Nội dung chính sách TMQT của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 30)

GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ

1.2.2.Nội dung chính sách TMQT của nước CHDCND Lào cần phải điều chỉnh

a. Mở cửa thị trường

Mở cửa thị trường hay còn gọi là tiếp cận thị trường thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong hệ thống thương mại đa biên, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở.

Về mặt chính trị, tiếp cận thị trường thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO. Về mặt pháp lý tiếp cận thị trường thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO. Như vậy, khi là thành viên của WTO, CHDCND Lào sẽ phải có những điều chỉnh trong chính sách TMQT của mình cho phù hợp với những điều khoản đã cam kết.

b. Điều chỉnh danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu

Các thành viên của WTO phải đảm bảo quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp và công dân của các thành viên khác. Quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất, nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ quy định WTO. CHDCND Lào phải cam kết đảm bảo cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân người Lào kể từ khi gia nhập. Đối với một số mặt hàng được các bên đồng ý cho là nhạy cảm, CHDCND Lào có thể thỏa thuận một lộ trình chuyển đổi đối với các nước thành viên khác.

Các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không hiện diện tại CHDCND Lào được đăng ký quyền XNK tại Lào. Quyền XNK chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục XNK. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của Lào trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo, tạp chí...

Một nội dung thường được các nước thành viên WTO đặc biệt quan tâm là các thủ tục hải quan và quy định về thuế quan. Để đáp ứng yêu cầu của WTO, các quốc gia xin gia nhập cần tham gia công ước về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng

hóa (HS). Danh mục hàng hoá thuộc HS bao gồm hơn 5000 nhóm hàng, được mã hoá tới 6 chữ số, sắp xếp theo cấu trúc pháp lý và logic. Hệ thống được sử dụng trên 200 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, làm cơ sở cho việc xây dựng biểu thuế xuất, nhập khẩu và thu thập số liệu thống kê, phân tích thương mại trên toàn cầu. Ngôn ngữ chính thức của HS là tiếng Anh và tiếng Pháp.

c. Cắt giảm thuế quan

Điều chỉnh chính sách thuế quan là việc điều chỉnh (cắt giảm) các mức thuế trong nước nhằm đạt tới một hệ thống thuế quan có cơ cấu hài hoà hoá với mục tiêu hiệu quả kinh tế, dễ dự báo và dễ điều hành, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua “biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan”. Thuế quan có thể đánh vào hàng hóa, dịch vụ XNK, hàng quá cảnh.

Thuế quan trên thế giới có xu hướng hài hòa hóa do tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế.

Hiện nay có 3 phương pháp đánh thuế quan cơ bản: Thuế quan theo giá trị hàng hóa, thuế quan tuyệt đối và thuế quan hỗn hợp.

Tùy thuộc vào mục đích đánh thuế quan, hoạt động kinh doanh, loại hàng hóa dịch vụ và trong từng điều kiện cụ thể về thị trường và quan hệ thương mại mà các loại thuế quan khác nhau được áp đặt với vai trò khác nhau.

Theo quan điểm của IMF và Ngân hàng thế giới thì việc cắt giảm thuế quan không tác động đáng kể đến nguồn thu hải quan của các nước đang phát triển. Việc giảm thuế quan được kết hợp với nhiều hình thức miễn giảm khác nhau đối với các nước đang phát triển cũng như việc hiện đại hóa công tác điều hành hải quan - vốn có thể có những tác động giúp các nước tăng nguồn thu hải quan, chứ không phải giảm đi.

Một số quan điểm khác thì cho rằng việc giảm thuế quan thường làm tăng nhập khẩu. Trong những trường hợp nhất định, tác động này có thể bù đắp cho việc giảm thuế quan và làm nguồn thu hải quan thực tế tăng lên. Giảm thuế quan sẽ góp phần giảm buôn lậu và tham nhũng nên có tác động tích cực đến các nguồn tài

chính của chính phủ.

d. Điều chỉnh các công cụ phi thuế quan theo xu hướng tự do hóa phù hợp với nguyên tắc của WTO

Điều chỉnh chính sách phi thuế quan là việc hạn chế dần tiến tới loại bỏ việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan.

