Sự thống nhất trong các mục tiêu phát triển TMQT nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 105)

NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM

3.3.3. Sự thống nhất trong các mục tiêu phát triển TMQT nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung

Việc giải quyết mối quan hệ giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch trong chính sách TMQT lại chưa được thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Trong bối cảnh hội nhập KTQT, Bộ Tài chính và Bộ Công thương chủ động đưa ra các ngành và lộ trình hội nhập các ngành cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Lào tham gia. Bên cạnh đó, Bộ Năng lượng và Mỏ và các bộ khác mong muốn trợ giúp các doanh nghiệp mà mình quản lý theo ngành dọc, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc bộ. Điều này dẫn đến những quan điểm và nỗ lực khác nhau trong quá trình thực hiện chính sách TMQT. Mục tiêu của chính sách TMQT rõ ràng là nhằm vào phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH của quốc gia nhưng nếu không có sự thống nhất thì những diễn giải khác nhau sẽ làm giảm tác động tích cực của chính sách TMQT của Lào.

Để thực hiện tốt công việc này, trước hết, Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất mục tiêu và phương pháp công nghiệp hóa và phương pháp hoàn thiện chính sách TMQT. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước cần được chủ động giải quyết, trong đó chỉ rõ mục tiêu và vị trí của chính sách TMQT.

KẾT LUẬN

Có thể thấy trong giai đoạn đẩy nhanh CNH-HĐH đất nước hiện nay, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các quốc gia ngoài việc đưa ra các chính sách thương mại phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước mình còn phải đảm bảo sao cho các chính sách đó phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Nước CHDCND Lào, với xuất phát điểm là một quốc gia có nền kinh tế còn yếu kém, lại vừa mới là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được một thời gian rất ngắn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách TMQT còn rất hạn chế, gây khó khăn cho các hoạt động TMQT của các doanh nghiệp trong nước.

Vấn đề hoàn thiện chính sách TMQT trong điều kiện hội nhập KTQT là vấn đề không chỉ của Lào mà của nhiều nền kinh tế trên thế giới, đối với các nước đang phát triển đang thực hiện công nghiệp hóa như Lào, nội dung và cách thức hoàn thiện đặt ra những yêu cầu cần giải quyết về nhận thức mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch, hoàn thiện các công cụ của chính sách TMQT và đặc biệt là việc phối hợp hoàn thiện chính sách TMQT. Là một nước đi sau sẽ học hỏi, rút kinh nghiệm từ các nước đi trước có điều kiện, hoàn cảnh tương tự. Ngoài ra, nước CHDCND Lào để đẩy mạnh phát triển và phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chính phủ buộc phải có những giải pháp mang tính chất cụ thể và quyết liệt để điều chỉnh chính sách TMQT trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Đề tài “Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” đã:

- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản về việc điều chỉnh chính sách TMQT trong thời kỳ toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Đánh giá thực trạng chính sách TMQT của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập WTO đồng thời làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh chính sách TMQT của nước CHDCND Lào trong thời gian đến năm 2020.

Quá trình thay đổi chính sách là quá trình hoàn thiện chính sách. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp với hội nhập, đặc biệt là phù hợp với các quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w