Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 38 - 39)

GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ

1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế

Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia khi tham gia vào các tổ chức KTQT đều phải đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của các tổ chức đó từ thời điểm gia nhập.

Thứ nhất, phải kể đến là các nguyên tắc các quốc gia cam kết phải tuân thủ, trên cơ sở đó, các quốc gia bắt buộc phải có những điều chỉnh chính sách TMQT cho phù hợp. Ví dụ, khi là thành viên của WTO các quốc gia phải tuân theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): “Tối huệ quốc” có nghĩa là “nước được ưu đãi nhất”, “nước được ưu tiên nhất”. Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau:

Thứ nhất, mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”. Như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào. Khi là thành viên của WTO, thì các chính sách TMQT của CHDCND Lào cũng phải tuân theo nguyên tắc này.

Thứ hai, sau khi gia nhập các tổ chức quốc tế, các yêu cầu về minh bạch không phân biệt đối xử cam kết sẽ có tác động góp phần làm thay đổi hệ thống khuôn khổ pháp luật theo hướng ngày càng đồng bộ, công bằng, hiệu quả, minh bạch và công khai kết hợp với hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Đồng thời, nhằm thực hiện các cam kết về trợ cấp, các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng xoá bỏ cơ chế bao cấp, xây dựng và hoàn thiện chính sách, theo hướng bảo đảm bình đẳng, ổn định, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác và phát huy mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ ba, khi tham gia các hoạt động TMQT, các doanh nghiệp buộc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và luật pháp tại các quốc gia mà mình có giao dịch. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách TMQT cần chú ý đến các yếu tố thuộc môi trường pháp lý như: Luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại; các luật lệ và quy định của các quốc gia; các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển KT - XH do các tổ chức KTQT ban hành.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w