Các công cụ phi thuế quan bao gồm:

- Trợ cấp: Gồm các chính sách và biện pháp kinh tế tác động gián tiếp đến hoạt động thương mại như: Chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả…

- Các biện pháp hạn chế định lượng:

Cấm nhập khẩu

Là hàng rào phi thuế quan được áp đặt lên một số hàng hóa, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Cấm nhập khẩu thường áp đặt chủ yếu cho hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, các chất độc hại, sản phẩm văn hóa gây tác hại cho đạo đức, xã hội. Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển để bảo hộ cho một số ngành công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, hàng rào TMQT cấm nhập khẩu vẫn dùng khá phổ biến.

Vai trò của hàng rào cấm nhập khẩu là để bảo hộ, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước phát triển, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng dân cư trong nước nhập khẩu. Hàng rào cấm nhập khẩu cần phải sử dụng kết hợp với công cụ chính sách khác, kể cả chính sách thương mại nội địa mới có thể phát huy vai trò kích thích sản xuất trong nước phát triển. Nếu không, hàng rào cấm nhập khẩu sẽ có tác dụng ngược lại tạo ra độc quyền, lãng phí nguồn lực xã hội và làm giảm năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.

Tác động kinh tế của cấm nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ không thâm nhập được vào thị trường, sản lượng sẽ giảm và ảnh hưởng đến việc làm. Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải cắt giảm tiêu dùng và chịu giá cả cao hơn. Người sản xuất sẽ đẩy sản lượng lớn đến điểm cân bằng nội địa và được hưởng lợi do tăng sản lượng và giá cả cao hơn. Thiệt hại của người tiêu dùng một phần thuộc về người sản xuất và một phần là thiệt hại ròng của

xã hội do nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa thay thế nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu là lượng hàng hóa được phép nhập khẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định. Hạn ngạch nhập khẩu là hàng rào thương mại phi thuế quan đơn giản nhất. Cơ chế tác động của hạn ngạch cũng có thể so sánh với tác động của thuế quan. Hạn ngạch tác động về mặt lượng còn thuế quan tác động thông qua giá.

Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng rào định lượng do Chính phủ sử dụng đối với một số hàng hóa khi xuất hoặc nhập khẩu vào một thị trường xác định. Có thể áp đặt cho các doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu. Cấp phép có thể theo thời kỳ hoặc cho từng số lượng hàng hóa nhất định. Cấp phép xuất hoặc nhập khẩu có thể tự động hoặc không tùy vào điều kiện thương mại cụ thể giữa hai quốc gia. Mục đích là quản lý những mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Là hàng rào phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thỏa thuận hạn chế xuất khẩu một số loại hàng hóa cụ thể sang một số thị trường cụ thể. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể là chính thức hoặc không chính thức. Hạn ngạch của hạn chế xuất khẩu tự nguyện không nghiêm ngặt, mang tính linh hoạt. Tùy sự biến động của cung cầu về hàng hóa trên thị trường cụ thể, các thành viên tham gia hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể thắt chặt hay nới lỏng hạn ngạch.

Tác động kinh tế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng tương tự như hạn ngạch nhập khẩu nhưng có ba sự khác biệt lớn. Thứ nhất là tiến thuê hạn ngạch do hạn chế xuất khẩu tự nguyện hoàn toàn thuộc về dân cư của nước xuất khẩu. Có nghĩa là nước nhập khẩu bị thiệt. Thứ hai, ảnh hưởng cân bằng tổng quan ở chỗ nước nhập khẩu phải thanh toán ở mức giá nội địa đầy đủ mà không ở mức giá thế giới cho các hàng hóa nhập khẩu. Thứ ba, hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính phân biệt đối xử nên chỉ áp dụng cho các nước cung ứng sản phẩm với chi phí thấp

nhất. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có thể buộc các nhà nhập khẩu phải chấp nhận nhập khẩu của nước có chi phí cao hơn và phân phối không hiệu quả các nguồn lực của thế giới.

- Các biện pháp quản lý về giá:

Phương thức định giá hải quan

Phương thức định giá hải quan là hàng rào phi thuế quan kỹ thuật dễ nhận thấy nhất. Nếu thực hiện tính thuế theo giá trị hàng hóa, bằng cách định giá hàng nhập khẩu ở mức giá cao hơn, nhân viên hải quan tăng tiền thuế phải trả. Sử dụng phương thức định giá hải quan như là một hàng rào thương mại chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu tương tự như thuế quan nhưng không làm tăng thu nhập cho Chính phủ của nước nhập khẩu.

