NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM
3.2.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giớ
chức Thương mại thế giới
Là một đất nước có diện tích không lớn, nhân dân nước CHDCND Lào không thể tồn tại chỉ một ngày không có nhập khẩu. Nếu không dựa vào thương mại, cả sản xuất nội địa lẫn công ăn việc làm sẽ giảm sút và các luồng chu chuyển của nền kinh tế sẽ giảm xuống ở một mức thấp, do vậy mức sống sẽ không thể được duy trì ở một mức hợp lý.
• Tăng cường minh bạch hóa và vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan
Bộ Tài chính cần vận dụng linh hoạt chính sách thay đổi thuế để tạo sự thuận lợi cho hàng hóa của Lào. Việc vận dụng linh hoạt biểu thuế là hành động phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO. Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia cần thực hiện bảo hộ đơn giản thông qua thuế. Việc áp dụng thuế VAT, thuế TTĐB, thay đổi biên thuế trong trường hợp khẩn cấp, thuế chống trợ cấp và bán phá giá là không vi phạm với WTO. Hệ thống thuế của Lào đang được thay đổi theo hướng hội nhập KTQT. Điều này thể hiện ở những cam kết và thực hiện cam kết của Lào trong AFTA, hiệp định thương mại Lào - Việt Nam, điều chỉnh hệ thống thuế cho phù hợp với các quy định của WTO, cũng như những thay đổi, điều chỉnh thuế gián tiếp (thuế TTĐB, quy định chi tiết thi hành thuế VAT). Tuy nhiên, để thuế quan thực sự là một công cụ của chính sách TMQT trong điều kiện hội nhập KTQT, Lào không những cần đảm bảo sự nghiêm túc trong thực hiện các cam kết mà còn phải biết vận dụng linh hoạt công cụ này. Bộ Tài chính có thể xem xét vận dụng kinh
nghiệm của Thái Lan như áp mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp khẩn cấp hay khi có yêu cầu từ các hiệp hội, các bộ ngành khác. Chẳng hạn, việc vận dụng linh hoạt biểu thuế Lào, nếu áp dụng theo kinh nghiệm của Thái Lan, có thể giải quyết được những vấn đề về nhập khẩu thép kém chất lượng.
•Sử dụng một cách hệ thống các công cụ phi thuế quan
Bộ Công thương nên là cơ quan chủ trì hệ thống hóa các biện pháp đang được các cơ quan khác nhau sử dụng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (mua sắm của Chính phủ), Ngân hàng Phát triển (tín dụng xuất khẩu), các bộ ngành khác (các biện pháp hành chính). Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp chủ động tăng cường sử dụng nhiều hơn và sử dụng có lựa chọn một số công cụ phi thuế quan như hạn ngạch thuế quan, các khoản mua sắm của Chính phủ, giấy phép nhập khẩu. Trong khuôn khổ của WTO, các quốc gia thành viên được quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan. Bộ Công thương cần xem xét sử dụng nhiều hơn công cụ này, đặc biệt khi đã trở thành thành viên của WTO. Sự khác biệt giữa mức thuế trong và ngoài hạn ngạch rất lớn (thường là gấp đôi). Mặt hàng được áp dụng hạn ngạch thuế quan là những mặt hàng mà quốc gia sử dụng mong muốn bảo hộ. Chẳng hạn, theo công bố của Nhóm rà soát chính sách TMQT của WTO thì Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan cho nhiều mặt hàng nông nghiệp, thủy sản và dệt may. Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan cho 23 nhóm hàng nông nghiệp. Số mặt hang nằm trong diện điều chỉnh hạn ngạch thuế quan tương đối lớn (1.9% ở Việt Nam và 1% ở Thái Lan). Tất nhiên, với những cam kết trong AFTA, hạn ngạch thuế quan sẽ không áp dụng với các thành viên ASEAN. Do đó, khi áp dụng công cụ này, Lào nên lựa chọn những ngành mà Lào có lợi thế so sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh trong ASEAN nhưng không có lợi thế so sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh khi thực hiện thương mại với thế giới. Việc tăng cường sử dụng công cụ hạn ngạch thuế quan trong khuôn khổ kết hợp chính sách TMQT và chính sách ngành sẽ biến công cụ này thành một biện pháp hữu hiệu của chính sách TMQT của Lào trong điều
kiện hội nhập KTQT. Một thực tế ở Lào là ngày càng hạn chế sử dụng giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu. Lý do được đưa ra là các quy định này không phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Lào tham gia. Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy không quốc gia nào bỏ hoàn toàn hai công cụ này.. Các mặt hàng nên được áp dụng giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu bao gồm một số mặt hàng nguyên vật liệu như thép xây dựng và tiêu dùng như hoa quả, thực phẩm, đồ chơi trẻ em.
Các thành viên của WTO vận dụng việc sử dụng giấy phép và lệnh cấm với nhiều lý do như bảo vệ ngành công nghiệp, bảo vệ sức khỏe, môi trường, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ các di sản và truyền thống văn hóa. Để sử dụng hiệu quả việc cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công thương cần phối hợp với các bộ chuyên ngành, và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Lào có thể xem xét kinh nghiệm của Việt Nam về việc tạm thời cấm nhập khẩu một mặt hàng khi hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa trong nước. Đề nghị về tạm thời cấm việc nhập khẩu cần thiết phải dựa trên yêu cầu đưa ra từ các bộ, cơ quan ngang bộ chuyên ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp. Các bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp có thể vận dụng triệt để các quy định trong pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Lào, Luật thương mại, Luật cạnh tranh. Hai vấn đề cần giải quyết là bổ sung những quy định cần thiết cho các văn bản quy phạm pháp luật đã có và hướng dẫn việc vận dụng những quy định này.