Hiện trạng điều chỉnh các công cụ, biện pháp phi thuế quan

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 57)

b. Về giá trị tính thuế

2.3.2.Hiện trạng điều chỉnh các công cụ, biện pháp phi thuế quan

Chính sách quản lý hoạt động XNK bằng hàng rào phi thuế quan mà Lào áp dụng chủ yếu là:

a. Các hình thức hạn chế định lượng: Những biện pháp hạn chế định lượng mà Lào sử dụng trong quá trình XNK thời gian qua bao gồm:

Thứ nhất là cấm xuất khẩu, nhập khẩu

Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trước đây được Chính phủ công bố hàng năm, từ năm 2001 được quy định cho thời gian 5 năm, từ năm 2006 trở đi áp dụng dài hạn. Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hiện nay là ở trong Thông báo số 0973/BCT-XNK ngày 25/5/2011 về hàng hóa cấm xuất

khẩu, cấm nhập khẩu (thay thế Thông báo số 2151/BCT-XNK ngày 30/10/2009 trước đây). Trong danh mục này, có 2 nhóm mặt hàng riêng mặt hàng cấm xuất khẩu theo mã thuế 9706.00.00 gồm các vật phẩm văn hóa có tuổi đời từ 50 năm trở lên. 6 nhóm mặt bị cấm nhập khẩu, bao gồm: Mã thuế 8710.00.00 là đạn dược và các loại vũ khí, mã thuế 1211.40.00 là thuốc phiện, mã thuế 8443.19.00 là máy in tiền giấy.

Những mặt hàng Lào cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nêu trên là nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quan đến văn hóa là cơ bản phù hợp với những điều ước quốc tế mà Lào đã ký kết, tham gia.

Các tổ chức, cá nhân không được phép xuất hay nhập khẩu các hàng hóa trong danh mục cấm xuất khẩu và nhập khẩu trừ khi được ủy quyền bởi Chính phủ nước CHDCND Lào. Trong trường hợp được phép được xuất hay nhập khẩu các hàng hóa trên, tổ chức hay các nhân phải nộp đơn kèm theo giấy xác nhận đến cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai là hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

Hạn ngạch là một trong những biện pháp hạn chế định lượng. Hạn ngạch quy định số lượng hay giá trị mặt hàng nào đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Việc sử dụng hạn ngạch có tác dụng nhất định trong quản lý và kiểm soát hoạt động XNK, tuy nhiên hạn ngạch lại tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, việc phân phối hạn ngạch cũng như thủ tục xin phép phức tạp sinh ra tham nhũng, hối lộ, cửa quyền. Đồng thời theo quan điểm của WTO biện pháp này không được phép áp dụng. Bởi vậy, ngày 4/4/2013, Bộ Công thương đã ra Thông tư 04/BCT-XNK. Nội dung Thông tư nêu rõ “tinh thần chung là giảm tối thiểu mặt hàng xuất nhập khẩu phải quản lý bằng hạn ngạch chỉ áp dụng đối với các mặt hàng mà Lào có cam kết theo Hiệp định thương mại với nước ngoài”. Theo Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục quản lý bằng hạn ngạch chỉ áp dụng cho hai mặt hàng xuất khẩu:

- Hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada, Na Uy. Đây là nhóm hàng do khu vực EU và các nước khác quản lý định lượng. Để tránh sự cạnh tranh trên những thị trường tiềm năng này, Lào phải phân hạn ngạch cho các doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì biện pháp mang tên “hạn ngạch” chỉ còn áp dụng cho một mặt hàng xuất khẩu là hàng dệt may xuất khẩu theo hạn ngạch mà Lào thỏa thuận với nước ngoài do Bộ Công thương công bố cho từng thời kỳ.

Song thực tế những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng đối với hàng nhập khẩu như kế hoạch nhập khẩu, hạn mức nhập khẩu.