Quy định giá bán tối đa trong nước

Để cản trở một số loại hàng hóa nhập khẩu, công cụ quy định giá bán tối đa trong nước có thể được sử dụng bằng cách quy định giá bán tối đa cao, người tiêu dùng phải chịu chi phí bổ sung tối đa trong nước thấp, người nhập khẩu sẽ không đạt được lợi nhuận mong muốn nên cắt giảm sản lượng nhập khẩu. Áp dụng cho các hàng hóa tiêu dùng hoặc đầu vào thay thế nhập khẩu.

Phụ thu và phí

Khi tham gia các liên kết KTQT hoặc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương, các hàng rào định lượng không được sử dụng, thuế quan phải cắt giảm theo phụ thu và các loại phí được sử dụng. Phụ thu là một khoản thu theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá trị hàng hóa hay một số tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Thuế nội địa

Không phân biệt hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tuy nhiên đối với một số hàng hóa có thể đề ra các loại thuế khác nhau với mức thuế khác nhau. Thuế tiêu thụ đặc biệt là một hàng rào điển hình.

- Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:

Doanh nghiệp thương mại Nhà nước

Phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thương mại Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng là một loại rào cản TMQT. Nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh XNK dẫn đến chênh lệch giá.

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Một số quốc gia trên thế giới sử dụng việc trao quyền kinh doanh XNK cho doanh nghiệp như một hàng rào thương mại, chỉ những doanh nghiệp được phép của Chính phủ mới được quyền kinh doanh XNK dẫn đến phân phối sai lệch lợi ích TMQT.

Đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu

Áp đặt lên hàng xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu những hàng hóa không khuyến khích.

- Hàng rào kỹ thuật: Là những quy định của các quốc gia về tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất và sản phẩm. Trên thị trường thế giới có các tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Tiêu chuẩn kỹ thuật không mang tính bắt buộc vì một hàng hóa có thể tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hoặc nước sản xuất. Tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ có thể trở thành hàng rào thương mại khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dùng.

Quy định kỹ thuật là mang tính bắt buộc. Doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình sản xuất, thay đổi yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đáp ứng quy trình kỹ thuật.

Xuất xứ và nhãn hiệu hàng hóa là các quốc gia nhất là những nước phát triển thường quy định chặt chẽ về nhãn hàng hóa, từ chữ viết, khổ chữ. Những hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng đều không được nhập khẩu. Cùng với nhãn hàng là quy định về xuất xứ hàng hóa. Nhiều quốc gia quy định nơi sản xuất, các hàng hóa nhập khẩu phải ghi rõ xuất xứ trên bao bì.

khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự. (tự vệ, chống trợ cấp, chống bán phá giá).

- Các biện pháp quản lý hành chính: Quy định về thanh toán thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu và không phân biệt đó là hàng nhập khẩu hay hàng hóa tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, hàng hóa là đầu vào của kinh doanh gia công quốc tế. Gắn với quy định này thường là thủ tục hoàn thuế phức tạp và mất thời gian đã làm cho nhiều nhà nhập khẩu nản chí.

- Các biện pháp liên quan đến đầu tư:

Hàm lượng nội địa

Quy định thành phần sản phẩm có nguồn gốc địa phương cũng là một hàng rào thương mại quan trọng. Các quy định này bảo vệ các nhà sản xuất phụ tùng nội địa tương tự như hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, các quy định này không khuyến khích đầu tư nước ngoài mà chỉ làm tăng buôn bán và có thể làm tăng chi phí do hàng hóa không được kết thúc quá trình sản xuất tại nơi có chi phí thấp nhất.

Tỷ giá hối đoái

Nhiều quốc gia quy định tỷ lệ giữa lượng ngoại hối để nhập khẩu và lượng ngoại hối thu được từ xuất khẩu đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tác động của hàng rào này tới ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng vì đây là những ngành mang lại lợi nhuận cao và nguồn nguyên liệu trong nước sẵn có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu

Đối với một số loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng trong nước đã tới hạn và để bảo hộ thị trường cho doanh nghiệp nội địa, quy định tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trở thành một hàng rào quan trọng. Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào xuất khẩu sản phẩm, hạn chế tiêu thụ nội địa.

Các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 30)