõ ràng cùng với việc giảm thuế và bãi bỏ các hàng rào phi thuế quan thuế cho phù hợp với lộ trình như đã cam kết, đồng thời phải bảo vệ được sản xuất

trong nước và bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, phải tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

- Xóa bỏ nhưng quy định trong các công cụ chính sách mà thế giới không thừa nhận, đồng thời xây dựng bổ sung và triển khai vận hành các quy định mà các nước, đặc biệt là các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thừa nhận. - Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, cần chọn một số dịch vụ có lợi thế so sánh để mở cửa hội nhập dần từng bước tiến tới xóa bỏ độc quyền về dịch vụ trên thị trường Lào.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 90 - 91)