Biện pháp hạn ngạch thuế quan mà Lào áp dụng phạm vi còn hẹp, chưa mang tính phổ biến, khối lượng nhập khẩu còn ít, đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, phát huy tác dụng kém, cần được khuyến khích sử dụng hơn nữa vì kinh nghiệm cho thấy hầu hết các nước thành viên WTO đều áp dụng biện pháp này rất có hiệu quả.

Thứ ba là giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Theo Quy định số 297/QĐ-XNK ngày 9/11/2005, tất cả các loại hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải xin giấy phép cho từng chuyển hàng do Bộ Công thương và Du lịch cấp.

Trong thời gian này công ty muốn XNK cần phải có được ít nhất 3 giấy phép khác nhau của Bộ Công thương:

- Giấy phép chung cho phép kinh doanh về xuất nhập khẩu.

- Kế hoạch xuất khẩu hay nhập khẩu phải được chấp nhận trước khi công ty có thể thương thuyết với bạn hàng hay công ty cung ứng nước ngoài.

- Sau khi thỏa thuận xong về hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu còn phải có giấy phép riêng cho mỗi chuyển hàng.

Đến tháng 11/2007, các quy định này được nới lỏng. Yêu cầu về giấy phép dần dần được xoá bỏ. Hiện nay đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thông thường không cần phải xin phép cho từng chuyển hàng, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu không cần phải được duyệt.

Riêng theo Nghị định số 180/NĐ-TTg ngày 7/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa”. Nghị định này đề ra nguyên tắc, luật lệ và thủ tục cấp phép nhập khẩu, được thực hiện thống nhất trong cả nước và được quản lý một cách đơn giản, minh bạch phù hợp với các công ước quốc tế mà Lào là thành viên. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy dòng chảy của TMQT, tăng cường sự phát triển của nền kinh tế đất nước và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của người dân Lào. Nghị định này áp dụng đối với tất cả hàng hoá thuộc diện cấp phép nhập khẩu của cá nhân, tổ chức, pháp nhân được phép nhập khẩu những hang hóa đó. Nghị định này không được áp dụng đối với hàng hoá thuộc loại vệ sinh dịch tễ (SPS) và các hàng rào kỹ thuật trong biện pháp thương mại. Một số nguyên tắc về thủ tục cấp phép nhập khẩu bao gồm: Cấp giấy phép nhập khẩu được quy định và quản lý một cách đơn giản, minh bạch, công bằng và vô tư; các ứng viên của Lào và của các nước được đối xử trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật trong đăng ký và xin giấy phép nhập khẩu; giấy phép nhập khẩu có giá trị trong 1 năm và sẽ được sử dụng trong thời hạn hiệu lực và sẽ trở thành không hợp lệ tự động khi hết thời gian v.v… Còn về cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa có 2 hình thức như: Giấy phép nhập khẩu tự động và giấy phép nhập khẩu không tự động.

- Giấy phép nhập khẩu tự động

(1) Tất cả các ứng viên đáp ứng yêu cầu của pháp luật về hội tụ đủ điều kiện để cấp giấy phép nhập khẩu tự động sẽ được đối xử bình đẳng để yêu cầu và có được giấy phép.

(2) Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu tự động có thể được gửi vào bất kỳ vào các ngày làm việc trước khi thông quan hàng hóa.

(3) Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu tự động phải được chấp thuận ngay lập tức nếu có thể, tối đa trong vòng 10 ngày làm việc.

(Bộ Công thương sẽ phối hợp với các cơ quan Chính phủ có liên quan có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu trong việc xác định của tất cả các tài liệu cần thiết đối với hàng hoá nhập khẩu).

(1) Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu không tự động thường được sử dụng khi có những hạn chế định lượng (quota) về việc nhập khẩu hàng hoá. Ngoài những hạn chế đó, các thủ tục sẽ không gây trở ngại thêm cho nhập khẩu hàng hoá.

