Những yêu cầu cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO đến năm

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 83 - 85)

NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM

3.1.2.Những yêu cầu cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO đến năm

quốc tế của CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO đến năm 2020

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước CHDCND Lào đang đứng trước những yêu cầu hết sức to lớn và phức tạp, đó là ổn định và phát triển KT-XH, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, kém phát triển, củng cố vững chắc quốc phòng và an ninh, phấn đấu thực hiện thành công CNH-HĐH vào năm 2020. Đặc biệt sau 1 năm gia nhập WTO với rất nhiều thách thức đối với nền kinh tế của Lào, để bắt kịp xu hướng và tốc độ phát triển kinh tế thế giới bắt buộc nước CHDCND Lào phải có những chính sách TMQT phù hợp hơn. Bởi vậy, yêu cầu cơ bản đặt ra cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách TMQT cần được chú trọng, trước hết là:

Thứ nhất, chính sách TMQT phải góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước. TMQT thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, dịch vụ với bên ngoài, nối liền một cách hữu cơ giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước. Trong mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, của CHDCND Lào chấp nhận cạnh tranh, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính đến lỗ, lãi, phải phấn đấu giảm chi phí, và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Chính sách TMQT cần thúc đẩy thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước sao cho phù hợp với phân công lao động quốc tế, tận dụng được lợi thế so sánh trong TMQT. Những trở ngại cho hoạt dộng kinh tế nói chung, TMQT nói riêng cần được tháo gỡ đảm bảo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động TMQT với những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp sẽ giúp các ngành tìm kiếm đầu vào cho sản xuất trong nước và tiêu thụ những sản phẩm được sản xuất ra, từ đó cho phép tận dụng tốt nguồn lực trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế ra thế giới bên ngoài, chính sách TMQT còn được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ngành ở trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Quá trình này sẽ khai thác được tốt hơn những lợi thế do TMQT và phân công lao động quốc tế đem lại. Qua chính sách TMQT thúc đẩy quá trình phát triển

kinh tế trong nước, đẩy mạnh hoạt động XNK, FDI, chuyển giao công nghệ. Qua hoạt động liên doanh, đầu tư vốn để hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu thương mại. Từ đó, mối quan hệ gắn bó giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước được củng cố vững chắc hơn.

Thứ hai, chính sách TMQT phải góp phần giải quyết những vấn đề KT-XH quan trọng của đất nước về yêu cầu này, điều cơ bản trước hết mà hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đó là vốn, việc làm, công nghệ và sử dụng tài nguyên có hiệu quả.

Về huy động vốn: Kinh nghiệm thế giới cho thấy, không một quốc gia đang phát triển nào có thể thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa nêu chỉ dựa vào vốn trong nước. Thực vậy, các nước đang phát triển Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, vốn đầu tư nước ngoài thường chiếm từ 30% - 40% tổng giá trị đầu tư. Vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua các năm, đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng vốn của Nhà nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên...) được khai thác và đưa vào sử dụng. Vốn FDI chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp tư nhân, nhằm mục đích sinh lợi, tập trung thực hiện các dự án ở những lĩnh vực và địa phương có điều kiện thuận lợi, trong khi đó Nhà nước phải xác định chiến lược đầu tư trong nhiều lĩnh vực và các địa phương. Do vậy để đáp ứng việc thu hút nguồn vốn FDI, Nhà nước có thể chủ động hơn trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư, dành nhiều vốn ngân sách cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng KT-XH và cho ưu đãi để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào vùng có điều kiện khó khăn, tạo tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều, hợp lý ở các địa phương.

Về phát triển công nghệ: Đối với nước CHDCND Lào, phát triển công nghệ là mục tiêu quan trọng của hoạt động TMQT. Đây vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là mục tiêu lâu dài của quá trình công nghiệp hóa. Đối với một nước chậm phát triển như nước CHDCND Lào, công nghiệp còn yếu, trình độ thấp, CHDCND Lào không có cách nào tốt hơn là tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 83 - 85)