Giai đoạn khởi động hội nhập (2/1998 3/2001)

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 42 - 43)

Trong giai đoạn này, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch của Lào trong chính sách TMQT không có nhiều thay đổi so với giai đoạn thăm dò hội nhập. Lào vẫn theo đuổi một chiến lược công nghiệp hoá không rõ ràng. Lào vừa muốn thực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu vừa muốn hướng vào xuất khẩu. Xu hướng hướng vào xuất khẩu được ưu tiên hơn thể hiện ở việc thông thoáng hơn thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu như bãi bỏ hầu hết các giấy phép nhập khẩu chuyến vào năm 1995, dỡ bỏ quyền kiểm soát buôn bán gạo vào năm 1997, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp FDI. Kể từ năm 1998, các doanh nghiệp FDI được xuất khẩu những hàng hoá không có trong giấy phép đầu tư. Năm 1993, Chính phủ cho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu. Các lệnh cấm nhập khẩu tạm thời hàng tiêu dùng hay cấm nhập khẩu đường vào năm 1997 trong chính sách thương mại quốc tế của Lào không hoàn toàn nhằm bảo hộ thị trường nội địa.

Lào tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Lào đồng ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là 2018. Chính phủ Lào thực hiện chương trình AFTA theo hai giai đoạn và áp dụng hệ thống thuế ASEAN từ ngày 1 tháng 7 năm 2003. Trong giai đoạn 2007-2010, Lào chuyển hầu hết các mặt hàng về mức thuế suất 0-5%. Mức mục tiêu là 0% vào năm 2015. Trong khuôn khổ đó, các nhà sản xuất trong khối có thể thực hiện liên kết chế tạo sản phẩm công nghiệp trong ASEAN và hưởng thuế suất ưu đãi CEPT.

Với những chính sách tự do thương mại được ban hành từ cuối năm 1992, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều chính sách, quyết định quan trọng cụ thể theo hướng khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hóa, mở rộng quyền của mọi tổ chức kinh tế và công dân được đăng ký kinh doanh thương mại dịch vụ; Nhà nước bảo hộ các quyền kinh doanh hợp pháp, tạo điều kiện bình đẳng trong vay vốn, mở tài khoản tại ngân hàng và thuê mướn lao động.

Tháng 7/1997, Lào đã nộp đơn xin gia nhập WTO và được công nhận chính thức là quan sát viên của tổ chức này. Dựa vào điều XII điều lệ của WTO, Nhà

nước hoặc lĩnh vực hải quan đã được phân chia có mục đích muốn gia nhập thành viên WTO phải nộp đơn xin theo ý muốn của mình về sự tự nguyện gia nhập thành viên WTO. Sau đó Hội đồng sẽ xem xét hồ sơ đó và quyết định cho thành lập hội nghị nhóm thực hiện nhiệm vụ đó. Cuộc họp của đơn vị của nước CHDCND Lào thành lập vào tháng 2/1998.

Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Lào đã tiến hành thu thập thông tin về TMQT, giải thích về mọi vấn đề liên quan đến kinh tế đất nước, chính sách kinh tế, các pháp luật, quy tắc thương mại trong nước cũng như nước ngoài và chính sách về tài sản trí tuệ. Số liệu đó bao gồm vào trong bản ghi nhớ đối với khâu TMQT của nước CHDCND Lào mà Lào đã gửi bản phát biểu cho Uỷ ban thư ký WTO năm 2001.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 42 - 43)