(2) Trong trường hợp giấy phép nhập khẩu không tự động được áp dụng vì lý do khác ngoài các hạn chế định lượng hoặc có những ngoại lệ cho phép nhập khẩu không tự động, các cơ quan ban hành giấy phép có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cấp giấy phép nhập khẩu cho tất cả các đơn vị kinh doanh và các cơ quan chính phủ có liên quan để biết và để thực hiện chúng.

(3) Các hồ sơ được xem xét trên cơ sở đến trước được xét trước, tất cả phải được xử lý trong vòng 30 ngày làm việc. Nếu tất cả các hồ sơ được coi là đồng thời, thời gian xử lý không được dài quá 60 ngày, với thời gian bắt đầu vào ngày hôm sau ngày kết thúc thời gian công bố áp dụng.

Vậy, Bộ Công thương sẽ quy định các hàng hóa cho phép trong giấy phép nhập khẩu tự động và không tự động, phối hợp và tham khảo ý kiến với các bộ có liên quan. Bộ Công thương có trách nhiệm thông báo danh sách này cho tất cả các đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp. Thông báo của bộ sẽ được công bố trên trang web của cơ quan cấp phép nhập khẩu và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đó. Trong trường hợp cấp giấy phép nhập khẩu tự động là không còn cần thiết, nó sẽ được bãi bỏ ngay lập tức.

Theo Thông báo số 0076/BCT-XNK ngày 13/1/2012 về danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu tự động và không tự động. (thay thế Thông báo số 0826/BCT-XNK ngày 3/5/2011 trước đây). Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chỉ giới hạn các mặt hàng cần kiểm soát XNK theo quy định của Điều ước quốc tế mà Lào tham gia ký kết hoặc do Bộ Công thương công bố cho từng thời kỳ như một số mặt hàng sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu tự động STT HS Code Sản phẩm Lý do Cơ quan chịu

trách nhiệm

8701.30.20 8701.90 87.02-87.05 87.11 bộ, trừ phương tiện đường bộ có 3 bánh xe (87.04.31) thống kê (Vụ xuất nhập khẩu) 02 27.10 27.11 Dầu mỏ và khí ga Cho mục đích thống kê Bộ Công thương (Vụ xuất nhập khẩu) 03 26.01-26.17 Khoáng sản và các sản phẩm khoáng sản Cho mục đích thống kê Bộ Năng lượng và Mỏ (Vụ Mỏ)

Nguồn: Bộ Công thương Lào

Bảng 2.5: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu không tự động STT HS Code Sản phẩm Lý do Cơ quan chịu

trách nhiệm 01 93.03.20 93.03.30 Súng và đạn cho mục đích thể thao Sự an toàn của công đồng và an ninh quốc gia Bộ Quốc phòng (Vụ An ninh quốc gia) 02 7108.12.10 Vàng miếng (Chỉ

đối với vàng miếng được công nhận nhà nước là

phương tiện thanh toán) Sự ổn định ngoại tệ Ngân hàng Lào (Vụ Chính sách tiền tệ)

Nguồn: Bộ Công thương Lào

Bảng 2.6: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu tự động STT HS Code Sản phẩm Lý do Cơ quan chịu

trách nhiệm 01 4403 4407.10-4407.28 Gỗ tròn, thân cây, vỏ cây, gỗ thô chế biến và gỗ bán Để giám sát sự phù hợp của chuỗi hệ thống Bộ Công thương (Vụ xuất nhập

0601 thành phẩm từ khai thác rừng trồng hành trình sản phẩm (CoC) khẩu) 02 2601-2617 Khoáng sản và các sản phẩm khoáng sản Để bảo vệ nguồn lực tự nhiên Bộ Năng lượng và Mỏ (Vụ Mỏ)

Nguồn: Bộ Công thương Lào

Bảng 2.7: Danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu không tự động STT HS Code Sản phẩm Lý do Cơ quan chịu

trách nhiệm 01 4403 4407.10-4407.28 0601 Gỗ tròn, thân cây, vỏ cây, gỗ thô chế biến và gỗ bán thành phẩm từ khai thác rừng tự nhiên Để giám sát sự phù hợp của chuỗi hệ thống hành trình sản phẩm(CoC) Bộ Công thương (Vụ xuất nhập khẩu) 02 7108.12.10 Vàng miếng (Chỉ đối với vàng miếng được công nhận nhà nước là phương tiện thanh toán) Sự ổn định ngoại tệ Ngân hàng Lào (Vụ Chính sách tiền tệ)

