Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách TMQT

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 101 - 104)

NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM

3.2.5. Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách TMQT

hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách TMQT

Trong quá trình hội nhập KTQT, để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, quá trình hoạch định chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói không hoạch định chiến lược phát triển tốt, không thể thực hiện bất cứ mục tiêu nào. Muốn vậy cần phải có đội ngũ nhân lực vững vàng chuyên môn và nghiệp vụ, nắm bắt tốt những tín hiệu tốt của nền kinh tế thế giới nhằm đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với quốc gia. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại Lào hiện nay mặc dù có bước tiến mới cao hơn trước. Tuy nhiên có những cán bộ

lãnh đạo quản lý cấp cao của ngành còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp và trình độ chuyên môn, luật pháp quốc tế, ngoại ngữ kém, thiếu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, còn đội ngũ cán bộ chuyên viên, chuyên gia nghiệp vụ thì kém trình độ và trách nhiệm, có một số bị sa lầy tệ nạn tham nhũng, thiếu trong sạch. Nhìn toàn bộ máy thì có thể nói rằng cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại Lào hiện nay “vừa thừa lại vừa thiếu”, dẫn đến hệ quả của bộ máy quản lý Nhà nước kém hiệu lực và hiệu quả.

Do vậy, hiện nay cần phải nhanh chóng tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong, lề lối làm việc khoa học, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xu thế mới về tự do hóa thương mại hiện nay.

Hơn nữa, trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là TMQT cần có những người lãnh đạo quản lý thương mại có tầm nhìn chiến lược, tổng quát, hiểu biết đặc điểm về xu thế TMQT, nắm vững thực tiễn của đất nước, biết vận dụng lợi thế so sánh khi hoạch định chính sách cơ chế quản lý mới, có trình độ năng lực tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Muốn đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành trong điều kiện mới đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp sau đây:

Một là, xây dựng quy hoạch đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển

kinh tế. Quy hoạch đào tạo xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

+ Căn cứ phương chiến lược phát triển thương mại từ nay đến năm 2020, đặc biệt là căn cứ vai trò chức năng nhiệm vụ mới về quản lý Nhà nước (vĩ mô) về thương mại trong thời gian tới phù hợp với xu hướng tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế.

+ Căn cứ vào yêu cầu sử dụng cán bộ trong toàn ngành, cơ sở, địa phương và Trung Ương, nhu cầu của các đơn vị doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trước mắt và lâu dài.

của đội ngũ cán bộ để xác định quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.

+ Căn cứ vào khả năng và điều kiện của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nước và sự hợp tác, giúp đỡ ở bên ngoài.

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thương mại trong thời gian tới, trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý toàn ngành thương mại phải xác định mục tiêu rõ rang.

+ Xác định rõ cơ cấu đội ngũ về chuyên môn của từng cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, chuyên gia và nhân viên nghiệp vụ. Về cơ cấu độ tuổi cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp các độ tuổi khác nhau, đảm bảo tính kế thừa liên tục của đội ngũ cán bộ. Mặt khác, trong quy hoạch còn phải mang tính đến cán bộ dân tộc thiểu số, phụ nữ, con em gia đình cách mạng, điều này thể hiện được cơ cấu giai tầng xã hội, bộ tộc và giới tính, tránh tình trạng coi nhẹ mặt này, tuyệt đối hóa mặt kia.

+ Tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch: Có xác định đúng tiêu chuẩn chức danh cán bộ là cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo bồi duỡng phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ.

Hai là, cần đầu tư xây dựng trường đại học Thương mại Lào chính quy.

Trường Đại học Thương mại Lào có vị trí quan trọng, vì đó là nơi thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao những kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo mục đích, yêu cầu sử dụng cán bộ, góp phần tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thương mại của Đảng, Nhà nước Lào. Đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ của các cơ quan quản lý vĩ mô và nhu cầu doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh.

Ba là, ban hành chính sách và chế độ đào tạo của trường đại học Thương mại

Lào. Để tránh tình trạng coi nhẹ chất lượng bồi dưỡng, nội dung giảng dạy cần phải có quy chế quản lý về mặt Nhà nước đối với trường, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện tốt. Chính sách, chế độ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một giải pháp quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó trong quá trình đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ cần phải có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích hoặc bắt buộc ở chứng mực nhất định đối với các đối tượng này. Chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bao gồm các chính sách tuyển sinh, chế độ đãi ngộ, quy chế dạy và học, sắp xếp công tác sau tốt nghiệp. Chế độ chính sách bảo đảm đời sống của người học, cán bộ, giáo viên.

Bốn là, tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ. Song song với việc

đào tạo trong nước, một điều hết sức quan trọng hiện nay là phải tranh thủ và tăng cường sự hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo cán bộ thương mại, mới có thể tiếp thu kiến thức mới về khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý hiện đại của thế giới áp dụng vào CHDCND Lào. Hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ phải đa dạng hóa, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chủ yếu là phải tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước để gửi cán bộ sang học tập nghiên cứu ở các nước tiên tiến theo chương trình ngắn hạn và dài hạn.

Năm là, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ. để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, các cấp ủy đảng cần phải:

Chỉ đạo Đảng uỷ cấp dưới, thủ trưởng các cơ quan quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo từng cấp, có kế hoạch cụ thể và thống nhất với quy hoạch chung để góp phần tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Chỉ đạo thực hiện và triển khai, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tổng kết kết quả thực hiện các chế độ, chính sách, đối với cán bộ giảng dạy, việc bố trí sử dụng cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w