Nguồn: Bộ Công thương Lào

Hiện nay, việc quản lý XNK hàng hoá được thực hiện theo Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Công thương và các bộ quản lý chuyên ngành. Nhìn chung, so với thời kỳ trước, các quy định về quản lý XNK hiện hành được hoàn thiện theo hướng thông thoáng và minh bạch hơn, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động XNK. Việc cấp phép hiện nay chỉ đơn giản là công cụ để thực hiện kiểm soát đối với hàng nhập khẩu có điều kiện.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Lào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số vốn tự có của họ là quá nhỏ nên không thể tự đầu tư đổi mới công nghệ, không đáp ứng được các yêu cầu sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy, chính sách tín dụng xây dựng sẽ hỗ trợ vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp thực hiện các khâu sản xuất, chế biến, thu mua, vận chuyển và thanh toán hàng xuất khẩu. Các tổ chức tín dụng đã cho vay vốn đối với mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Riêng Quỹ hỗ trợ phát triển trong năm 2012 cho vay 957 tỷ kíp; năm 2013 cho vay: 1.287 tỷ kíp. Mức lãi suất cho vay theo Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 quy định giảm lãi suất 0.3% so với các loại cho vay khác. Trên thực tế, chính sách hỗ trợ này thực hiện chưa được rộng rãi, mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng nông sản, dệt may, phần mềm máy tính. Để thực hiện có hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ, khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu Lào, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã được thành lập theo Quyết định số 31/QĐ-TTg ngày 01/02/2013 (thay thế cho Quỹ khen thưởng trước đây) và được sử dụng vào mục đích:

- Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần lãi suất vay vốn ngân hàng để mua và dự trữ hàng nông sản xuất khẩu khi giá cả thị trường thế giới giảm không có lợi cho sản xuất trong nước.

- Hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng khi gặp rủi ro trong xuất khẩu.

- Thưởng cho việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt hàng lần đầu tiên tham gia xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao được tổ chức quốc tế công nhận bằng văn bằng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và hiệu quả cao.

- Hỗ trợ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Từ ngày 1/10/2013, chương trình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo quy chế mới đã được áp dụng theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg. Theo đó, doanh nghiệp được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua hai hình thức: Tín dụng trung hạn, dài hạn và tín dụng ngắn hạn. Các hình thức ưu đãi qua tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn gồm: Cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu

tư. Hình thức ưu đãi qua tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn gồm: Cho vay vốn ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Cho vay vốn ngắn hạn với lãi suất ưu đãi chỉ dành cho những đơn vị xuất khẩu những mặt hàng thuộc diện khuyến khích xuất khẩu. Theo Quyết định của Bộ Công thương số 755/QĐ-BCT ngày 20/06/2013, danh mục mặt hàng được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu năm 2013 gồm: Gạo; lạc nhân; cà phê; chè; hạt tiêu; hạt điều đã qua chế biến; rau quả; đường, gia cầm; gốm sứ; đỗ gỗ mỹ nghệ; mây tre lá; sản phẩm tơ và lụa; sản phẩm; hàng dệt kim; máy tính nguyên chiếc và phụ kiện máy tính. Đây là 18 sản phẩm chủ yếu có sức cạnh tranh, nhằm tăng cường hỗ trợ đầu vào, giảm chi phí sản xuất.

Hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường thế giới, giúp cho các nhà sản xuất bán được sản phẩm và mở rộng thị trường. Như vậy, việc cho vay tín dụng xuất khẩu đã có một sự khởi đầu tích cực. Tuy nhiên, quy trình thủ tục vay vốn còn

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 57)